Thoát Vị Đĩa Đệm: Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách [TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA]

Thoát vị đĩa đệm, căn bệnh xương khớp rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Có phải cứ mắc thoát vị là phải mổ? Có phải không chữa là sẽ có nguy cơ tàn phế suốt đời? Những thông tin hữu ích này sẽ được giải đáp sau đây. Mời bạn đọc theo dõi, hãy hiểu đúng bệnh để chữa đúng cách.

Liệu bạn có biết?

  • Hơn 50% người bệnh từ 25-30 tuổi tuổi bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm nhưng lại CHỦ QUAN nghĩ đó chỉ là triệu chứng thông thường.
  • Khoảng 65% những người trẻ được phỏng vấn cho rằng căn bệnh này chỉ gặp ở người già.
  • 25% người trong độ tuổi 18 – 34 chưa có hiểu biết về bệnh.
  • 35% những người có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm chưa nhận thức được mức độ NGUY HIỂM của căn bệnh này. 

Lương y Đỗ Minh Tuấn – Thầy thuốc Nam tiêu biểu 2020, Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết: “Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy ở đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí thông thường. Có 2 vị trí thoát vị phổ biến đó là cột sống lưng và đốt sống cổ. Lúc ban đầu cơn đau chỉ nhẹ nhàng, đến rồi đi, càng về sau khi bệnh nặng hơn, tình trạng đau sẽ lan rộng sang các vị trí xung quanh.

Thoát vị đốt sống cổ sẽ đau lên vùng cổ vai gáy, cánh tay, vùng đỉnh đầu. Thoát vị cột sống lưng sẽ lan cơn đau đến mông, chân,… Nghiêm trọng hơn nữa sẽ ảnh hưởng đến việc vận động, đi lại. Đa số bệnh nhân đến nhà thuốc chúng tôi khám chữa đều ở giai đoạn nặng. Thông thường giai đoạn khởi phát, giai đoạn vàng để “hạ gục” căn bệnh này thì đều bị mọi người bỏ qua bởi họ cho rằng chỉ là cơn đau xương khớp thông thường.”

Có phải cứ mắc thoát vị đĩa đệm là phải mổ?

Chị Vũ Thị Thanh năm nay 38 tuổi, mắc thoát vị 7 năm, đã mổ được 1 năm chia sẻ: “Sau khi sinh bé thứ 2 được 3 tháng thì tôi bắt đầu bị bệnh. Hồi đó, có lẽ cũng do tôi thường nằm cho con bú sai tư thế và sau sinh, ít vận động, tăng cân không kiểm soát.Tôi đăng ký tập lớp yoga được 1 năm, đỡ đi nhiều nhưng sau đó bị đau lại. Giờ thì đã phẫu thuật rồi nhưng vẫn còn bị đau nhiều. Bác sĩ có giải thích là khi phẫu thuật chỉ khắc phục đốt sống bị tổn thương nặng nhất, có thể đốt sống liền kề đó bị đau nên xuất hiện lại triệu chứng bệnh. Trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ rằng căn bệnh này lại nguy hiểm như thế, chỉ đến khi trải qua mới… thấm”.

Theo chuyên gia, việc mổ thoát vị đĩa đệm còn phụ thuộc vào sức khỏe và mức độ nguy hiểm của bệnh. Một số trường hợp bắt buộc phải mổ khi có thoát vị đĩa đệm di trú, hội chứng đuôi ngựa, chèn ép rễ thần kinh gây liệt, teo chi, đĩa đệm rách bao xơ, đau nhức quá mức dẫn đến không ăn uống được, nằm im một chỗ, chữa các biện pháp nhưng không có tác dụng.

Thực tế đã chứng minh, 10 người bị thoát vị đĩa đệm thì tới 9 người có khả năng cải thiện triệu chứng hoặc phục hồi mà không cần phẫu thuật. Vì thế, không phải trường hợp bị thoát vị đĩa đệm nào cũng cần thiết phải mổ.

Đối với người cao tuổi, đã có tiền sử mắc các bệnh lý về xương khớp hoặc các bệnh liên quan đến tạng phủ như tim mạch, can, thận,… thì việc phẫu thuật cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Ngoài ra, nếu tình trạng tổn thương nặng gây chèn ép nhiều đến dây thần kinh thì cần phải được hội chẩn và tiên lượng kỹ càng.

Trường hợp người trẻ tuổi, sức khỏe tốt đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị nội khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu thì ít có khả năng gặp phải những biến chứng nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng, mặc dù vậy vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Hậu quả của thoái hóa cột sống, chấn thương,… chính là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở mỗi người không giống nhau và không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân, nguồn cơn khiến đĩa đệm bị tổn thương là gì. Hầu hết bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm xuất phát từ 4 lý do chính dưới đây:

Do cột sống bị tổn thương

Vận động quá sức, sai tư thế và lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc thay đổi chuyển động đột ngột, mang vác nặng… khiến cột sống bị tổn thương. Khi cột sống bị hư hại, không thể tránh khỏi “thương tổn” cho đĩa đệm bởi chúng là lớp đệm lót nằm giữa các đốt sống, trực tiếp nâng đỡ cột sống.

Lão hóa tự nhiên

Theo thời gian, mọi bộ phận trong cơ thể chúng ta sẽ dần bị suy giảm chức năng và cấu trúc. Trước sự lão hóa tự nhiên, đĩa đệm bị mất nước, trở nên kém linh hoạt và dễ tổn thương dù chỉ chịu lực tác động rất nhỏ từ bên ngoài. Hơn nữa, cột sống lão hóa, giảm khả năng chống đỡ càng làm tăng áp lực lên đĩa đệm, ngày càng khiến chúng chịu tổn hại nặng nề hơn.

Chấn thương

Nếu trước đây bạn từng bị chấn thương do lao động hoặc tập luyện thể thao thì tỷ lệ cao có thể dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Thường xuyên ăn uống thiếu khoa học như uống nhiều bia, rượu, sử dụng đồ ngọt, chất kích thích,… lâu dần có thể ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp và gây nên bệnh lý thoát vị đĩa đệm.

Do yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình bạn đã có người từng bị mắc các bệnh lý về cột sống thì nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm của bạn sẽ là rất cao đó.

Lầm tưởng về triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể khiến người khỏe thành tàn phế

Tuy là một bệnh xương khớp phổ biến nhưng không phải ai cũng biết rõ về các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm. Sau đây là 4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp mà bạn nên lưu ý:

  • Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn đầu, đĩa đệm có dấu hiệu thoát vị, nhân nhầy sẽ biến dạng, bắt đầu xuất hiện vài chỗ đứt rách nhỏ khiến bệnh nhân có cảm giác hơi đau ở phần thắt lưng hoặc vùng cổ.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn tiếp theo nhân nhầy này sẽ lồi về phía vòng sợi bị suy yếu, đĩa đệm bắt đầu phình ra. Người bệnh sẽ thấy đau thắt lưng cục bộ, thi thoảng có triệu chứng kích thích rễ thần kinh.
  • Giai đoạn 3: Khi này nhân nhầy lồi về phía vòng sợi bị suy yếu, các lớp của vòng sợi sẽ đứt rách, tổ chức nhân nhầy cùng với tổ chức khác của đĩa đệm thoát ra khỏi đốt sống, lúc này bệnh đã tiến triển nặng. Các triệu chứng chèn ép rễ thần kinh xuất hiện làm cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn, vận động hạn chế.
  • Giai đoạn nguy hiểm: Nhân nhầy bị biến dạng, xơ hóa, vòng sợi bị phá vỡ, rạn rách nặng ở nhiều phía. Giai đoạn này là bệnh phát triển nguy hiểm nhất. Triệu chứng lâm sàng đau thắt lưng/cổ mãn tính, tái phát liên tục, có thể có hội chứng chèn ép rễ thần kinh nặng, gây teo cơ, thậm chí gây tàn phế ở người bệnh.

Thực tế, có đến 70% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều chủ quan không tìm giải pháp chữa trị. 

Chính sự chủ quan và thiếu hiểu biết về những cơn đau khi cơ thể “lên tiếng” đã khiến cho tình trạng thoát vị đĩa đệm trở lên ngày càng trầm trọng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: Teo cơ, biến dạng cột sống, hội chứng chùm đuôi ngựa, rối loạn vận động,… thậm chí là bại liệt vĩnh viễn.

Chữa thoát vị đĩa đệm –  Liệu bạn đã tìm đúng phương pháp?

Hiện nay khi mà y học ngày càng phát triển có rất nhiều phương pháp chữa căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng có khả năng “đánh bay” bệnh. Điển hình như:

Sử dụng thuốc Tây có thể “hủy hoại” dạ dày

Mặc dù các cơn đau của bệnh thoát vị đĩa đệm có thể được kiểm soát nhanh chóng bằng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,… Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tức thời chứ không thể loại bỏ bệnh. 

Ngoài ra, nếu bệnh nhân lạm dụng thuốc có thể gây viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, các bệnh lý về tim mạch,…

Mẹo dân gian tại nhà không loại bỏ GỐC RỄ bệnh

Uống nước lá lốt, đắp xương rồng hay giã ngải cứu với mật ong,… là những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà được khá nhiều bệnh nhân áp dụng. 

Mặc dù các bài thuốc nam dân gian chữa thoát vị đĩa đệm hỗ trợ giảm đau tốt và khá an toàn nhưng các bài thuốc từ mẹo dân gian này chỉ phù hợp với người bệnh trong giai đoạn đầu với cơ địa phù hợp. Hơn nữa, để đạt được hiệu quả tối đa, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong một thời gian rất dài. 

Phẫu thuật tiềm ẩn rủi ro, biến chứng nguy hiểm

Khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nặng gây biến chứng như bí đại tiểu tiện, liệt chi, … khi này các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên phẫu thuật. 

Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của phương pháp này chỉ là 50/50 và cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro vì người bệnh có thể bị nhiễm trùng, viêm nhiễm sau khi mổ…. 

Mặt khác, chi phí phẫu thuật khá cao nhưng hiệu quả đem lại chỉ được 1 – 2 năm, sau đó bệnh vẫn có thể tái phát trở lại.

Trước vô vàn phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, Đông y vẫn là giải pháp được đánh giá AN TOÀN, HỮU HIỆU, có thể loại bỏ bệnh từ sâu căn nguyên với nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Kiểm soát tốt triệu chứng đau nhức
  • Tái tạo và phục hồi đĩa đệm một cách tự nhiên
  • Chặn đứng thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên
  • An toàn, phù hợp với mọi đối tượng 

Có thể thấy thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.