Xuất Huyết Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? – Cách Khắc Phục An Toàn

Bệnh xuất huyết dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, nếu người bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không, có thể đọc bài viết bên dưới để có cách điều trị và phòng ngừa phù hợp.

cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày
Tìm hiểu thông tin về bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không

Bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Xuất huyết dạ dày là các triệu chứng rối loạn gây chảy máu ở đường tiêu hóa. Máu có thể được tìm thấy trong chất nôn hoặc phân của người bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều có có thể nhìn thấy máu bằng mắt thường. Thay vào đó, người bệnh có thể có phân màu đen hoặc màu nhựa đường.

Các triệu chứng xuất huyết dạ dày có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Do đó, rất khó để trả lời chính xác vấn đề bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không. Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc sự tổn thương ở dạ dày, các triệu chứng liên quan cũng như phương pháp điều trị.

Vì vậy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị ngay khi nhận thấy các triệu chứng xuất huyết dạ dày. Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện rõ ràng hoặc không phụ thuộc vào vị trí xuất huyết (bao gồm gần miệng, thực quản, dạ dày hoặc tá tràng) và tốc độ xuất huyết.

Tuy nhiên, tình trạng xuất huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Nôn ra máu hoặc nôn ra chất dịch màu nâu sẫm hay trông giống bã cà phê.
  • Phân đen hoặc có màu nhựa đường.
  • Chảy máu từ trực tràng, thường đi kèm với việc đi ngoài ra máu.
xuất huyết bao tử có triệu chứng gì
Nôn ra máu là dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày

Trong một số trường hợp, tình trạng xuất huyết dạ dày có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Các dấu hiệu nguy hiểm bao gồm:

  • Khó thở
  • Ngất xỉu
  • Đau tức ngực
  • Đau bụng
  • Mất thị lực

Ngoài ra, đôi khi xuất huyết tiêu hóa có thể bắt đầu một cách đột ngột và tiến triển nhanh chóng. Điều này khiến người bệnh bị sốt, hạ huyết áp, mạch đập nhanh, mất ý thức và có thể gây tử vong. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng, hãy gọi cho cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

Chẩn đoán và điều trị xuất huyết dạ dày

Nếu nhận thấy các dấu hiệu xuất huyết dạ dày, đặc biệt là các dấu hiệu nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

1. Chẩn đoán

Để chẩn đoán tình trạng xuất huyết dạ dày, bác sĩ có thể kiểm tra lịch sử y tế và thể chất của người bệnh. Bác sĩ cũng có thể tìm hiểu các dấu hiệu như phân đen (hoặc đỏ), đau dạ dày hoặc tình trạng xuất huyết nội trong quá khứ.

xuất huyết dạ dày tử vong
Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng xuất huyết dạ dày

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị các xét nghiệm chẩn đoán liên quan như:

  • Xét nghiệm máu: Người bệnh cần xét nghiệm công thức máu để kiểm tra tốc độ đông máu, số lượng tiểu cầu và kiểm tra chất lượng chức năng gan.
  • Xét nghiệm phân: Bác sĩ có thể yêu cầu phân tích phân để tìm kiếm dấu hiệu xuất huyết.
  • Nội soi đường tiêu hóa trên: Thông qua ống nội soi đi qua mũi hoặc miệng vào dạ dày để xác định tổn thương cũng như nguyên nhân cụ thể gây xuất huyết dạ dày.
  • Nội soi đại tràng: Được thực hiện thông qua việc đưa một camera nhỏ vào trực tràng để bác sĩ có thể kiểm tra ruột già và trực tràng của người bệnh.
  • Chụp X – quang: Trong xét nghiệm này, người bệnh có thể được sử dụng một chất lỏng có chứa bari. Sau đó, bác sĩ sử dụng tia X để kiểm tra các dấu hiệu bất thường trong dạ dày.
  • Chụp động mạch: Bác sĩ có thể tiêm thuốc phản quang vào tĩnh mạch và tiến hành chụp CT hoặc MRI. Thuốc phản quang có thể phát sáng ở các khu vực tổn thương.

Trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng, các xét nghiệm không xâm lấn có thể không mang lại hiệu quả chẩn đoán. Lúc này bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để kiểm tra toàn bộ ruột non. Tuy nhiên, điều này thường hiếm khi xảy ra.

2. Điều trị xuất huyết dạ dày

Trong hầu hết các trường hợp tình trạng xuất huyết dạ dày có thể tự cải thiện. Nếu điều này không xảy ra, phương pháp điều trị phụ thuộc vào vị trí chảy máu.

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể đưa thuốc hoặc thực hiện các thủ tục cầm máu trong lúc nội soi xét nghiệm. Đôi khi xuất huyết dạ dày có thể liên quan đến viêm loét dạ dày hoặc polyp dạ dày.

Bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không
Thông thường tình trạng xuất huyết dạ dày có thể tự cải thiện ngay sau đó

Bên cạnh đó, các phương pháp thường được chỉ định điều trị xuất huyết tiêu hóa bao gồm:

  • Việc điều trị ban đầu thường bao gồm truyền dịch. Tuy nhiên, trong các trường hợp khẩn cấp, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu hoặc truyền dịch cấp cứu.
  • Tiêm chất đông máu hoặc vùng xuất huyết hoặc sử dụng dụng cụ dò nhiệt, đốt điện, tia laser để làm lành khu vực xuất huyết.
  • Tiêm thuốc đông máu hoặc các chất khác vào mạch máu để kiểm soát tình trạng xuất huyết.

Nếu nội soi và phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị. Ngoài ra, để đề phòng xuất huyết, bác sĩ có thể đề nghị điều trị các bệnh lý như:

Nhiễm trùng vi khuẩn Hp

Phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Người bệnh xuất huyết dạ dày có thể cần ít nhất một vài tuần để cải thiện tình trạng. Do đó, người bệnh cần tránh sử dụng thuốc giảm đau NSAID để tránh gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Nếu người bệnh bị chảy máu nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện để theo dõi, điều trị và có biện pháp xử lý kịp thời.

Để phòng ngừa tình trạng xuất huyết tái phát, người bệnh cần tránh tiêu thụ rượu bia và không hút thuốc. Bên cạnh đó, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, tăng cường chất xơ, rau quả để cải thiện sức khỏe hệ thống tiêu hóa.

Tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát tình trạng tái xuất huyết và có biện pháp xử lý phù hợp.

Hầu hết các trường hợp uất huyết dạ dày được điều trị phù hợp đều có thể phục hồi và không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Array

Ngày Cập nhật 12/06/2024