Xuất Huyết Dạ Dày Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Xuất huyết dạ dày (xuất huyết bao tử) là bệnh lý có tỷ lệ người mắc ngày càng tăng cao trong những năm qua. Đây là tình trạng nặng của nhiều bệnh lý về dạ dày, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Cùng tìm hiểu ngay về bệnh và cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả nhiều người bệnh tin dùng ngay sau đây. 

Xuất huyết dạ dày là gì? Có nguy hiểm không? 

Xuất huyết (chảy máu dạ dày) là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu do tổn thương chưa được chữa trị kịp thời. Chảy máu dạ dày được xem là biến chứng cấp tính, đặc biệt nguy hiểm của nhiều bệnh lý dạ dày.

Trong giai đoạn đầu, người bệnh triệu chứng chưa xuất hiện rõ rệt. Vì vậy, nhiều người bệnh còn lơ là và chưa chữa trị ngay. Tuy nhiên, bạn có thể mắc nguy cơ thiếu máu trầm trọng nếu không phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. 

Xuất huyết dạ dày có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh
Xuất huyết dạ dày có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh

Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh thường xuyên gặp một số tình trạng như: 

  • Mất máu nhiều dẫn đến suy nhược cơ thể, da xanh xao, mệt mỏi kéo dài 
  • Thiếu máu cũng là một nguyên nhân dẫn đến suy tim ở người bệnh 
  • Tụt huyết áp, mạch nhỏ nhanh dẫn đến khó thở 

Nếu không được sơ cứu cầm máu kịp thời, xuất huyết dạ dày có thể làm người bệnh co giật và nguy hiểm đến tính mạng. 

Vậy tại sao bệnh xuất huyết dạ dày lại nguy hiểm như vậy? Nguyên nhân xuất phát từ đâu? Bạn đọc hãy theo dõi tiếp thông tin trong bài viết để tìm được câu trả lời chính xác nhất. 

Các nguyên nhân xuất huyết dạ dày thường gặp

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, 40% người bệnh gặp hiện tượng chảy máu dạ dày có tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính. 

Những vết viêm loét nặng không chữa trị kịp thời ăn sâu, bào mòn, tác động đến mạch máu. Những mạch máu bị giãn nở, gây nên hiện tượng sưng tấy, có nhiều ban đỏ. Nếu không có thuốc đặc trị, mạch máu sẽ bị vỡ gọi là xuất huyết trong. Lúc này người bệnh thường xuyên bị đau, đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu tương. 

Bên cạnh đó, những thói quen sống thiếu khoa học cũng là điều kiện tuyệt vời cho vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến chảy máu. 

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

Người xưa có câu” phòng bệnh hơn chữa bệnh”, biết được nguyên nhân để phòng bệnh. Đồng thời, bạn đọc hãy nắm rõ những triệu chứng của xuất huyết dạ dày để kịp thời chữa trị tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. 

Nằm lòng những triệu chứng của xuất huyết dạ dày

Đối tượng mắc xuất huyết dạ dày thường nằm trong đối tượng từ 30-35 tuổi. Trong đó, tỉ lệ nam giới cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều nên biết triệu chứng xuất huyết dạ dày để bảo vệ tính mạng của bản thân và những người xung quanh. 

1/ Nôn ra máu

Nôn ra máu là dấu hiệu chảy máu dạ dày cơ bản ai cũng có thể gặp phải. Người bệnh thường cảm thấy tanh trong miệng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn ra máu có lẫn thức ăn. Người bệnh có thể nôn ra máu tươi hoặc máu đen tùy vào tình trạng bệnh. 

2/ Đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu tươi, phân đen, có mùi hôi tanh,là biểu hiện xuất huyết dạ dày điển hình. Màu sắc của phân đen sẫm chứng tỏ người bệnh đang tiến đến giai đoạn xuất huyết nặng. 

3/ Đau vùng thượng vị 

Cơn đau dữ dội xuất hiện vùng trên rốn khiến người bệnh bị căng bụng, vã mồ hôi lạnh, mặt tái nhợt… Khi thấy biểu hiện này, người bệnh cần đi cấp cứu ngay lập tức, tránh những nguy hiểm không đáng có.

Đau rát vùng bụng trên rốn
Đau rát vùng bụng trên rốn là triệu chứng thường gặp phải của bệnh nhân xuất huyết dạ dày

4/ Thiếu máu

Người bệnh xuất huyết dạ dày thường có nguy cơ thiếu máu trầm trọng dẫn đến tình trạng: hoa mắt, chóng mặt, da tái nhợt, mạch đập yếu…

Khi thấy một trong những dấu hiệu trên xuất hiện, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Nếu trường hợp chảy máu nặng, hãy nhập viện ngay lập tức để cầm máu, bảo toàn tính mạng. 

Xuất huyết dạ dày có chữa khỏi không? Có phải mổ không? Nằm viện trong bao lâu?

Đây là những câu hỏi mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Xuất huyết dạ dày hoàn toàn có thể chữa trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Với trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà theo liệu trình của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về chữa bệnh, bỏ ngang phác đồ điều trị.

Đối với trường hợp chảy máu dạ dày nặng, bác sĩ thường được chỉ định người bệnh nhập viện. Sau khi áp dụng thuốc cầm máu, truyền dịch, bổ sung máu, triệu chứng bệnh vẫn không thuyên bệnh nhân cần được phẫu thuật để cầm máu bên trong. 

Phẫu thuật là một trong những phương pháp cầm máu
Người bệnh nên tìm đến các cơ sở uy tín để tiến hành phẫu thuật

Thông thường thời gian nhập viện của mỗi bệnh nhân tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh. Người bệnh chảy máu dạ dày phải phẫu thuật cần nhập viện điều trị trong vòng từ 2-3 tháng. 

Tuy nhiên, thời gian nằm viện còn phụ thuộc vào phác đồ điều trị bệnh nhân lựa chọn.

Xuất huyết dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì?

Để quá trình phục hồi sức khỏe diễn ra tốt hơn, trong quá trình điều trị, người bệnh xuất huyết dạ dày nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nhắc đến thực đơn ăn uống dành cho người xuất huyết dạ dày, Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, BV YHCT TW  khuyên dùng những thực phẩm sau đây: 

  • Thực phẩm có thể trung hòa acid dạ dày như: trứng, sữa,…
  • Sử dụng nước uống có chứa nhiều chất lỏng như trà gừng, nước sôi,…
  • Thức ăn chế biến dạng hấp, luộc, xay, nghiền nát dễ tiêu hóa và hạn chế sự co bóp của dạ dày. 
  • Thực phẩm giúp giảm tiết acid trào ngược như: cơm, bánh mì, cháo…

Bên cạnh đó người bệnh cũng nên lưu ý thêm, bệnh nhân xuất huyết dạ dày nên dùng nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh tình trạng ăn quá no hoặc quá đói.

Những thực phẩm người bệnh xuất huyết dạ dày nên tránh xa
Những thực phẩm người bệnh xuất huyết dạ dày nên tránh xa

Ngoài ra, bác sĩ Tuyết Lan còn cho biết thêm những thực phẩm người bệnh không nên sử dụng: 

  • Tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia,…
  • Không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, có nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe
  • Tránh xa đồ hộp và những loại thức ăn cứng, khó tiêu hóa

Để chữa khỏi dứt điểm xuất huyết dạ dày ngoài việc thiết lập chế độ ăn uống khoa học, người bệnh nên kết hợp với chế độ tập luyện, sinh hoạt lành mạnh. Ngoài ra, cần tìm một phương pháp chữa bệnh hiệu quả để có thể đẩy lùi bệnh từ gốc.

Phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày phổ biến hiện nay

Hiện nay, y học ngày phát triển, phác đồ điều trị dạ dày ngày càng nhiều khiến nhiều người bệnh không biết nên điều trị thế nào cho tốt. Để giải quyết lo lắng của bạn đọc, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia và đúc kết được 3 phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày thường được bác sĩ chỉ định. 

1/ Phương pháp điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn là phương pháp thường được bác sĩ chỉ định tất cả người bệnh chảy máu dạ dày. Các bước điều trị như sau: 

– Truyền máu cùng nhóm, ước lượng mất máu bao nhiêu, truyền bổ sung bấy nhiêu. Tuy nhiên, cơ thể người bệnh rất yêu nên truyền máu chậm, về sau giảm dần. 

– Để duy trì sức khỏe người bệnh ổn định trong quá trình điều trị, bác sĩ thường kết hợp truyền vitamin và truyền máu. 

Truyền máu là biện pháp khắc phục đầu tiên khi người bệnh bị chảy máu bao tử
Truyền máu là biện pháp khắc phục đầu tiên khi người bệnh bị chảy máu bao tử

Nếu sau khi điều trị bảo tồn, người bệnh vẫn nôn ra máu tươi, đi ngoài ra phân đen, thì bác sĩ sẽ tiến hành phác đồ điều trị nội và ngoại khoa. 

2/ Phương pháp điều trị bằng Tây y

Trong trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể phải sử dụng kháng sinh từ 10 đến 14 ngày. Đồng thời dùng các loại thuốc chữa lành vết loét từ 6 – 8 tuần. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật. Một số thủ thuật có thể được tiến hành bao gồm:

  • Phương pháp mổ nội soi áp dụng cho những người bệnh cao tuổi, có ổ loét bị chảy máu liên tục. Để cầm máu các bác sĩ sẽ tiến hành đốt điện hoặc laser. 
  • Phương pháp phẫu thuật áp dụng cho người bệnh xuất huyết dạ dày lần đầu, mất máu ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Sau khi phẫu thuật, rửa dạ dày bằng nước lạnh để cầm máu, người bệnh kết hợp uống thuốc chống co thắt, thuốc truyền tĩnh mạch để điều trị dứt điểm bệnh. 

Lưu ý: Người bệnh nên lựa chọn những bệnh viện lớn, uy tín để tiến hành điều trị nội, ngoại khoa. Tuyệt đối không đánh cược tính mạng bản thân vào những bệnh viện giá rẻ, dịch vụ y tế chất lượng kém. 

3/ Điều trị chảy máu dạ dày bằng thuốc Nam

Điều trị bệnh dạ dày bằng thuốc Đông y không còn xa lạ với tất cả bạn đọc. Theo ghi chép trong nhiều tài liệu YHCT, thuốc Đông chữa giúp kìm hãm tình trạng chảy máu dạ dày bằng cơ chế: ôn bổ tỳ vị, sơ can, điều lý, giải uất can tỳ; vừa cầm máu, vừa hạn chế sự phát triển của vi khuẩn HP, giảm viêm loét, phục hồi chức năng dạ dày. 

Trong Đông y có số vị thuốc Đông y quý có tác dụng cầm máu, làm lành vết viêm loét dày như: 

  • Bố chính sâm: bổ khí, kiện tỳ 
  • Ô tặc cốt: giảm dịch vị acid dạ dày
  • Nghệ: giảm đau, giảm viêm, cầm máu 
  • Bạch thược: chống viêm, chống co thắt dạ dày
  • Quán chúng: khôi phục chức năng dạ dày 
  • Cam thảo: bổ máu, tạo lớp màng bảo vệ dạ dày phòng tránh tổn thương, gây chảy máu dạ dày