Bệnh Tổ Đỉa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị HIỆU QUẢ

Tổ đỉa là một dạng đặc biệt của bệnh chàm eczema. Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng căn bệnh này có tiến triển dai dẳng và cản trở sự vận động của người bệnh. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để nhận biết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Bị tổ đỉa là gì? Bệnh tổ đỉa có lây không?

Bệnh tổ đỉa – tên khoa học là Dysidrose, là một thể đặc biệt của bệnh chàm eczema. Biểu hiện thường thấy thấy của bệnh là xuất hiện những mụn nước li ti, mọc rải rác hoặc thành từng cụm. Đường kính chỉ 1-2mm và mọc ở các vị trí như lòng bàn tay, chân, trên đầu nên sẽ dễ gây cản trở cho việc vận động của người bệnh.

Khác với những thể bệnh còn lại của chàm eczema, mụn viêm của bệnh tổ đỉa thường cứng, nước đục, nằm sâu trong da và khó vỡ hơn. Bệnh tiến triển dai dẳng và dễ tái phát thành từng đợt khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Từ những nguyên nhân kể trên cho thấy bệnh tổ đỉa không phải là căn bệnh truyền nhiễm, gây ra do virus hay vi khuẩn nào. Ngoài ra bệnh tổ đỉa cũng không phải bệnh dịch lây lan theo mùa nên hoàn toàn không thể truyền từ người này sang người khác. Đa số biểu hiện bệnh đều có thể tự lặn mất chỉ sau 3-4 tuần.

Triệu chứng của bệnh là gì?

Bệnh tổ đỉa
Nhận biết kịp thời những triệu chứng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tổ đỉa

Những biểu hiện ban đầu của bệnh tổ đỉa rất dễ nhầm lẫn với những loại bệnh ngoài da khác. Chính vì vậy người bệnh cần nắm rõ thông tin và quan sát triệu chứng bệnh để có nhận định đúng, lựa chọn cách điều trị phù hợp. Những triệu chứng thường thấy nhất của bệnh tổ đỉa là:    

  • Xuất hiện mụn nước nhỏ, đầu cứng, quan sát sẽ thấy có nước hoặc mủ. Những mụn nước này thường nằm rải rác trong toàn bộ phận nhiễm bệnh, tụ lại thành một đám hoặc hợp thành mụn nước lớn. Tùy theo tình trạng bệnh mà mụn nước có thể gia tăng kích thước. Những mụn nước này thường nằm bằng hoặc cao hơn so với bề mặt da và rất khó vỡ, sờ vào sẽ có cảm giác lợn cợn.

  • Ngứa rát: Biểu hiện này xuất hiện đa dạng ở những bệnh nhân khác nhau. Một vài trường hợp có cảm giác ngứa, nóng rát ở lòng bàn chân hoặc ngón chân. Nhưng số khác lại không có cảm giác ngứa hoặc thậm chí không biểu hiện gì

  • Nhiễm trùng: Khi gãi quá mạnh sẽ làm mụn nước bị vỡ, nước dịch sẽ tràn ra bề mặt dưới da gây hiện tượng khô nứt. Những vết nứt này gây ra tình trạng mất thẩm mỹ và cảm giác đau đớn cho người bệnh, đồng thời gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Phần chất dịch chảy ra từ mụn nước là huyết thanh tích tụ từ các tế bào da bị kích thích.

  • Vảy da chết: Sau khi mụn nước bị vỡ giải phóng cho chất dịch ra bên ngoài sẽ làm vùng da bị viêm xẹp xuống. Khi khô lại đóng thành vảy, da có thể lành sau khi bong vảy nhưng sẽ để lại lớp dày sừng màu vàng gây mất thẩm mỹ.

  • Biến dạng móng chân, tay: Đó là khi bệnh nhân xuất hiện những hạch bạch huyết có kích thước to hơn so với mụn tổ đỉa thông thường. Người bị tổ đỉa dạng này thường có biểu hiện ngứa, kích thước của hạch bạch huyết càng to sẽ gây biến dạng móng càng nhiều.

Nguyên nhân của bệnh tổ đỉa

Mặc dù hiện nay vẫn chưa thể xác định cụ thể nguyên nhân gây ra căn bệnh này nhưng các chuyên gia đã tổng hợp và chỉ ra một số lý do phổ biến nhất:

  • Yếu tố di truyền: Những gia đình có bố hoặc mẹ, hoặc cả 2 đều mắc thì con cái sẽ có nguy cơ mắc rất cao. Hầu hết các bệnh nhân bị tổ đỉa do yếu tố di truyền chiếm 50% trong tổng số ca.

  • Dị ứng: Một số phản ứng của da với các chất hóa học có trong xà phòng, nước giặt, xả vải, xi măng, nước hoa…là nguy cơ khiến cho bệnh phát triển.

  • Chất lượng môi trường sống không đảm bảo: Việc tiếp xúc với nhiều yếu tố bị ô nhiễm, 

  • Bị bệnh tổ đỉa do nhiễm khuẩn: Thường xuyên tiếp xúc với đất, nước bẩn khiến da bị viêm, tổn thương sẽ khiến nấm viêm nhiễm tích tụ lâu ngày trên da, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát thành tổ đỉa.

  • Do cơ địa: Những người có sức đề kháng yếu, tiền sử viêm gan, thận hoặc mắc các bệnh liên quan đến hô hấp cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

  • Nấm: Những loại nấm trú ngụ trên da hình thành lâu ngày do thói quen sinh hoạt là cơ sở để tổ đỉa phát triển mạnh mẽ.

  • Thần kinh: Một số người bị rối loạn dây thần kinh khiến cho tuyến mồ hôi và bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, tạo môi trường thuận lợi cho bệnh hình thành.

  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc lạm dụng những sản phẩm dược-mỹ phẩm có chứa các chất bào mòn cao là nguyên nhân làm mất lớp bảo vệ da, giúp vi khuẩn dễ xâm nhập.

    Bệnh tổ đỉa
    Nguyên nhân cụ thể của bệnh tổ đỉa đến nay vẫn chưa xác định được

Tổ đỉa có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không? 

Mặc dù không truyền nhiễm và không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tổ đỉa là căn bệnh tái phát nhiều lần và khó chữa dứt điểm. Đặc biệt, một trong những nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ yếu tố di truyền nên các thành viên trong gia đình có tiền sử mắc tổ đỉa cần đi khám định kỳ thường xuyên. 

Đối với những thể tổ đỉa mọc ở bàn chân thường gây khó khăn trong việc đi lại và có nguy cơ vỡ rất cao. Khi vỡ dễ dẫn đến tình trạng sưng viêm, nếu vệ sinh không cần thận để tiếp xúc với vi khuẩn có thể dẫn đến nguy cơ bội nhiễm.

Bệnh tổ đỉa
Nếu không chữa trị kịp thời bệnh tổ đỉa sẽ để lại biến chứng nguy hiểm

Dựa theo biểu hiện bệnh, triệu chứng tổ đỉa khi tái phát sẽ chỉ kéo dài trong 3-4 tuần và tự lặn. Tuy nhiên, bệnh sẽ tái phát trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi. Nếu để lâu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Cách chữa bệnh đang được áp dụng phổ biến

Theo các chuyên gia y tế, mặc dù hiện nay trên thị trường vẫn chưa có phương pháp điều trị tổ đỉa tận gốc. Nhưng nếu lựa chọn được cách chữa phù hợp kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh, bệnh nhân hoàn toàn có thể đẩy lùi triệu chứng bệnh một cách tốt nhất, khôi phục làn da. Dựa theo thể trạng và thể bệnh, người mắc tổ đỉa có thể tham khảo những cách điều trị sau:

Cách điều trị bằng Tây Y

Những sản phẩm Tây y luôn là sự lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân tổ đỉa giai đoạn đầu. Hầu hết các sản phẩm này đều có khả năng ức chế các biểu hiện của tổ đỉa trong thời gian ngắn.

Sử dụng thuốc uống trong điều trị bệnh: Để có thể hạn chế tối đa tốc độ phát triển của bệnh, các bác sĩ khuyên nên kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi. Đối với những sản phẩm thuốc uống điều trị bên trong sẽ có thành phần chứa các chất chống dị ứng. Tác dụng giúp cho cơ thể giảm ngứa, an thần, tạo giấc ngủ sâu. Một số trường hợp nhiễm trùng sẽ phải dùng thêm kháng sinh.

Ngoài ra nếu người bệnh đang ở giai đoạn nghiêm trọng, khó khăn trong việc di chuyển nên sử dụng viên uống kháng viêm hoặc những sản phẩm ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, những loại thuốc uống này được khuyến cáo chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh nhân đã sử dụng qua các sản phẩm khác và có biểu hiện “nhờn thuốc”. Đặc biệt các bệnh nhân chỉ nên dùng khi được kê đơn hoặc dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc bôi: Một số loại kem bôi phổ biến hiệu quả trong việc giảm viêm, kháng khuẩn, chữa lành vết thương. Hoặc sử dụng dược phẩm chứa chất kháng viêm để thúc đẩy nhanh quá trình xẹp mụn nước. 

Ưu điểm: Hiệu quả nhanh chóng, dễ tìm và mua ở những cửa hàng y dược.

Nhược điểm: Dễ dẫn đến lạm dụng thuốc, tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. 

Chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian

Những cách chữa tổ theo bài thuốc mẹo, dân gian thường dễ tìm kiếm nguyên liệu và thực hiện tại nhà. Đảm bảo được tính an toàn cao. Một số bài thuốc chữa tổ đỉa theo dân gian phổ biến độc giả có thể tham khảo dưới đây:

Chữa tổ đỉa bằng muối: Lấy một nắm muối hạt to, rang lên cho thật nóng. Để chờ cho ấm thì dùng để chà xát lên vùng da bị bệnh. Tránh dùng quá nhiều lực gây tổn thương da. Thực hiện liên tục cho đến khi muối nguội thì lau sạch đi, áp dụng 2,3 lần trong ngày để đạt hiệu quả xẹp mụn nước tốt nhất.

Lá lốt chữa bệnh tổ đỉa: Vốn nổi tiếng là loại cây có tính kháng khuẩn, kháng viêm là liền sẹo nhanh nên lá lốt được ứng dụng rất nhiều trong chữa trị các bệnh ngoài da như vảy nến, mề đay, tổ đỉa.

Cách thứ nhất: Ăn trực tiếp lá lốt, có thể chế biến trong các món ăn thường nhật như chả lá lốt, canh lá lốt, thịt cuộn lá lốt…

Cách thứ hai: Dùng từ 10-12 lá lốt tươi, ngâm nước muối và rửa sạch. Để ráo, thái nhỏ sau đó cho vào xay nhuyễn, pha với 30ml nước ấm và lọc lấy bã. Áp dụng hàng uống thay nước.

Cách thứ ba: Rửa sạch khoảng 50g lá lốt rồi đun sôi với khoảng 1lít nước. Chờ cho bớt nóng vớt lấy bã, vò nát và đắp vào vết thương khoảng 15-20 phút. Sau đó đem phần nước đi tắm và đem rửa vết thương.

Cách thứ tư: Thái nhỏ lá lốt và giã đều với muối. Sau đó dùng băng gạc cố định vào vết thương trong khoảng 1 tiếng. Hằng ngày làm một lần sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt.

Chữa tổ đỉa bằng tỏi: Trong mỗi củ tỏi có chứa rất nhiều chất sát khuẩn, kháng viêm cùng các chất có khả năng ức chế hoạt động của nấm. Những bài thuốc chữa tổ đỉa từ tỏi thường rất dễ làm và dễ uống.

Cách thứ nhất: Ngâm 2 củ tỏi ta lột sạch vỏ cùng 300ml rượu trắng. Qua 7 ngày khi thấy rượu đổi màu có thể lấy ra dùng để rửa vết thương, chọn lấy tỏi đắp lên vết tổ đỉa khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước. Áp dụng ngày một lần trước khi đi ngủ để tránh mùi tỏi làm bạn kém tự tin.

Cách thứ hai: Nếu bạn không chịu được mùi tỏi từ rượu có thể sử dụng tỏi trong các món ăn tỏi xào rau muống, tỏi xào thịt…

Bệnh tổ đỉa
Điều trị tổ đỉa bằng Tây y và dân gian có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Ưu điểm: Dễ thực hiện, nguyên liệu tự nhiên, lành tính. Chi phí thấp.

Nhược điểm: Nguy cơ không đảm bảo vệ sinh, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Không có tác dụng lâu dài.

Bị tổ đỉa kiêng gì và nên ăn gì?

Bên cạnh việc tuân thủ đúng theo pháp đồ điều trị thì người bệnh cần nghiêm túc xây dựng cho mình thói quen ăn uống hợp lý. Cho dù lựa chọn phương pháp điều trị nào vẫn nên ăn và kiêng những thực phẩm sau:

Nên ăn:

  • Thực phẩm giàu vitamin có trong rau củ, hoa quả. Bổ sung vitamin A có trong cà rốt, bí, đu đủ, khoai lang…giúp sản sinh ra lượng kháng thể Kympho ngăn chặn tế bào nấm và mau lành vết thương.
  • Các loại hoa quả chứa Vitamin C như dứa, cam, quýt, bưởi có chất kháng sinh Histamine giúp giảm tình trạng ngứa, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, bên cạnh những loại củ quả, người bệnh có thể sử dụng sữa chua men sống, phomai..
  • Bổ sung kẽm thông qua những đồ ăn có thành phần lúa mì, ngũ cốc và các loại hạt giúp lành vết thương, tái tạo tế bào da và tăng sức đề kháng.
  • Uống đủ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày giúp giảm tình trạng khô da, bong tróc, viêm nhiễm.

Không nên:

  • Đồ ăn nhiều gia vị, cay nóng: Sử dụng đồ ăn cay nóng hoặc đậm vị sẽ khiến tăng nguy cơ viêm nhiễm, sưng tấy. Đồng thời những chất này sẽ làm giảm chức năng gan khiến tình trạng ứ trệ chất độc hại trong cơ thể tăng cao.
  • Hải sản, thịt gia cầm sẽ làm tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn và dị ứng cơ địa. Hơn 50% người bệnh tổ đỉa có tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng hơn sau khi ăn hải sản.

Bị tổ đỉa không chỉ gây nên khó khăn trong vận động cho người bệnh mà còn khiến mất thẩm mỹ, ngứa kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh mất tự tin. Mặc dù đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng nếu người bệnh đi theo đúng pháp đồ điều trị, kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý hoàn toàn có thể khôi phục làn da bình thường.