Bệnh men gan cao: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị
Bệnh men gan cao thể hiện cho những tổn thương, vấn đề liên quan đến chức năng gan. Trong trường hợp không hiểu và không nắm rõ thông tin về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời không kiểm tra và theo dõi sát sao chỉ số men gan tăng để đưa ra hướng xử lý phù hợp thì người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh men gan cao là gì?
Có bốn loại men gan mang tên Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT), Aspartate Transaminase (AST), Alanine Transaminase (ALT) và Phosphatase kiềm (ALP). Trong đó hai loại men gan gồm Aspartate Transaminase (AST) và Alanine Transaminase (ALT) có trong tế bào gan. Men gan Phosphatase kiềm (ALP) tồn tại trong màng tế bào gan và Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT) tồn tại trong thành tế bào ống mật.
Khi các tế bào gan suy yếu và chết đi do quá trình lão hóa, cơ thể có một lượng men gan được phóng thích và chúng tồn tại trong máu với nồng độ dưới 40UI/L. Men gan bình thường sẽ có các chỉ số như: GGT: 20 – 40UI/L, AST: 20 – 40 UI/L, ALP: 30 – 110 UI/L, ALT: 20 – 40 UI/L.
Trong quá trình đo men gan, nếu những chỉ số nêu trên cao hơn mức bình thường thì tình trạng này được gọi là men gan cao. Men gan cao thường là hệ quả của tình trạng tổn thương tế bào gan do sự tác động của virus, sử dụng nhiều rượu bia, tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc hạ mỡ máu…
Bệnh men gan cao xuất hiện do đâu?
Bệnh men gan cao thường xảy ra khi bạn mắc phải một trong những nguyên nhân sau:
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) thể hiện cho tình trạng trên gan tích tụ một lượng mỡ bất thường ở những người không uống rượu hoặc uống rất ít. Gan nhiễm mỡ không do rượu được đánh giá là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bệnh men gan cao hình thành và nhanh chóng phát triển theo chiều hướng xấu.
Phần đa bệnh nhân thường chủ quan và cho rằng bệnh gan nhiễm mỡ là một bệnh lành tính. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không có biện pháp xử lý phù hợp trong giai đoạn phát triển, người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt biến chứng nguy hiểm như suy gan, xơ gan, ung thư gan hay thậm chí là tử vong.
Viêm gan tự miễn
Viêm gan tự miễn là một bệnh lý thể hiện cho tình trạng hệ miễn dịch bị rối loạn và tấn công vào những tế bào gan khỏe mạnh trong cơ thể. Bệnh lý này khiến gan bị viêm nặng và gây men gan cao. Nguyên nhân chính khiến bệnh men gan tự miễn xuất hiện vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các chuyên gia tin rằng bệnh có thể xảy ra do yếu tố môi trường và do di truyền.
Khi bị viêm gan tự miễn khiến men gan cao bất thường, bệnh nhân sẽ nhận thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, biếng ăn, ăn không ngon miệng, khó chịu ở bụng, phù nề và đau cơ.
Viêm gan siêu vi
Viêm gan siêu vi được xác định là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến men gan tăng. Viêm gan siêu vi tồn tại với nhiều dạng nhiễm trùng, bao gồm: Viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C. Virus gây các bệnh nhiễm trùng này đều có khả năng tác động khiến chức năng gan suy yếu, gan tổn thương nghiêm trọng và men gan tăng cao.
Khi mắc bệnh viêm gan siêu vi, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu sẫm, đau vùng gan, khó chịu ở bụng. Một số loại viêm gan có thể không được phát hiện, không được chẩn đoán trong nhiều năm và cơ thể chỉ xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu. Cụ thể như mệt mỏi mãn tính.
Viêm gan do rượu
Bệnh men gan tăng sẽ xuất hiện khi bạn bị viêm gan do rượu. Theo kết quả nghiên cứu, mức độ tổn thương gan do rượu thường tỉ lệ thuận với nồng độ men gan tăng.
Bệnh đường mật
Bệnh đường mật được xác định là có mối liên quan mật thiết với gan. Nhất là bệnh viêm đường mật, sỏi đường mật, giun chui ống mật. Bởi trong thời gian này, dịch mật tắc nghẽn hoặc đường dẫn mật phù nếu có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến tế bào gan. Đồng thời khiến men gan tăng đáng kể.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc chữa bệnh có thể khiến gan bị tổn thương và làm tăng men gan. Cụ thể như:
- Các loại thuốc giảm đau: Aspirin, Ibuprofen, Paracetamol, Naproxen…
- Thuốc kháng sinh: Isoniazid, Amoxicillin, Clavulanic….
Việc sử dụng những loại thuốc nêu trên có khả năng làm tổn thương gan và gây bệnh men gan cao. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi bạn sử dụng thuốc ở liều gây ngộ độc.
Chế độ ăn uống không phù hợp
Chế độ ăn uống không phù hợp được xác định là nguyên nhân dẫn đến bệnh men gan cao. Bởi lượng độc tố có trong một số loại thức uống (rượu, bia) và các loại thực phẩm (thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ…) sẽ khiến gan hoạt động nhiều hơn để xử lý và đào thải ra khỏi cơ thể. Điều này xảy ra lâu ngày khiến tế bào gan chết đi. Đồng thời làm tăng men gan.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân bổ biến nêu trên, bệnh men gan cao còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác. Cụ thể như: Bệnh celiac, bệnh viêm tụy, bệnh ung thư gan, ngộ độc hóa chất, sốt rét, nghiện rượu, bệnh đái tháo đường, suy tim… Bởi những bệnh lý này có thể tác động và khiến quá trình chuyển hóa tế bào gan bị ảnh hưởng.
Ở một số trường hợp hiếm gặp, bệnh men gan cao xuất hiện không phải do tổn thương gan mà bệnh hình thành do hoạt động thể lực mạnh.
Triệu chứng của bệnh men gan cao
Không giống với các vấn đề, bệnh lý về gan khác, những người mắc bệnh men gan cao thường có biểu hiện không quá rõ ràng. Đặc biệt là khi bệnh xảy ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể phát hiện sớm bệnh lý bằng việc quan sát một số triệu chứng điển hình có thể xuất hiện trên cơ thể. Cụ thể:
- Ngứa ngáy: Lượng độc tố trong cơ thể khi không được gan xử lý và đào thải ra ngoài sẽ phát tán qua da. Từ đó khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy toàn thân. Cơn ngứa có thể xảy ra ở mức độ trung bình hay nghiêm trọng phụ thuộc vào tình trạng men gan cao nhẹ hay nặng.
- Phù thũng cơ thể: Phù thũng cơ thể được xác định là triệu chứng rất điển hình của bệnh men gan cao. Bởi khi chức năng gan suy yếu và gặp vấn đề, lượng chất thải trong cơ thể sẽ không được xử lý và không được đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể. Lâu ngày lượng chất thải sẽ đọng lại và gây phù thũng bàn chân, mắt cá chân.
- Vàng da: Khi tế bào gan chết đi và giải phóng vào máu sẽ hình thành hiện tượng vàng da. Ngoài các vùng da trên cơ thể bị vàng thì móng tay cũng có thể dần dần chuyển sang màu đục vàng kèm theo hiện tượng miệng có màng nhầy.
- Màu phân bất thường: Trong thời gian gan bị tổn thương và gặp vấn đề, lượng dịch tiêu hóa thay vì di chuyển vào ruột chúng sẽ di chuyển ngược vào trong máu. Điều này khiến bụng đầy kèm theo cảm giác khó chịu và phân có màu nhạt.
- Triệu chứng khác: Đau bụng, buồn nôn, nôn ói, cơ thể mệt mỏi, suy nhược tinh thần, giảm ham muốn…
Mức độ nguy hiểm của bệnh men gan cao
Men gan cao cảnh báo tình trạng tổn thương nghiêm trọng đang xảy ở tế bào gan, gan bị viêm. Tuy nhiên, trong trường hợp nồng độ men gan chỉ tăng nhẹ (dưới 2 lần) thì hầu hết các bệnh nhân thường không cảm nhận được triệu chứng gì.
Thực tế cho thấy chính các biểu hiện không rõ ràng khiến các bệnh nhân chủ quan, không sớm thăm khám cũng như không thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và điều trị. Thay vào đó bệnh nhân còn có xu hướng sử dụng nhiều rượu bia, hút thuốc lá và ăn các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe của gan.
Hàng loạt tế bào gan sẽ bị hủy hoại nếu các thói quen xuất cứ lặp đi lặp lại và sản sinh ra một lượng lớn chất độc mang tên acetaldehyde. Tế bào gan bị hủy hoại có thể dẫn đến viêm gan cấp và gây hôn mê gan.
Ngoài ra bệnh men gan cao nếu không sớm được phát hiện và có những biện pháp điều trị thích hợp, nhiều biến chứng nguy hiểm có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh sẽ xuất hiện. Điển hình như xơ gan, viêm gan mạn tính, ung thư gan.
Ngoài ra, chỉ số Aspartate Transaminase (AST) và Alanine Transaminase (ALT) trong men gan cao cũng cảnh báo tăng nguy cơ tử vọng từ 21 – 78%. Cụ thể nếu chỉ số Aspartate Transaminase (AST) tăng gấp đôi bình thường thì nguy cơ tử vong sẽ tăng lên 32%. Trong trường hợp chỉ số Aspartate Transaminase (AST) tăng hơn gấp đôi bình thường thì nguy cơ tử vong sẽ tăng đến 78%.
Khi chỉ số Alanine Transaminase (ALT) tăng gấp đôi bình thường thì nguy cơ tử vong ở bệnh nhân là 21%. Trong trường hợp chỉ số Alanine Transaminase (ALT) tăng gấp hơn đôi bình thường thì nguy cơ tử vong ở bệnh nhân là 59%.
Phương pháp điều trị bệnh men gan cao
Bệnh men gan cao có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên sử dụng thuốc Tây là phương pháp chữa bệnh phổ biến nhất và thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Điều trị men gan cao bằng Tây y
Trong trường hợp xét nghiệm nhận thấy men gan tăng cao, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc điều trị cấp tính tạm thời. Cụ thể như:
- Thuốc hạ men gan: Để kiểm soát bệnh men gan cao, bác sĩ chuyên khoa sẽ ưu tiên lựa chọn và cho bạn sử dụng thuốc hạ men gan. Việc sử dụng loại thuốc này sẽ giúp men gan của bạn trở về mức cân bằng. Arginine stada, Sofmin là hai loại thuốc điều trị men gan cao phổ biến.
- Thuốc bảo vệ tế bào gan: Một số loại thuốc bảo vệ tế bào gan như Fortec, Eganin… sẽ được bác sĩ chuyên khoa xem xét và yêu cầu sử dụng. Loại thuốc này khi được đưa vào cơ thể sẽ giúp người bệnh hỗ trợ các hoạt động và nâng cao sức khỏe của gan. Đồng thời giúp các tế bào gan đang suy yếu dần được khôi phục. Từ đó giúp ổn định chỉ số men gan.
- Thuốc giải độc: Các loại thuốc giải độc gan như Penicilin, -Acetylcystein, Silymarin… được sử dụng với mục đích giải độc tính cho một số loại thuốc Amanita phalloides, Acetaminophen…
Sử dụng thuốc Nam điều trị men gan cao
Một số vị thuốc có khả năng kiểm soát chỉ số men gan, giúp mát gan, giải độc cơ thể. Đồng thời giúp người bệnh cải thiện chức năng loại bỏ độc tố của gan và hỗ trợ tốt quá trình điều trị men gan cao.
- Nhân trần: Các hoạt chất được tìm thấy trong nhân trần có khả năng tác động và kích thích cơ thể tiết dịch mật, giảm chỉ số men gan tăng cao. Đồng thời giúp gan thực hiện tốt chức năng xử lý và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Để đưa nhân trần vào quá trình điều trị men gan cao, người bệnh cần rửa sạch và phơi khô nhân trần. Sau đó mang nhân trần nấu lấy uống mỗi ngày để chữa men gan cao hiệu quả.
- Atiso: Atiso mang tinh mát. Việc sử dụng loại thuốc này có thể giúp người bệnh giải độc gan, làm mát cơ thể. Đồng thời giúp lợi tiểu, nhuận tràng và hạ cholesterol. Để điều trị men gan cao, người bệnh có thể sử dụng atiso mỗi ngày bằng cách đun lấy nước uống, nấu canh hoặc hầm với xương.
- Cà gai leo: Người bệnh sử dụng kết hợp 30 cà gai leo khô cùng với 10 gram diệp hạ châu và 10 gram cây dừa cạn. Mang tất cả nguyên liệu sao vàng hạ thổ. Cuối cùng mang các vị thuốc sắc lấy nước uống để tiêu viêm, hạ chỉ số men gan, bảo vệ và tăng cường chức năng cho gan.
Biện pháp phòng ngừa bệnh men gan cao xuất hiện và tiến triển theo chiều hướng xấu
Men gan cao là bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể phát triển mạnh trong một thời gian ngắn và dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Chính vì thế việc phòng ngừa bệnh men gan cao hình thành và phát triển là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Để phòng ngừa men gan xuất hiện hoặc tiến triển theo chiều hướng xấu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:
- Loại bỏ hoàn toàn hoặc hạn chế tối đa thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá. Ngoài ra bạn nên tránh sử dụng những loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường và thức ăn chứa nhiều chất béo. Bởi những loại thực phẩm này có thể làm tăng độc tố cho cơ thể và tạo gánh nặng cho gan. Dầu, gia vị cay nóng và thịt đỏ cũng thuộc nhóm thực phẩm mà bạn cần hạn chế dung nạp vào cơ thể. Bởi việc đưa chúng vào cơ thể có thể gây ra nhiều tác động xấu cho gan.
- Trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định sử dụng các loại thuốc điều trị có khả năng gây ra những tác hại cho gan.
- Bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ.
- Để kích thích tế bào gan phục hồi và hoạt động hiệu quả, phòng ngừa và giảm viêm, bạn nên tạo thói quen sử dụng các loại trà thảo mộc như bồ công anh, cây khế sữa…
- Bạn nên duy trì thói quen luyện tập thể dục nhẹ nhàng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm các công việc nặng nhọc trong thời gian dài và không thức khuya.
Tuy nhiên vào các thời điểm tham gia sự kiện, tiệc tùng, đôi khi bạn sẽ không thể tránh khỏi việc sử dụng rượu bia. Trong trường hợp không thể từ chối, bạn chỉ nên sử dụng rượu bia với một lượng nhỏ. Đồng thời ăn thêm nhiều rau củ quả trong bữa tiệc.
Ngoài ra nếu bạn là người đã từng mắc bệnh men gan cao, bạn nên thường xuyên đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm, kiểm tra chính xác chỉ số men gan. Điều này sẽ giúp bạn có hướng phòng ngừa và chữa bệnh thích hợp, tránh gây nguy hiểm.