Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không?Lây Qua Những Đường Nào?

Bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp, nhưng việc phòng và điều trị bệnh như thế nào cho đúng cách ít được quan tâm. Bài viết sau sẽ đưa ra những thông tin cụ thể giải đáp thắc mắc bệnh tổ đỉa có lây không và cách điều trị hiệu quả. Từ đó để người bệnh có kế hoạch chăm sóc và điều trị phù hợp giúp khắc phục triệu chứng sớm nhất.

Bệnh tổ đỉa có lây không? Lây qua những đường nào?
Bệnh tổ đỉa có lây không là vấn đề khiến nhiều người bệnh quan tâm vì lo ngại lây nhiễm

Tổ đỉa – tên khoa học là Dysidrose. Bệnh tổ đỉa nằm trong nhóm triệu chứng đặc biệt phát triển từ bệnh chàm. Tổ đỉa có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới trong độ tuổi từ 20 – 40 tuổi.

Bệnh tổ đỉa có lây không và lây qua những đường nào?

Những triệu chứng của bệnh tổ đỉa có biểu hiện đặc trưng, vì thế khi mắc bệnh người bệnh dễ dàng nhận biết các triệu chứng cụ thể sau:

  • Triệu chứng đặc trưng của bệnh tổ đỉa là tình trạng mụn nước xuất hiện ở lòng bàn tay hay bàn chân. Chủ yếu là tại các ngón tay, mặt trên và mặt dưới ngón chân. Những nốt mụn này thường mọc ở những vị trí đối xứng và không vượt qua giới hạn cổ tay hay cổ chân.
  • Kích thước của mụn nước chỉ vào khoảng hạt gạo và thường có màu trắng trong. Mụn nước không có màu đỏ nổi bật, nằm ẩn dưới da, mụn chắc và khó vỡ. Mụn mọc thành mảng và nhô lên trên khiến bề mặt da sần sùi.
  • Người bệnh tổ đỉa bùng phát các triệu chứng thành từng đợt, mỗi đợt bùng phát đều có tính chất chu kỳ. Thông thường người bệnh có cảm giác ngứa ngáy và đau rát trước khi nổi mụn nước. Kèm theo đó là tình trạng lòng bàn tay và bàn chân tăng tiết mồ hôi.

Người bệnh cho rằng các bệnh ngoài da đều có tính lây lan, và bệnh tổ đỉa cũng vậy. Tuy nhiên, các chuyên gia Da liễu đã khẳng định bệnh tổ đỉa không lây lan qua các con đường tiếp xúc thông thường. Bệnh không có tính truyền nhiễm ngay cả khi các mụn nước vỡ ra và tiếp xúc trực tiếp với làn da người đối diện.

Không ít người lo sợ sẽ bị lây bệnh tổ đỉa nên tỏ ra xa lánh, không dám tiếp xúc với người bệnh. Điều này đã được Y học hiện đại chứng minh đây là quan niệm sai lầm. Bởi vì nhân chính gây ra tổ đỉa là do tiếp xúc lây ngày với hóa chất , chất lượng môi trường kém chứ không xuất phát từ nguyên nhân lây nhiễm.

Bệnh tổ đỉa có lây không?
Bệnh tổ đỉa không phải là bệnh truyền nhiễm mà chỉ lây lan qua con đường di truyền

Bệnh tổ đỉa ở tay, chân thường chỉ lây lan rộng hơn trên cơ thể người bệnh, khi bệnh nhân thường xuyên cào và gãi mạnh sẽ khiến các mụn tăng về số lượng và chiếm diện tích rộng hơn ngoài da.

Quan niệm sai lầm này khiến đa số người bệnh tổ đỉa bị kỳ thị xa lánh. Từ đó tạo ra tâm lý áp lực, nhạy cảm hơn với tâm lý người bệnh, vô hình chung thì những ảnh hưởng tiêu cực từ tâm lý có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. 

Mặc dù tổ đỉa không nguy hiểm và không có tính lây lan, nhưng cũng cần nhớ rằng bệnh tổ đỉa có thể phát triển ở bất kỳ đối tượng nào. Tổ đỉa cũng là bệnh lý da liễu có tính di truyền qua nhiều thế hệ, vì thế nếu gia đình bạn có 1 – 2 thành viên mắc bệnh thì tỷ lệ di truyền cho con cháu có thể xảy ra. 

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? 

Người bệnh thường quan tâm đến việc điều trị các bệnh ngoài da lâu hay nhanh chóng, nhưng nhìn chung việc này khó xác định. Bởi thời gian điều trị có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa người bệnh, phương pháp điều trị và mức độ bệnh lý. 

Cần lưu ý, mặc dù tổ địa là bệnh không truyền nhiễm và không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng các triệu chứng của bệnh khó khắc phục dứt điểm. Trong hầu hết các nguyên nhân xuất phát từ yếu tố di truyền, bệnh có xu hướng phát triển thành mãn tính và người bệnh thường chọn cách sống chung với bệnh thay vì điều trị nhiều lần.

Bệnh tổ đỉa lây qua những đường nào?
Bệnh tổ đỉa tuy không nguy hiểm nhưng bệnh gây ra những khó chịu ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân

Trường hợp xấu nhất của bệnh tổ đỉa là khi các mụn nước vỡ ra tạo thành các vùng hở, trong điều kiện ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt là khi bệnh tổ đỉa phát triển ở bàn chân gây ra không ít khó khăn cho người bệnh trong việc đi lại.

Chưa kể đến khi vận động mạnh, mụn nước có khả năng vỡ rất cao. Khi mụn vỡ, vùng da dễ bị sưng viêm, điều trị không cẩn thận có thể phát sinh nguy cơ bội nhiễm và nhiễm trùng huyết.

Những phương pháp chữa bệnh tổ đỉa hiện nay không điều trị triệt để được bệnh hoàn toàn. Nhưng khi kiên trì thực hiện phác đồ điều trị thì người bệnh có thể kiểm soát tốt các triệu chứng. Các chuyên gia cũng cho rằng, đối với bệnh tổ đĩa mãn tính thì phương hướng điều trị ngăn tái phát bệnh trong thời gian dài là lựa chọn đúng cách.

Các phương pháp chữa bệnh tổ đỉa phổ biến

Như đã đề cập, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa tận gốc. Tuy nhiên khi người bệnh tuân thủ hướng dẫn cụ thể từ chuyên gia, kết hợp với những lưu ý trong thói quen sinh hoạt lành mạnh. Bằng cách này, bệnh nhân hoàn toàn có thể đẩy lùi các triệu chứng như mong muốn.

Cách điều trị bệnh tổ đỉa bằng Tây Y

Điều trị tổ đỉa bằng phương thuốc Tây y được đánh giá cao trong khắc phục triệu chứng giai đoạn đầu. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bôi ngoài da, kết hợp với thuốc uống dạng kháng sinh để ức chế các biểu hiện của tổ đỉa ngay khi có dấu hiệu phát bệnh.

Sử dụng thuốc uống chữa bệnh tổ đỉa

 Các loại thuốc uống chữa bệnh tổ đỉa có thành phần chính là thuốc chứa chất kháng Histamin. Tác dụng chính của loại thuốc này là giúp người bệnh giảm ngứa, giảm sưng, tạo sự dễ chịu và giúp giấc ngủ sâu. Trong những trường hợp nhiễm trùng, bệnh nhân được kê đơn dùng thêm kháng sinh.

Đối với bệnh nhân bị tổ đỉa ở chân, gặp khó khăn trong di chuyển và vận động có thể được kê thêm thuốc có chứa Steroid. Hoặc các loại thuốc ức chế miễn dịch như Pimecrolimus, Tacrolimus, Azathioprine, Ciclosporin… Việc sử dụng các loại thuốc đặc trị này chỉ được cho phép khi bệnh nhân đã qua điều trị với những loại thuốc khác và không nhận thấy hiệu quả.  

điều trị bệnh tổ đỉa
Các loại thuốc kháng sinh thường được dùng trong điều trị bệnh tổ đỉa

Sử dụng thuốc bôi điều trị tổ đỉa

Các loại kem bôi tổ đỉa được sử dụng trong điều trị tổ đỉa cấp tính và mãn tính. Một số loại kem bôi phổ biến được sử dụng là kem Steroid, công dụng chính là giảm viêm, kích thích tế bào da, làm liền sẹo.

Bên cạnh đó người bệnh có thể dùng thuốc Corticosteroid, với thành phần dược chất thấp hơn để hỗ trợ làm xẹp mụn nước. Với những bệnh nhân bị tổ đỉa ở bàn chân, phương pháp ngâm nước muối Kali Pemanganat pha loãng theo tỉ lệ (1: 10.000) hàng ngày sẽ đem đến những cải thiện nhất định.

Mặc dù những ưu điểm của thuốc tây chữa bệnh tổ địa mang lại những tác dụng nhanh chóng nhưng vẫn có những hạn chế tồn tại. Người bệnh tổ đỉa mãn tính được khuyến cáo không sử dụng các loại thuốc kể trên thường xuyên vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Chữa bệnh tổ đỉa theo cách dân gian

Những mẹo dân gian điều trị bệnh tổ đỉa thường dễ thực hiện tại nhà và không mất nhiều chi phí. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ mang đến hiệu quả nhất thời, giảm ngứa trong thời gian nhất định chứ không khắc phục được nguyên căn bệnh lý.

Chữa tổ đỉa bằng muối

Người bệnh sử dụng một nắm muối hạt to, sau đó đem rang lên cho thật nóng. Đợi đến khi muối nguội, còn hơi ấm thì dùng để chà xát lên vùng da bị bệnh. Khi chà xát không nên sử dụng nhiều lực vì có thể làm xây xát và tổn thương da. Người bệnh nên thực hiện phương pháp này mỗi ngày 2 lần, sau khi tắm xong sẽ mang đến hiệu quả kháng viêm và giảm ngứa rất tốt.

chữa bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa có thể cải thiện thông qua việc vệ sinh bằng muối hàng ngày

Trị  tổ đỉa với lá trầu không và phèn chua

Người bệnh sử dụng khoảng 30 gram lá trầu không và vò nát, sau đó cho phèn chua kèm theo 700ml nước đun sôi hỗn hợp. Sau khi sôi, lọc hỗn hợp lấy nước, để nguội và bôi nước lên vùng bị tổ ở tay chân. Thực hiện liên tục cho đến đi tình trạng ngứa cải thiện thì ngừng hẳn.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt 

Lá lốt vốn nổi tiếng là thảo dược có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao. Không chỉ dùng để chữa tổ đỉa, lá lốt còn được sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa,…

  • Người bệnh dùng từ 10-12 lá lốt tươi, đem lá lốt đi ngâm nước muối và rửa sạch. Sau đó đem lá lốt đi xay nhuyễn cùng với 30ml nước ấm và lọc lấy bã. Uống hỗn hợp nước lá lốt hàng ngày. 
  • Ngoài ra bệnh nhân sử dụng nước lá lốt rồi đun sôi với khoảng 1lít nước để tắm. Còn phần bã lá đem đắp lên vùng da bị bệnh khoảng 15-20 phút hàng ngày cũng phát huy hiệu quả tương tự. 
  • Người bệnh sử dụng lá lốt tươi đem rửa sạch rồi giã đều với muối. Bôi hỗn hợp lên vùng da bị bệnh, sau đó dùng băng gạc cố định vào vết thương mỗi ngày 60 phút. 

Chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi

Tỏi là thực phẩm có chứa rất nhiều chất sát khuẩn, kháng viêm. Vì thế đây là bài thuốc có thể ức chế hoạt động của nấm và vi khuẩn gây bệnh tổ đỉa. 

Người bệnh sử dụng 5 củ tỏi tươi ngâm trong 300ml rượu trắng. Ngâm trong vòng 7 ngày cho đến khi thấy rượu đổi màu thì dùng để ngâm rửa vết thương. Hoặc sử dụng tỏi để đắp lên vùng da bị bệnh mỗi ngày, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.

Ưu điểm của phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa theo dân gian có ưu điểm là dễ thực hiện, hiệu quả giảm ngứa tốt. Tuy nhiên nếu không vận dụng đúng cách, có nguy cơ không đảm bảo vệ sinh dẫn đến nhiễm trùng. 

Điều trị bệnh tổ đỉa theo Đông y

Trong điều trị tổ đỉa theo y học cổ truyền, để khắc phục bệnh tổ đỉa, trước tiên phải loại bỏ căn nguyên từ bên trong. Các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa theo Đông Y cũng dựa trên tính kháng khuẩn, sạch da, giúp giảm ngứa, chống bội nhiễm bên ngoài.

  • Bài thuốc uống:  Sử dụng các vị thảo dược chính là 10 gram các loại bồ công anh, ké đầu ngựa, lá đơn đỏ, hồng hoa, kim ngân… đem sắc cùng với 1 lít nước, sau đó lọc lấy nước uống mỗi ngày. 
  • Thuốc bôi: Kết hợp các vị thuốc như mật ong, bí đao, địa sinh, kinh giới thành hỗn hợp nước để bài trừ sự phát triển của mụn nước, tiêu trừ dịch trong mụn. Từ đó hỗ trợ tái tạo khu vực vùng da bị viêm.

Hi vọng với những thông tin trong bài viết trên, người bệnh đã có nhìn nhận rõ hơn về việc “Bệnh tổ đỉa có lây không? Lây qua những đường nào?”. Để phòng tránh bệnh từ sớm, người bệnh cần đảm bảo điều kiện môi trường sống và sinh hoạt lành mạnh.

Khi nhận thấy những triệu chứng nghi ngờ nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa, người bệnh nên tìm đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để được thăm khám. Thông qua kết quả kiểm tra – thăm khám, người bệnh sẽ nhận được hướng dẫn điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Array

Ngày Cập nhật 23/06/2022