Cách dùng dầu dừa trị bệnh vảy nến theo dân gian
Điều trị bệnh vảy nến không chỉ riêng tây y mà những phương pháp dân gian cũng mang lại những hiệu quả tích cực. Trong đó, dùng dầu dừa trị vảy nến được nhiều bệnh nhân áp dụng tại nhà để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Công dụng của dầu dừa trong điều trị vảy nến được công nhận nhờ khả năng làm dịu da, giảm nguy cơ nhiễm trùng và kích ứng.
Dầu dừa là kết quả sau quá trình tinh chế dừa lấy tinh dầu. Dầu dừa sau khi được tẩy trắng và khử mùi có độ vô trùng tuyệt đối. Dầu dừa được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Trong lĩnh vực sức khỏe, dầu dừa được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da, trong đó có bệnh vảy nến.
Công dụng của dầu dừa đối với sức khỏe
Người bệnh thường nhầm lẫn khi sử dụng dầu dầu điều trị bệnh. Dầu dừa được phân làm hai nhóm là dầu dừa tinh chế và dầu dừa không tinh chế, trong đó dầu dừa không tinh chế được tạo ra từ trái dừa tươi. Và dầu dừa tinh chế có chiết xuất từ quả dừa khô.
Quá trình chiết xuất dầu dừa không tinh chế không qua tác dụng ở nhiệt độ cao. Dầu dừa không tinh chế được biết đến như dầu dừa lạnh. Trong Y tế, dầu dừa lạnh được đánh giá mang đến những hiệu quả tốt hơn so với dầu dừa tinh chế. Do không trải qua phân nhiệt, nên các dưỡng chấn trong dầu dừa vân được giữ nguyên vẹn.
Dầu dừa lạnh là dưỡng chất hoàn hảo để làm đẹp da và điều trị các vấn đề ngoài da. Cụ thế, chúng ta có thể sử dụng dầu dừa lạnh nhờ những công dụng chính là:
- Dưỡng ẩm;
- Giúp giảm viêm;
- Tiêu diệt vi khuẩn.
Sử dụng dầu dừa đối với da tương đương như các tinh chất giữ ẩm, giúp cải thiện tình trạng sưng đỏ, đồng thời ngăn ngừa một số vi khuẩn phát triển. Các nghiên cứu đã chứng minh được công dụng cải thiện rõ rệt của dầu dừa trong điều trị bệnh viêm da dị ứng – một bệnh lý da liễu có triệu chứng tương tự như bệnh vảy nến.
Ngoài ra, dầu dừa còn được sử dụng trong điều trị chàm da sinh ký và bệnh lý. Đối với những bệnh ngoài da có biểu hiện làn da khô, bong tróc thì dầu dừa là phương án hỗ trợ hiệu quả giúp da bớt khô và không bị đóng vảy bong tróc.
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu, sử dụng dầu dừa cũng là một cách làm đẹp hiệu quả. Phụ nữ mang thai, hoặc những người có cân nặng lớn thường đối mặt với tình trạng rạn da sử dụng dầu dừa như cách để đối phó với triệu chứng này.
Dầu dừa trị vẩy nến có hiệu quả không?
Bệnh vẩy nến được biết đến với những dấu hiệu đặc trưng là tình trạng vùng da viêm, đỏ, sưng và ngứa. Bệnh xảy ra do sự suy yếu về miễn dịch của cơ thể, nên vảy nến được xếp vào nhóm bệnh tự miễn khó điều trị. Khi bị vảy nến, vùng da trong phạm vi sẽ bong tróc và khô đét. Vì thế bổ sung độ ẩm là nguyên tắc cơ bản để giảm nhẹ tình trạng khô da.
– Bổ sung độ ẩm cho da: Nguyên nhân dầu dừa được sử dụng trong điều trị vẩy nến nhờ đặc tính bổ sung độ ẩm. Ngoài ra, trong dầu dừa chứa nhiều loại axit béo khác nhau như: axit palmitic, axit linoleic, axit laurix, axit oleic .
Các axit này đều có tác dụng kháng viêm và giảm đau. Vì thế dầu dừa trị vẩy nến được Y học công nhận như một trong những phương pháp đơn giản, và hiệu quả khi triệu chứng còn đơn giản.
– Chống nấm: Bên cạnh khả năng kháng khuẩn, dầu dừa còn có tác dụng chống vi nấm phát triển, nhất là trong điều kiện môi trường ẩm ướt. Vì thế đối với những trường hợp vẩy nến kèm theo nấm, người bệnh có thể sử dụng dầu dừa để thúc đẩy điều trị hiệu quả.
– Đặc tính chống vi khuẩn: Vảy nến kèm theo nhiễm trùng có có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này. Do vùng da bị bệnh bong tróc và mỏng hơn, điều này cũng tạo điều kiện để vi khuẩn, nấm và virus phát triển.
Điều này hoàn toàn có thể khắc phục được nhờ các axit béo và monoglycerides có trong dầu dừa. Đồng thời axit lauric có trong dầu dừa cũng có thể ngăn ngừa được nhiều loại vi khuẩn khác nhau.
– Tẩy tế bào chết: Khi bị vảy nến, lớp biểu bì của da kiên tục bị bong tróc, vì thế vùng da trong khu vực bệnh luôn tồn tại các tế bào chế. Khi không được làm sạch, các tế bào này sẽ khiến triệu chứng phát triển lan rộng và làm bí tắc lỗ chân lông, gây ta vẩy và ngứa.
Khi là da bị bong tróc sẽ thiếu chất béo tại lớp biểu bì, đồng thời ức chế hoạt động sản xuất axit amin, enzyme và muối. Người bệnh sẽ nhận thấy làn da bắt đầu mất nước và trở nên khô, bong tróc và nứt nẻ.
Dầu dừa là giải pháp bổ sung các enzyme tạo điều kiện loại bỏ tế bào da chết, giúp bảo tồn các tế bào có thể tái tạo. Điều này khiến dầu dừa trở thành phương pháp điều trị vảy nến an toàn đối với người lớn và trẻ nhỏ.
Chữa bệnh vảy nến bằng dầu dừa đúng cách
Sử dụng dầu dừa trị vẩy nến là phương pháp điều trị hiệu quả và được áp dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, khi không biết cách sử dụng thì công dụng của dầu dừa sẽ không đáp ứng yêu cầu điều trị. Các cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa được công nhận trong y học dân tộc bao gồm sử dụng dầu dừa đơn độc, hoặc kết hợp cùng các nguyên liệu khác:
Sử dụng dầu dừa nguyên chất chữa vảy nến
Chỉ riêng dầu dừa đã là một dưỡng chất mang đến đầy đủ các yêu cầu điều trị vảy nến. Người bệnh nên sử dụng dầu dừa lạnh, cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên người bệnh vệ sinh vùng da bị vảy nến bằng nước ấm để loại bỏ tế bào chế.
- Dùng dầu dừa nguyên chất thoa lên vùng da bị bệnh và massage để thẩm thấu.
- Thực hiện mỗi ngày 3 lần, thực hiện đều đặn và liên tục trong 7 – 10 ngày.
- Sau khi bôi dầu dừa người bệnh không cần rửa lại.
- Cuối này chỉ cần tắm lại với nước cho sạch, có thể bôi dầu dừa lên da để qua đêm.
- Kiên trì thực hiện sẽ nhận thấy vùng da bị bệnh vẩy nến mềm mịn và hồi phục trở lại.
Dùng dầu dừa và dầu cây trà chữa bệnh vảy nến
Sử dụng dầu dừa kết hợp với cây trà có thể thúc đẩy hoạt động oxy hóa trên da. Nhờ đó có thể chống lại nấm và vi khuẩn hình thành tại vùng da bị vảy nến. Người bệnh thực hiện như sau:
- Sử dụng tinh cây trà và dầu dừa hòa trộn theo tỷ lệ 3:1.
- Đem hỗn hợp hấp cách thủy, không đun nóng hỗn hợp trực tiếp.
- Đợi đến khi hỗn hợp còn ấm, dùng bôi lên vùng da bị vảy nến.
- Sau khi bôi, người bệnh nên giữ lại hỗn hợp ít nhất là 30 – 60 phút rồi rửa sạch.
- Mỗi ngày người bệnh áp dụng 2 lần, thực hiện thường xuyên để nhận thấy hiệu quả.
Điều trị vảy nến bằng dầu dừa và lô hội
Trong Y học cổ truyền Việt Nam, lô hội là nguyên liệu có công dụng điều trị mờ sẹo, làm mềm da và cung cấp các chất kháng khuẩn. Vì thế khi kết hợp lô hội và dầu dừa điều trị vảy nến, hỗn hợp có thể thay thế kem dưỡng ẩm an toàn cho sử dụng hàng ngày. Người bệnh sử dụng hỗn hợp theo hướng dẫn sau:
- Sử dụng gel lô hội tươi và dầu dừa lạnh để điều chế.
- Trộn dầu dừa và gel lô hội theo tỷ lệ 3:2.
- Bôi và massage hỗn hợp này lên khu vực da bị vảy nến.
- Để nguyên hỗn hợp lại trên da, tắm sạch lại mỗi ngày để hỗn hợp thẩm thấu tốt.
Chữa bệnh vảy nến bằng dầu dừa và giấm táo
Sử dụng hỗn hợp giấm táo và dầu dừa trị vảy nến còn có hiệu quả trong điều trị nhiều triệu chứng viêm da khác nhau. Hỗn hợp có tác dụng cân bằng pH, từ đó giúp làn da hạn chế bị bong tróc và viêm nhiễm. Các thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Trộn hỗn hợp dầu dừa nguyên chất và giấm táo theo tỷ lệ 2:1
- Sử dụng hỗn hợp bôi lên vùng da bị bệnh vẩy nến, massage trong 15 phút.
- Người bệnh để hỗn hợp khô lại trên da hoặc tắm lại sau một giờ nếu thấy khó chịu.
- Áp dụng phương pháp này 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Người bị vảy nến ở đầu cũng có thể áp dụng để điều trị.
Cách trị bệnh vảy nến bằng dầu dừa và nghệ
Nghệ cũng là nguyên liệu có tính chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả. Nghệ được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa, nấm da, khi kết hợp cùng dầu dừa có công dụng rất tốt trong điều trị các triệu chứng vảy nến. Người bệnh áp dụng điều trị theo hướng dẫn sau:
- Sử dụng dầu dừa hòa trộn cùng tinh bột nghệ với tỷ lệ 4:1
- Người bệnh nên hâm nóng nhẹ hỗn hợp bằng cách hấp cách thủy.
- Đợi hỗn hợp nguội, khuấy đều để dầu dừa và tinh bột hòa tan.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị vảy nến và giữ nguyên ít nhất là hai giờ.
- Sau khi hỗn hợp khô thì người bệnh rửa sạch lại với nước.
- Thực hiện mỗi ngày, liên tục trong 7 – 10 ngày sẽ nhận thấy hiệu quả.
Điều trị vảy nến bằng dầu dừa và mật ong
Dầu dừa trị vảy nến hiệu quả khi bạn kết hợp cùng với mật ong. Mật ong có đặc tính nổi bật là khả năng chống viêm, nếu thêm vào dầu dừa sẽ tăng thêm hiệu quả giữ ẩm da của bạn. Tuy nhiên không nên áp dụng điều trị vảy nến ở trẻ sơ sinh vì mật ong có thể gây kích ứng với làn da mẫn cảm của trẻ. Thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Người bệnh trộn dầu dừa và mật ong theo tỷ lệ 2:1
- Nên hâm nóng hỗn hợp bằng cách chưng cách thủy để làn da dễ hấp thu.
- Người bệnh nên massage nhẹ nhàng vùng da bị bệnh khi bôi hỗn hợp.
- Để hỗn hợp thẩm thấu trên da khoảng 2 tiếng, sau đó rửa lại với nước ấm.
- Người bệnh áp dụng phương pháp mỗi ngày để nhận được những chuyển biến tốt nhất.
Dùng dầu dừa để tắm chữa vảy nến
Trong trường hợp người bệnh bị vảy nến lan rộng trên khắp cơ thể. Có thể tham khảo cách tắm nước pha với dầu dừa để vùng da nhận được các tinh chất triệt để. Cách thực hiện như sau:
- Sau khi chuẩn bị nước ấm ngập bồn tắm, thêm vào nước 3 – 5 muỗng dầu dừa.
- Ngâm mình trong bồn tắm, tập trung massage nhẹ nhàng khu vực vùng da vảy nến.
- Sau khi tắm người bệnh không tắm lại với nước, dùng khăn mềm lau cơ thể.
- Áp dung thường xuyên giúp làn da mềm mại hơn, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Những cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa kể trên giúp chữa bệnh trực tiếp từ bên ngoài. Tuy nhiên để phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên bổ sung dầu dừa từ bên trong cơ thể bằng cách thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài cách nấu nướng, người bệnh nên bổ sung 1 – 3 muỗng dầu dừa mỗi ngày để tình trạng vảy nếu có những chuyển biến nhanh chóng.
Lưu ý khi sử dụng dầu dừa chữa bệnh vảy nến
Dùng dầu dừa trị vảy nến được đa số người bệnh đánh giá an toàn, lành tính và không có tác dụng phụ. Mặc dù phương pháp mang đến hiệu quả, nhưng người bệnh mất thời gian khá lâu để nhận thấy những cải thiện đó. Để chữa bệnh vảy nến đạt kết quả như mong muốn, trong quá trình sử dụng bệnh nhân nên lưu ý một số điều sau đây:
- Dầu dừa điều trị vảy nến hiệu quả với những trường hợp bệnh chưa có biểu hiện nghiêm trọng,
- Người bệnh nên chọn những loại dầu dừa nguyên chất, chưa qua tinh luyện để không bị kích ứng da.
- Trong trường hợp người bệnh dị ứng với quả óc chó thì có khả năng dị ứng với dầu dừa có thể xảy ra.
- Dầu dừa có thể thẩm thấu tốt hơn vào da sau khi được làm nóng, người bệnh nên cách thủy dầu dừa trước khi sử dụng.
- Không nên dùng dầu dừa với những trường hợp vảy nến ở mắt, các vùng da có nếp gấp hay vùng kín.
- Những người bị vảy nến có mụn mủ, vùng da viêm, chảy máu không sử dụng dầu dừa điều trị.
- Không thay thế điều trị bằng dầu dừa khi đang điều trị bằng phương pháp y khoa.
- Nếu kết hợp hai phương pháp điều trị, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Trong thời gian sử dụng dầu dừa trị vảy nến mà bệnh nhân xuất hiện những kích ứng bất thường thì nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp hơn. Hi vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp người bệnh tìm được phương pháp điều trị phù hợp để sớm khắc phục triệu chứng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Ngày Cập nhật 07/09/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!