Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Đốt Sống Cổ Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng bên trong một địa đệm tồn tại ở đốt sống cổ có lõi bị rò rỉ ra khỏi đĩa hoặc thoái vị. Chúng đè lên và tác động đến một góc thần kinh lân cận khiến người bệnh có cảm giác đau đớn dữ dội. Nếu không có biện pháp xử lý, bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân.
Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là một dạng của thoát vị đĩa đệm. Khi mắc bệnh, bên trong một địa đệm tồn tại ở đốt sống cổ sẽ có lõi bị rò rỉ ra khỏi đĩa hoặc thoái vị. Sự rò rỉ này khiến một góc thần kinh lân cận bị tác động và bị đè bởi lõi.
Thông qua nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã kết luận rằng các đĩa tồn tại trong đốt sống không lớn. Bên cạnh đó chúng cũng không có nhiều không gian để chứa toàn bộ các dây thần kinh. Điều này đồng nghĩa với việc, tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ dù nhỏ nhưng vẫn có khả năng đè lên một hoặc nhiều dây thần kinh. Từ đó tạo sức ép và gây ra những cơn đau nghiêm trọng.
Trong số những cơn đau do tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây ra thì cơn đau xảy ra ngay tại cánh tay là cơn đau nghiêm trọng nhất. Bởi cánh tay là nơi mà những dây thần kinh đầu tiên bị tác động và bị chèn ép.
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh sẽ nhận thấy một loạt những điều bất thường xảy ra ở vùng cổ, bàn tay, cánh tay, các ngón tay và một số bộ phận khác của vai. Tình trạng rối loạn thần kinh và những cơn đau chủ yếu được xác định ngay tại nơi mà đĩa đệm thoát vị. Những đốt sống cổ xếp chồng hoặc được xây dựng cũng như hình thành xung quanh những đốt sống. Chúng dựng 7 khối xương lên nhau ngay tại cột sống.
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng sau:
- Yếu ở cơ duỗi cổ tay và các cơ tồn tại tại mặt trước của cánh tay (bắp tay).
- Yếu cơ delta ngay tại đầu cánh tay trên và đau vai. Thường không xuất hiện triệu chứng ngứa ran và không gây tê.
- Yếu tại cơ tam đầu (phần cơ bắp tồn tại ở mặt sau của cánh tay trên, tồn tại và kéo dài đến cánh tay trước)
- Yếu các cơ duỗi ngón tay
- Yếu ở cơ khi người bệnh thực hiện động tác nắm tay, kèm theo ngứa ran, tê. Đồng thời hình thành cơn đau lan tỏa xuống cánh tay xoay quanh hướng của ngón tay út.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Việc sớm đến bệnh viện, chẩn đoán và áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu có thể ngăn ngừa tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ phát triển theo chiều hướng xấu. Hơn thế việc sớm chẩn đoán và điều trị bệnh còn giúp người bệnh phòng ngừa được tình trạng cấp cứu y tế khi bệnh phát triển mạnh mẽ và trở nên nguy hiểm.
Chính vì những điều trên, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc xuất hiện một trong những triệu chứng nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện. Đồng thời áp dụng những phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ xuất hiện là do vết rách và do quá trình lão hóa hay còn gọi là đĩa thoái hóa gây nên. Khi tuổi càng cao, một hàm lượng nước cần thiết tồn tại trong đĩa cột sống sẽ bị mất đi. Điều này khiến cho đĩa cột sống của bạn kém linh hoạt, dễ bị viêm, sưng tấy và dễ bị rách dù chỉ đối mặt với lực xoắn hoặc một áp lực nhỏ.
Yếu tố nguy cơ
Tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xuất hiện ở những người có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi.
Ngoài độ tuổi, tồn tại một số yếu tố khác có thể tác động và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
- Thường xuyên ngồi hoặc vận động ở tư thế xấu sẽ tạo áp lực và gây căng thẳng cho cột sống cổ của bạn.
- Ít vận đông, ít tập thể dục, thường xuyên sử dụng thuốc lá, có chế độ ăn uống không khoa học và không đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ lão hóa đĩa đệm.
- Khi bị lão hóa, đĩa đệm sẽ dần bị khô do những thay đổi sinh hóa tự nhiên. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi bệnh và đĩa. Đồng thời tác động đến độ bền của đĩa đệm.
Nếu làm giảm sự xuất hiện của những yếu tố nguy cơ, bạn có thể phòng ngừa và kiểm soát tốt tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Ngoài các yếu tố nguy cơ nêu trên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời loại bỏ các yếu tố theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Phương pháp chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Trong trường hợp bị nghi ngờ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm vật lý và một số loại xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác. Để quá trình chẩn đoán bệnh lý trở nên chính xác hơn, ngoài kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử mắc bệnh và các triệu chứng của bệnh nhân.
Một số xét nghiệm thường được dùng trong chẩn đoán tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gồm:
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý được áp dụng phổ biến. Bởi đây là phương pháp xét nghiệm đơn lẻ tốt nhất có khả năng đưa ra hình ảnh giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý. Bên cạnh đó, phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI còn có khả năng dựng hình ảnh của một hoặc nhiều rễ thần kinh – những vị trí bị ảnh hưởng do tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây ra.
- Chụp CT scan tủy: Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý. Tuy nhiên trong một vài trường hợp khác, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện CT scan. Bởi phương pháp chẩn đoán này nhạy hơn. Đồng thời nó có thể chẩn đoán được chính xác những trường hợp khó nhận biết.
Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Trên thực tế tồn tại rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ mà bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn áp dụng. Bao gồm:
Sử dụng thuốc
Khi những cơn đau ban đầu xuất hiện và lan tỏa từ một phần của tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa những loại thuốc ức chế COX-2 (Celebrex®), các loại chống viêm (NSAID) như ibuprofen (Motrin®, Advil®, Nuprin®). Đây đều là những loại thuốc có thể giúp bạn cải thiện bệnh lý bằng cách giảm đau và chóng viêm.
Phương pháp trị liệu
Ngoài việc sử dụng những loại thuốc ức chế COX-2, thuốc chống viêm, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn áp dụng một số phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ không cần phải phẫu thuật. Những phương pháp điều trị này có thể giúp bạn cải thiện tốt các cơn đau của bệnh. Cụ thể như: Phương pháp kéo đốt sống cổ, tập thể dục và vật lý trị liệu, phương pháp Chiropractic…
Phẫu thuật
Trong một vài tuần đến vài tháng (6 – 12 tuần) sử dụng thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị không phẫu thuật, nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ của bạn không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn thực hiện phẫu thuật.
Chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bằng đông y
Sử dụng thuốc đông y chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đang là xu hướng được đông đảo bệnh nhân lựa chọn. Bằng việc sử dụng các loại thảo dược, thầy thuốc sẽ bào chế, phối ngũ cho phù hợp với cơ địa mỗi người.
Tuy nhiên trước thực trạng “thuốc rởm” tràn lan trên thị trường bệnh nhân cần tỉnh táo tìm hiểu kỹ các bài thuốc, đơn vị khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trước khi đặt mua thuốc.
Chế độ sinh hoạt phù hợp cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Một số lời khuyên hữu ích từ lương y Đỗ Minh Tuấn dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ phát triển bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Đồng thời hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh.
Chế độ sinh hoạt phù hợp cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Một số lời khuyên hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ phát triển bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Đồng thời hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh.
Sử dụng thuốc giảm đau
Một số loại thuốc không kê toa có khả năng tác động và giúp bạn giảm bớt những cơn đau xuất hiện do tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây nên. Cụ thể như: Thuốc Naproxen (Aleve® và một số loại biệt dược khác), Ibuprofen (Motrin IB®, Advil® và một số loại biệt dược khác).
Sử dụng lạnh hoặc nhiệt
Trong thời gian đầu, tình trạng viêm và đau đớn có thể được cải thiện khi bạn sử dụng túi lạnh. Sau một ngày sử dụng túi lạnh, bạn có thể chuyển sang sử dụng túi nhiệt nhẹ. Hoạt động này sẽ tạo cảm giác thoải mát và dễ chịu hơn cho bạn. Đồng thời giúp bạn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
Hạn chế nằm nghỉ trên giường quá lâu
Việc thường xuyên nằm nghỉ trên giường quá lâu sẽ khiến các cơ bắp của bạn trở nên yếu đi. Bên cạnh đó các khớp xương cũng trở nên cứng dần. Điều này có thể khiến quá trình phục hồi tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ của bạn bị cản trở. Chính vì thế, thay vì nằm lâu trên giường, người bệnh nên lựa chọn một ghế mềm và ngồi nghỉ trên ghế khoảng 30 phút. Sau đó bạn làm một số công việc đơn giản hoặc đi bộ ngắn.
Người bệnh cần tránh thực hiện những công việc nặng nhọc và những công việc đòi hỏi tốn nhiều công sức như mang vác, kéo đẩy… Bởi những hoạt động, công việc này sẽ khiến cơn đau bùng phát, bệnh tình của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Bài viết là những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và cách điều trị”. Bên cạnh đó bài viết còn là những thông tin về nguyên nhân gây bệnh, yếu tố rủi ro, phương pháp chẩn đoán bệnh lý, triệu chứng và chế độ sinh hoạt phù hợp trong thời gian mắc bệnh.
Từ những thông tin trên chúng ta có thể nhận thấy, tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có khả năng tạo ra những cơn đau trên nhiều vị trí khác nhau. Đồng thời tác động dẫn đến yếu cơ và gây ra một số vấn đề khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, các hoạt động thường ngày của người bệnh. Chính vì thế việc điều trị bệnh từ khi bệnh khởi phát là điều vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian chữa bệnh. Những vấn đề mà bệnh gây ra cũng bị hạn chế.
Thông tin về tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và áp dụng những phương pháp điều trị do bác sĩ chuyên khoa đề ra. Chúng tôi không chẩn đoán, không đưa ra thông tin, lời khuyên và những phương pháp điều trị bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.
THÔNG TIN HỮU ÍCH: