6 loại dầu gội hỗ trợ trị vảy nến da đầu hiệu quả hiện nay
Lựa chọn dầu gội trị vảy nến da đầu phù hợp là điều kiện cần để loại bỏ hiện tượng bong tróc, ngứa rát. Thông tin trong bài viết đưa đến cho người bệnh những lựa chọn về dầu gội đầu cho bệnh vảy nến tốt nhất hiện nay.
Cách lựa chọn dầu gội trị vảy nến da đầu phù hợp
Với người bệnh vảy nến da đầu có thể điều trị trực tiếp bằng các loại dầu gội chuyên biệt. Lựa chọn các loại dầu gội cho da đầu khi bị bệnh trước tiên nên hướng tới các sản phẩm không gây kích ứng. Các loại dầu gội thông thường chứa nhiều chất tẩy rửa có thể làm da thêm nhạy cảm hơn.

Dầu gội trị vảy nến da đầu hoạt động trên cơ chế làm giảm các triệu chứng bong tróc, đỏ ngứa trên da. Các hoạt chất trong dầu gội có thể làm các mảng bám trên da đầu nhanh tiêu đi kèm công dụng làm mềm da. Một số loại chứa chất chống viêm giúp loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt da cũng như trong chân tóc có trong dầu gội trị vảy nến gồm:
- Acid salicylic: Đây là hợp chất giúp bong sừng, bạt vảy giúp giảm lượng vảy trên da, các mảng bám sẽ mềm ra, loại bỏ dần. Cần chú ý nồng độ phù hợp vì nồng độ acid salicylic cao dễ gây kích ứng, rụng tóc tạm thời.
- Coal tar: Được chưng cất từ than đá có chứa hợp chất giúp làm giảm sự phát triển quá mức của các tế bào da. Nó cũng giúp bệnh nhân giảm ngứa. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ vì coal tar có thể gây ra một số tác dụng phục nguy hiểm như teo da cục bộ, ung thư biểu mô tế bào vảy.
- Clobetasol propionate: Bệnh nhận chỉ nên sử dụng loại dầu gội này tối đa 4 tuần, và giảm dần xuống 1-2 lần/tuần.
Lưu ý: Dầu gội trị vảy nến chỉ có tác dụng điều trị da đầu không có tác dụng làm sạch tóc, vì thế người bệnh vẫn cần sử dụng các loại dầu gội làm sạch theo hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng những sản phẩm này được coi là các điều trị tạm thời tại chỗ, hỗ trợ quá trình điều trị tổng hợp và không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Sau một thời gian điều trị bằng dầu gội bệnh nhân sẽ phải chuyển sang phương pháp điều trị tại chỗ khác vì sử dụng quá thường xuyên dầu gội trị vảy nến sẽ kém hiệu quả dần.
Top 7 loại dầu gội trị vảy nến da đầu phổ biến
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại dầu gội điều trị bệnh hiệu quả. Tiêu biểu có thể kể đến 4 loại dầu gội dưới đây:
1. Dầu gội chứa acid salicylic
Acid salicylic được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến. Chất này giúp làm bong lớp sừng, bật vảy và loại bỏ da chết. Ngoài ra dùng dầu gội chứa acid salicylic giúp làm mềm và mịn da loại bỏ vảy trắng trên các tổn thương bên ngoài.
Một số sản phẩm chứa acid salicylic được tin dùng như:
- Neutrogena T/Sal Ther Treatment
- Kertyol PSO Shampoo – Ducray
- Avalon organics
- Dầu gội L’Oreal Professionnel Serie
- Bioderma node K
- Vichy dercos
Nếu dùng acid salicylic cho da đầu cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ da liễu. Loai dầu gội này chống chỉ định cho trẻ em dưới 12 tuổi, người dị ứng với các thành phần của dầu gội, phụ nữ mang thai và cho con bú. Một số trường hợp gặp kích ứng khi sử dụng dầu gội có thành phần này, do vậy nếu thấy có dấu hiệu bất thường,người bệnh nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

2. Dầu gội trị vảy nến da đầu chiết xuất thảo dược
Một số thảo dược thiên nhiên có tác dụng hạn chế sự phát triển của mảng bám vảy nến, giúp da đầu khỏe mạnh như bồ kết, đinh hương, kinh giới, thảo dược hương nhu, xả… Các loại dầu gội chiết xuất từ những thảo dược trên có khả năng làm dịu nhẹ triệu chứng vảy nến da đầu cũng như an toàn hơn với người bệnh.
Một số sản phẩm tiêu biểu được kể đến:
- Dầu gội đặc trị gàu và vảy nến Orzen
- Dầu gội dược liệu Thái Dương
- Dầu gội thảo dược Henna
Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, chống chỉ định với người dị ứng với thành phần trong dầu gội.
3. Dầu gội chứa nhựa than coal tar
Coal tar- nhựa than đá là chất lỏng màu nâu hoặc đen có độ nhớt cao. Đây là thành phần trong các dược liệu chỉ định để làm giảm ngứa, khô da hay các kích ứng do bệnh vảy nến gây ra. Dầu gội chứa coal tar tác dụng hạn chế hiện tượng đỏ ngứa và bong tróc da của vảy nến da đầu.
Người bệnh có thể tìm được thành phần này trong các sản phẩm dầu gội như:
- Dầu gội Keratolytic
- Dầu gội trị vảy nến da đầu Redwin coal tar shampoo
- Dầu gội trị liệu Scalp 1 Medicated Coal tar
Tuy có tác dụng trong điều trị bệnh nhưng coal tar vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ như:
- Teo da cục bộ
- Gây viêm nang lông
- Giảm sắc tố da…
Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thấy có các dấu hiệu trên khi sử dụng dầu gội chứa nhựa than đá.

4. Dầu gội chứa selenium sulfide trị vảy nến da đầu
Selenium sulfide là chất chống nấm có trong nhiều loại dầu gội. Chất này có tác dụng giảm kích ứng và ngứa ngáy ngoài da, giảm tế bào gầu trên da đầu, tiêu diệt các loại nấm thường gặp vùng da đầu..
Các sản phẩm chứa hoạt chất này phổ biến là:
- Dầu gội Head & Shoulder Clinical
- Selsun Blue
5. Dầu gội chứa kẽm pyrithione
Kẽm pyrithione có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn và nấm có hại trên da. Dầu gội chứa loại kẽm này có vai trò trị vảy nến. Nhiều loại dầu gội nổi tiếng sử dụng thành phần này trong sản phẩm của mình như:
- Dầu gội và xả tóc Eqquate
- Dầu gội Schauma
6. Dầu gội có Clobetasol propionate
Với trường hợp bệnh phức tạp,bệnh nhân có thể sử dụng dầu gội chứa propionate theo đơn của bác sĩ. Hoạt chất này có tác dụng ức chế quá trình gây viêm da được sử dụng để điều trị ngắn ngày cho các bệnh vảy nến. Các sản phẩm có thành phần gồm Clobetasol propiopnate như: Dầu gội Etrivex, Clobex Shampoo…
Loại dầu gội này có thể đem đến tác dụng phụ như khô da, nổi mụn thậm chí là ức chế tuyến thượng phận gây viêm mô tế bào.Chống chỉ định cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú. Người bệnh chỉ nên sử dụng dầu gội này trong thời gian ngăn và dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Lưu ý trong việc chăm sóc da đầu khi bị bệnh
Sử dụng các loại dầu gội trị vảy nến da đầu,người bệnh nên lưu ý đến các vấn đề như: loại dầu gội, tần suất gội đầu và thao tác gội đầu và nhiệt độ nước. Một số vấn đề sau trong việc sử dụng dầu gội nên ghi nhớ:
- Việc gội đầu nên thực hiện từ 3-4 lần/tuần để loại bỏ các bụi bẩn cũng như vi khuẩn và nấm gây bệnh trên da. Không nên gội đầu quá nhiều và liên tục nhiều ngày bởi sẽ làm mất đi lớp ceramide bảo vệ cho da đầu.
- Không nên sử dụng các loại dầu gội có thành phần tẩy rửa mạnh (đặc biệt là chứa hàm lượng lớn natri lauryl sulfat) vì sẽ làm kích ứng và tăng tiết nhiều dầu trên da đầu hơn. Có thể sử dụng những thành phần thiên nhiên lành tính để gội đầu
- Nước sử dụng để gội đầu nên là nước sạch và có nhiệt độ mát hoặc hơi ấm. Tránh dùng nước quá nóng sẽ gây tổn thương da đầu và chân tóchay nước quá lạnh có thể khiến da đầu bị co lạnh. Khi gội đầu, nên dùng lực nhẹ nhàng, tránh chà xát hay gãi mạnh sẽ gây nên các vết xước trên da đầu, làm tổn thương da đầu. Khi da đầu bị tổn thương thì sẽ dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, gây viêm da đầu và rụng tóc.
- Ngoài việc sử dụng dầu gội đặc trị, khi bị vảy nến da đầu, người bệnh nên kết hợp với việc bảo vệ da đầu khỏi khói bụi ô nhiễm hay các tác nhân gây hại. Phải bảo vệ tóc trước tác hại của ánh sáng mặt trời và các tác nhân có hại khác. Khi đi ra ngoài trời có nắng thì nên có các biện pháp bảo vệ tóc và da đầu như đội mũ, đi ô,… Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc nhuộm, thuốc tẩy, gel xịt tóc,… trong lúc da đầu bị vảy nến vì có thể gây kích ứng, viêm nặng và rụng tóc nhiều.
Chế độ sinh hoạt phù hợp cho bệnh vảy nến da đầu cần lưu ý:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt nên bổ sung các chất, vitamin và khoáng chất tốt cho tóc như vitamin H, A, D, C, kẽm, protein,…
- Uống đủ nước.
- Hạn chế ăn các thực phẩm kích thích sản sinh gàu như cà phê, thực phẩm nhiều chất bẽo bão hòa, thực phẩm chế biến sẵn.
- Tăng cường rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Trên đây là một số thông tin và cách lựa chọn dầu gội trị vảy nến da đầu người bệnh nên ghi nhớ. Các sản phẩm mang tính chất hỗ trợ điều trị không thể thay thế hoàn toàn các liệu pháp y học. Hy vọng người bệnh đã có cho mình lựa chọn phù hợp cho việc điều trị bệnh.
ArrayArrayNgày Cập nhật 07/06/2024