Bệnh Vảy Nến là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách ĐẨY LÙI hiệu quả bằng Đông y

Bệnh vảy nến là căn bệnh ngoài da mạn tính, tái phát dai dẳng thường gặp ở Việt Nam và thế giới. Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, tỷ lệ bệnh nhân vảy nến chiếm khoảng 2,2%. Vảy nến nếu không điều trị sớm sẽ để lại nhiều hậu quả không mong muốn như viêm khớp, tiểu đường, nhiễm trùng, bệnh thận, tim mạch… Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có các nhìn toàn diện nhất về căn bệnh này và cách chữa hiệu quả từ thảo dược đã được VTV2 giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày.

Bệnh vảy nến là gì? Vảy nến có lây không?

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung ương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, bệnh vảy nến là bệnh viêm da mãn tính diễn ra do tăng sinh tế bào. Theo đó, chu kỳ thay da ở những người bình thường diễn ra trong khoảng 1 tháng. Nhưng với những người mắc bệnh quá trình thay da chỉ diễn ra trong vài ngày.

Hình ảnh bệnh vảy nến
Hình ảnh bệnh vảy nến

Vì vậy các lớp da cũ chưa kịp mất đi, các lớp da mới đã hình thành, chồng chéo nhiều lớp lên nhau. Dẫn đến hiện tượng xuất hiện những mảng da đỏ, có vảy trắng, bong tróc nhìn giống giọt nến, ranh giới rõ với da lành, hình tròn hoặc bầu dục. Các vị trí dễ mắc bệnh nhất là đầu gối, khuỷu tay, phần rìa da đầu và đặc biệt có thể lan ra toàn thân. 

Vảy nến không phải là bệnh truyền nhiễm nên hoàn toàn không lây lan qua đường hô hấp hay chạm vào vết thương. Người thân hoặc bạn bè hoàn toàn có thể vệ sinh hoặc thăm nom người bệnh mà không lo truyền nhiễm.

Triệu chứng bệnh vảy nến thông thường

Ở thể thông thường kích thước thương tổn vảy nến thể chấm hoặc thể giọt (dưới 1cm), thể đồng tiền (từ 1-3cm), thể mảng (từ 5-10cm). Các vị trí thường gặp nhấy là vảy nến ở các nếp gấp, vảy nến da đầu và mặt, vảy nến lòng bàn tay, bàn chân, vảy nến thể móng. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp điển hình gồm tổn thương ở da, móng, khớp và niêm mạc, cụ thể:

  • Tổn thương ở da: Có các triệu chứng điển hình gồm dát đỏ có giới hạn rõ với vùng da lành. Vùng da tổn thương có vảy dễ bong, màu đỏ, hồng với số lượng thay đổi, kích thước khác nhau có thể hình tròn, bầu dục hoặc vòng cung. Đặc điểm của vảy da là khô, nhiều lớp xếp chồng lên nhau, độ dày không đều, trắng đục như xà cừ. Vị trí tổn thương thường ở các vùng tỳ đè, hay cọ sát như khuỷu tay, đầu gối,…
  • Tổn thương ở móng: Đặc điểm là những chấm lõm ở mặt móng, vân ngang, móng mất trong, đốm trắng, bong móng ở bờ tự do và dày sừng.
  • Tổn thương khớp: Biểu hiện là đau khớp, viêm một khớp hoặc viêm đa khớp. Chụp hình ảnh X-Quang sẽ thấy hiện tượng mất vôi ở đầu xương, hủy hoại sụn, xương, dính khớp.
  • Tổn thương ở niêm mạc: Rất thường gặp ở niêm mạc quy đầu, có vết màu hồng, không thâm nhiễm, giới hạn rõ, ít hoặc không có vảy, tiến triển mạn tính. Và một số tổn thương ở mắt và lưỡi với các biển hiện viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mí mắt.
Bệnh vảy nến
Triệu chứng của bệnh vảy nến

Phân biệt các loại bệnh vảy nến 

Tùy theo vị trí xuất hiện và phạm vi tổn thương, các chuyên gia chia thành các thể bệnh riêng biệt:

  • Vảy nến thể mảng: Đây là thể vảy nến khá phổ biến với 80% bệnh nhân mắc phải. Biểu hiện dễ gặp nhất là mảng da có đường kính từ 2 – 20cm xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.

  • Vảy nến thể mủ: Xuất hiện mụn mủ ở vùng da tay và chân.

  • Vảy nến giọt: Tổn thương có dạng giọt nước kích thước 1 – 10mm xuất hiện khắp cơ thể, thường gặp ở trẻ em, sau đợt viêm họng do Streptococcus.

  • Viêm khớp vảy nến: Sưng khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối…

  • Vảy nến móng: Móng dày, có những lỗ nhỏ trên bề mặt móng.

  • Vảy nến da đầu: Trên da đầu có vảy hoặc những mảng da dày màu trắng bạc.

  • Bệnh vảy nến ở nếp gấp: Gặp ở người bị béo phì, tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như nách, háng, mông…

  •  Bệnh vảy nến đỏ da toàn thân: Đây thường là biến chứng của vảy nến thể thông thường hoặc do dùng thuốc corticoid toàn thân, và đôi khi cũng là biểu hiện đầu tiên của bệnh vảy nến.

Nguyên nhân bệnh vảy nến bùng phát 

Tùy theo khu vực, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh vảy nến chiếm khoảng 2-3%. Hiểu rõ về nguyên nhân giúp bạn tìm được các điều trị vảy nến hiệu quả. Đây là căn bệnh mạn tính, tái phát nhiều lần và vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra yếu tố liên quan đến di truyền, số khác cho rằng do sức đề kháng và yếu tố môi trường bên ngoài.

Những nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân gây bệnh
  • Yếu tố di truyền: Theo nhiều nghiên cứu khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh do yếu tố gene, trong gia đình có người mắc vảy nến. 70% các cặp song sinh cùng mắc.

  • Cơ chế miễn dịch: cơ chế miễn dịch suy yếu, tiết các hoạt chất sinh học làm thúc đẩy tăng sinh, làm rối loạn quá trình biệt hoá tế bào sừng.

  • Nhiễm trùng: Quá trình vệ sinh vết thương không cẩn thận, khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng.

  • Lạm dụng thuốc: Bệnh nhân đã sử dụng thuốc có chứa thành phần corticoid, thuốc Lithium, không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần,…trong thời gian dài.

Vảy nến có tự khỏi được không? Có chữa được không?

Bệnh vảy nến ở giai đoạn khởi phát thường có biểu hiện lâm sàng mảng da viêm, khô, vảy trắng và không có cảm giác ngứa hoặc rát. Nếu người bệnh phát hiện kịp thời và thay đổi thói quen sinh hoạt điều độ hoàn toàn có thể ức chế được sự phát triển của bệnh. Đối với những bệnh nhân do di truyền, hoặc bệnh trở nặng thành thể mủ,  nên sử dụng thuốc. 

Hiện nay trên thị trường vẫn chưa có sản phẩm đặc trị tận gốc vảy nến nhưng người bệnh hoàn toàn có thể tham khảo những liệu pháp kết hợp cả thuốc uống, bôi, rửa. Người bệnh tuân thủ đúng phác đồ và xây dựng được chế độ sinh hoạt phù hợp hoàn toàn có thể phục hồi da như bình thường và kéo dài thời gian chống tái phát bệnh.

Chữa vảy nến bằng cách nào hiệu quả nhất?

Vảy nến là bệnh dai dẳng, khó chữa. Đến nay mặc dù chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn nhưng nếu người bệnh tuân thủ đúng pháp đồ điều trị, duy trì lối sống khoa học sẽ giảm được tối đa biến chứng và kéo dài thời gian chống tái phát bệnh. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo những cách điều trị dưới đây.

Áp dụng mẹo dân gian – Không đủ dược tính để điều trị!

Sử dụng các loại cây có trong tự nhiên như lá lốt, lược vàng, trầu không… trong điều trị bệnh vảy nến được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi và lành tính. Dưới đây là một số cách dân gian được nhiều người áp dụng:

Bằng lá lốt: Sau khi rửa sạch, đem phần lá thân rễ đun sôi với một lượng nước vừa đủ. Dùng nước này để rửa vết thương 2-3 ngày/ tuần hoặc uống hằng ngày.

Cây vòi voi: Cắt lấy phần lá, dùng kết hợp với quả ké, đem rửa sạch đun sôi. Dùng khi ấm để rửa vết thương ngày 2 lần, áp dụng liên tục trong khoảng 1-2 tuần là cho hiệu quả rõ rệt.

Bằng lá trầu không: Dùng 10 lá tươi ngâm rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 2 lít nước. Ngâm mình trong nước lá lốt khoảng 15-20 phút rồi tắm. Thực hiện 2-3 lần/tuần các triệu chứng bong tróc, đau rát sẽ giảm đi trông thấy.

Tuy nhiên đây chỉ những cách chữa mẹo có phần chủ quan, thiếu cơ sở khoa học. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng chúng để hỗ trợ điều trị, tránh lạm dụng và bỏ lỡ “thời điểm vàng” để điều trị căn bệnh này.

Các loại thuốc theo Tây y – Tiềm ẩn vô số tác dụng phụ!

Trong Tây y, để điều trị vảy nến sẽ trải qua 2 giai đoạn gồm:

Giai đoạn tấn công: Điều trị tại chỗ, toàn thân hoặc phối hợp để xóa sạch thương tổn. Ở giai đoạn này sẽ sử dụng một số loại thuốc bôi có tác dụng bạt sừng, bong vảy, chống viêm tại chỗ. Điều trị toàn thân sẽ sử dụng các loạit huốc có tác dụng chống chuyển hóa nhằm ngăn chặn vảy nến lan rộng, đồng thời sử dụng dẫn chất có tác dụng điều hòa quá trình sừng hóa, ức chế miễn dịch.

Giai đoạn duy trì sự ổn định: Không làm bệnh bùng phát bằng cách tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, bổ sung Vitamin C, B12….

bệnh vảy nến
Thuốc Tây chữa bệnh vảy nến

Ưu điểm của phương pháp này là cho ra hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt. Tuy nhiên, nếu ngưng sử dụng sẽ khiến bệnh quay trở lại nhanh chóng, gián tiếp dẫn đến việc lạm dụng thuốc đồng thời tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ có thể kể đến như rối loạn chức năng gan, thận, giảm bạch cầu… đặc biệt là sử dụng các chất chống viêm dài ngày có thể gây đỏ da toàn thân.

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Bên cạnh việc tuân thủ đúng pháp đồ điều trị, người mắc bệnh vảy nến cần nghiêm túc xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Bệnh cạnh việc giữ gìn vệ sinh cho vùng da bị vảy nến thì người bệnh cần chú ý những điều sau đây:

Nên:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu omega – 3 như cá hồi, cá thu.
  • Ăn các loại trái cây giàu beta – caroten như đu đủ, cà rốt, lựu, xoài, hồng khô… 
  • Bổ sung chất xơ như rau củ và các loại trái cây như chuối, rau bina…

Kiêng:

  • Thịt, trứng, sữa: trong các thực phẩm này có chứa một lượng lớn arachidon, là chất xúc tác khiến cho việc viêm nhiễm diễn ra nhanh hơn.
  • Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích: Cồn có trong các loại rượu, bia sẽ làm biến đổi chất đạm thành các chất gây dị ứng cơ địa. Ngoài ra việc lạm dụng các chất kích thích làm giảm hiệu suất đào thải của gan, kéo dài bệnh và ảnh hưởng đến việc điều trị.

Hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh khi bị bệnh 

Để giảm thiểu nhanh nhất các triệu chứng của bệnh người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Kết hợp với vệ sinh để tránh vết thương nhiễm trùng làm kéo dài thời gian điều trị. Bệnh nhân  cần chú ý những điều sau:

  • Chú ý vệ sinh vùng da bị bệnh, tránh sử dụng mỹ phẩm và các chất tẩy rửa mạnh.

  • Không sử dụng nước quá nóng hoặc chà xát mạnh lên da. Rửa sạch tay trước khi bôi thuốc lên vết thương. 

  • Vào thời điểm hanh khô, nên chú ý dưỡng ẩm và làm mềm da bằng những sản phẩm dịu nhẹ. 

  • Đối với vảy nến da đầu, không nên sử dụng dầu gội có chứa axit salicylic hoặc pH cao. Lưu ý mát xa nhẹ nhàng để không gây tổn thương da.

Bệnh vảy nến không nguy hiểm nếu bạn hiểu đúng và biết cách phòng ngừa, điều trị kịp thời. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho độc giả thông tin cần thiết nhất về căn bệnh này.