5 cách hỗ trợ chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian lành tính, hiệu quả
Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian đang ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi, tiết kiệm và lành tính. Tuy nhiên không phải bài chữa mẹo nào cũng đem lại kết quả như nhau với tình trạng bệnh của bạn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho độc giả những bài thuốc dân gian hiệu quả nhất hiện nay.
1.Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng tỏi
Có rất nhiều cách áp dụng tỏi trong chữa bệnh tổ đỉa mà người bệnh có thể tham khảo dưới đây:

Cách thứ nhất: Sử dụng 2 củ tỏi ngâm trong 300ml rượu trắng. Đảm bảo tỏi đã được rửa sạch, bóc vỏ, có thể để nguyên hoặc giã nhỏ. Ngâm hỗn hợp trong lọ thủy tinh ít nhất 7-10 ngày. Khi nước rượu chuyển sang màu vàng, người bệnh có thể lấy rượu để rửa vùng da bị thương hoặc đắp phần tỏi lên da. Áp dụng ngày 1, 2 lần sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
Cách thứ hai: Đối với người thấy e ngại với mùi tỏi nồng độ cao có thể ứng dụng trong bữa cơm hàng ngày. Nên đập nát tỏi và sử dụng vào món ăn như rau muống, thịt, rau su su…
Lưu ý khi sử dụng tỏi chữa tổ đỉa:
- Đối với bệnh nhân đắp rượu tỏi, không đắp quá lâu có thể dẫn tới hiện tượng bỏng.
- Người có bệnh về mắt không nên áp dụng phương pháp này vì tỏi không tốt cho giác mạc.
- Không sử dụng tỏi khi chế biến các món ăn như thịt chó, trứng gà, cá trắm…
- Xem xét lượng tỏi sử dụng phù hợp, tránh lạm dụng có thể dẫn đến bệnh dạ dày.
2. Chữa tổ đỉa bằng lá lốt
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt có rất nhiều cách, tác dụng cho cả việc điều trị bên trong lẫn bên ngoài.
Cách thứ nhất: Chuẩn bị khoảng 50g lá lốt (10-12 lá) ngâm với nước muối, rửa sạch lại rồi đem giã nhuyễn với 30ml nước ấm. Nếu bạn không có nhiều thời gian rảnh có thể dùng máy xay sinh tố. Lọc sạch lấy phần nước cốt và dùng uống hằng ngày để đem lại kết quả điều trị tốt nhất.
Người bệnh có thể tận dụng bã lá lốt, đem đun với 100-150ml nước. Đợi khi sôi thì tắt bếp chờ cho nước chỉ còn ấm, dùng để rửa vết thương khoảng 5 phút. Sau đó lau sạch vùng viêm nhiễm và đắp bã lên trong khoảng 15 phút. Nếu vùng viêm nhiễm có diện tích nhỏ, người bệnh có thể chia ra dùng 2 ngày.
Cách thứ hai: Sử dụng 5-10 lá lốt, rửa sạch và giã cùng với muối hạt to. Sau đó đắp hỗn hợp lên da trong khoảng 45 phút -1 tiếng, nên dùng khăn mùi xoa để cố định thuốc. Thực hiện hằng ngày sẽ giảm đáng kể triệu chứng ngứa, rát.
Lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt:
- Tinh dầu của lá lốt có đặc tính khá mạnh nên một số làn da nhạy cảm có thể xuất hiện tình trạng dị ứng như: mẩn đỏ, sưng, phát ban thậm chí khó thở.
- Nên sử dụng bã lá lốt đắp lên cổ tay trước trong vòng 24h, nếu không có phản ứng nghiêm trọng mới có thể sử dụng trên da bị viêm.
- Người bệnh lựa chọn sử dụng điều trị bằng cách uống nước lá lốt không dùng quá 100g một ngày.
- Đối với bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh liên quan đến dạ dày, táo bón, nóng trong, nhiệt miệng nên xem xét trước khi sử dụng.
3. Cách chữa tổ đỉa bằng mẹo dân gian với lá trầu không
Theo y học cổ truyền, lá trầu có vị cay ấm. Có tác dụng hạ khí, kinh phế, sát khuẩn, tiêu viêm. Ngoài việc sử dụng trực tiếp, lá trầu không có thể kết hợp với nhiều loại cây khác để tăng thêm hiệu quả điều trị.

Cách thứ nhất: Chuẩn bị từ 5-10 lá trầu không, đem rửa sạch và đun với khoảng 300ml nước, cho thêm 3 thìa cà phê muối biển. Đun sôi và sử dụng khi còn ấm để rửa vết thương hàng ngày.
Cách thứ hai: Sử dụng một nắm lá trầu không, ngâm nước muối và rửa sạch. Vò nát và đun với 1 lít nước và phèn chua. Gạt sạch lấy nước, dùng để rửa vết thương. Lọc lấy phần bã cho vào khăn mùi xoa và đắp lên da hoặc mát xa nhẹ nhàng. Thực hiện ngày 1-2 lần sẽ thấy các vết thương bớt đỏ, khô lại nhanh hơn.
Cách thứ ba: Chuẩn bị 30g rau răm và 30g lá trầu không, đem rửa sạch và đun sôi cùng nhau trong khoảng 15 phút. Sử dụng phần nước để ngâm rửa vùng viêm cho đến khi nguội. Sau đó sử dụng phần bã để đắp lên da.
Lưu ý khi sử dụng lá trầu không điều trị tổ đỉa:
- Không nên áp dụng đắp lá trầu không quá lâu trên da, có thể gây khô và kích ứng.
- Khi sử dụng bã lá trầu không để mát xa, dùng lực nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các mụn nước.
4. Chữa tổ đỉa bằng muối
Cách sử dụng muối rất đa dạng và có thể kết hợp với nhiều cây khác nhau.
Cách thứ nhất: Sử dụng muối hạt to, bắc lên chảo và rang trong lửa nhỏ khoảng 5 phút. Bắc ra và cho vào khăn mỏng cố định muối trên vùng da bị thương trong khoảng 20 phút. Có thể rửa qua với nước muối loãng sau khi đắp. Áp dụng ngày 2-3 lần.
Cách thứ hai: Tận dụng đặc tính sát khuẩn và kháng sinh mạnh của trầu không và muối bằng cách giã nhuyễn hỗn hợp với nhau. Đắp trong khoảng 15-20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lí. Nên thực hiện ngày ít nhất 1 lần.
Cách thứ ba: Kết hợp 100g muối hạt và 200g rau răm, giã hoặc xay nhuyễn với nhau. Sử dụng phần bã đắp lên vết thương khoảng 20 phút, một tuần đắp ít nhất 2 lần.
Cách thứ tư: Chọn lấy quả khế chua, thái lát và nướng trên chảo nóng. Sau khoảng 5 phút lấy ra, trộn với muối và tiếp tục nướng. Chờ cho miếng khế bớt nóng thì dùng đắp lên da. Áp dụng 3 lần/tuần.

Một số chú ý khi áp dụng muối điều trị bệnh tổ đỉa:
- Nên chờ khi muối còn ấm, tránh sử dụng khi quá nóng dễ gây bỏng và yếu da.
- Chỉ có tác dụng với vùng da viêm nhẹ, chưa lây lan rộng.
5. Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng rau răm
Cách thực hiện: Chọn lấy 50g rau răm, ngâm và rửa sạch. Sau đó đem giã hoặc xay nhuyễn. Có thể đắp trực tiếp lên vết thương hoặc dùng khăn để cố định. Tùy vào diện tích vùng bị viêm nhiễm mà gia giảm lượng rau cho phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng rau răm chữa tổ đỉa:
- Lựa chọn lá rau sạch, đảm bảo an toàn, không sử dụng hóa chất.
- Mặc dù rau răm có thể điều trị tổ đỉa diện rộng nhưng không nên đắp quá lâu, vì đặc tính nóng nên rau răm có thể gây bỏng.
- Nếu sử dụng 5 – 7 ngày mà không thấy tiến triển, nên ngừng sử dụng.
Lưu ý khi áp dụng cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian
Bên cạnh những lợi ích đem lại trong điều trị bệnh tổ đỉa, mẹo dân gian còn được nhiều người lựa chọn bởi chi phí thấp, nguyên liệu dễ kiếm và tính ít tác dụng phụ. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên lưu ý những điều sau:
-
Trước khi sử dụng các loại lá, nên ngâm ngửa với nước muối để tránh trường hợp lá cây chứa các chất không tốt cho da đến từ thuốc trừ sâu, hóa học hoặc bụi bẩn.
-
Đảm bảo vệ sinh trong quá trình thực hiện, vệ sinh tay và vùng da bị viêm nhiễm trước khi đắp thuốc. Hạn chế hiện tượng nhiễm trùng.
-
Sử dụng đúng liều lượng, tránh lạm dụng.
-
Để đảm bảo an toàn cho da, chỉ nên áp dụng một lượng nhỏ lên vùng da bị bệnh trong lần sử dụng đầu tiên.
Trên đây là chi tiết về cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian. Nếu có bất cứ biểu hiện bất thường nào, nên liên hệ ngay với bác sĩ, tránh tự xử lý tại nhà.
ArrayArrayNgày Cập nhật 04/06/2024