Viêm Loét Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị

Viêm loét dạ dày gây ra những cơn đau và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Mọi lứa tuổi đều là đối tượng của căn bệnh này. Để dứt điểm bệnh, bạn đọc nên nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và các loại thuốc đặc trị. Hãy theo dõi bài viết để biết được thông tin!

Chuyên gia lý giải về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Trong bài viết này, chuyên mục sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về đầu bệnh. Hiểu rõ về bệnh giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý, hãy cùng theo dõi!

Loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến hiện nay

1/ Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?

Bệnh viêm loét dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng, là tổn thương gây loét trên bề mặt dạ dày hoặc tá tràng. Những tổn thương này xảy ra khi màng lót của dạ dày, tá tràng bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra. Vết loét ở dạ dày thường nhiều hơn gấp 4 lần ở tá tràng.

Bệnh loét dạ dày – tá tràng ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

2/ Loét dạ dày hành tá tràng có nguy hiểm không?

Với tâm thế chủ quan, người bệnh thường lơ là với những biểu hiện của bệnh ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, ít người biết rằng, viêm loét dạ dày có diễn biến nhanh và nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng như:

  • Xuất huyết dạ dày: Vết viêm loét không được chữa trị sớm gây ra hiện tượng chảy máu dạ dày. Người bệnh thường nôn ra máu tươi kèm thức ăn hoặc đi ngoài ra phân đen có mùi hôi tanh.
  • Thủng dạ dày: là biến chứng dễ gặp thứ 2 đứng sau chảy máu dạ dày. Người bệnh thường có biểu hiện đau bụng dữ dội như dao đâm.
  • Hẹp vị môn: biểu hiện đau dữ dội, căng tức vùng thượng vị, nôn ra thức ăn.
  • Ung thư dạ dày: người mắc viêm loét dạ dày tá tràng có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày nhiều hơn gấp nhiều lần bệnh nhân khác.
Loét dạ dày tá tràng có xu hướng ngày tăng cao
Loét dạ dày tá tràng có xu hướng ngày tăng cao

Vậy tại sao bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại Việt Nam lại tăng cao như vậy? Nguyên nhân gây bệnh là do đâu? Hãy cùng theo dõi tiếp thông tin trong bài viết để tìm được câu trả lời chính xác nhất. 

Nguyên nhân loét dạ dày tá tràng người bệnh cần biết

Hiện nay có 5 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

nguyên nhân loét dạ dày
Các nguyên nhân gây bệnh cần lưu ý
  • Lạm dụng thuốc Tây có chứa nhiều naproxen, ibuprofen và thuốc giảm đau NSAID làm phá hủy màng bảo vệ dạ dày, bào mòn và gây tổn thương niêm mạc dạ dày 
  • Sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích bào mòn niêm mạc dạ dày tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ẩn gây nên tổn thương
  • Thường xuyên sử dụng nhiều đồ cay nóng, chiên rán, đồ ăn nhiều chất phụ gia gây kích thích tiết acid dạ dày, gây ra hiện tượng trào ngược
  • Stress, căng thẳng, áp lực cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dư thừa acid, gây viêm loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày
  • Vi khuẩn HP có khả năng trung hòa acid và trú ẩn ở lớp niêm mạc dạ dày, nhờ đó loại vi khuẩn này tiết ra hoạt chất gây loét niêm mạc dạ dày. 

Nếu bạn thường xuyên lặp lại những thói quen sống trên, hãy dừng lại ngay để ngăn chặn viêm loét dạ dày tàn phá cơ thể chính mình. Đồng thời, tiến hành thăm khám và điều trị nếu triệu chứng bệnh xuất hiện. 

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng 10 người như 1

Đa số người bệnh đều chưa hiểu rõ những biểu hiện của loét dạ dày tá tràng. Từ đó, dẫn đến nhiều trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính mới bắt đầu chữa trị. 

Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm, bạn đọc hãy ghi nhớ 5 triệu chứng phổ biên dưới đây: 

  • Cảm giác đau, nóng rát vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu phổ biến hầu hết người bệnh thường mắc phải. Cơn đau tại vùng bụng giữa rốn và lan rộng ra vùng sau lưng. Người bệnh thường đau sau khi ăn khoảng 2-3h. Bên cạnh đó, cơn đau dạ dày thường xuyên vào ban đêm, kéo dài khiến người bệnh mất ngủ, suy nhược cơ thể trầm trọng. 
  • Khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, nóng rát xương ức: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dẫn đến chức năng dạ dày bị rối loạn, tiêu hóa kém. Vì vậy, khi ăn xong người bệnh thường có cảm giác căng tức bụng, trào ngực ảnh hưởng đến vùng xương ức. 
  • Buồn nôn: Tình trạng này xuất hiện thường xuyên sau khi ăn
  • Nôn ra máu: Người bệnh thường nôn ra máu kèm thức ăn, hoặc đi ngoài phân đen có mùi hôi tanh. Đây là dấu hiệu của loét dạ dày nặng, đe dọa đến tính mạng.

“Đúng thầy, đúng thuốc” chữa viêm loét dạ dày tá tràng dứt điểm

Thuốc dân gian, thuốc tân dược và thuốc Nam là 3 phương pháp người bệnh thường áp dụng chữa loét dạ dày – tá tràng. Tuy nhiên, người bệnh nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng để tìm ra phương pháp tối ưu nhất. 

1/ Thuốc Tây điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Bệnh nhân được khám và làm các thủ thuật nội soi dạ dày để xác định tình trạng bệnh. Sau đó, tùy vào mức độ, sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị. 

Một số nhóm thuốc thường dùng để điều trị phải kể đến như: 

  • Nhóm thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP: Clarithromycin, amoxicillin, metronidazol,…
  • Nhóm chống tăng tiết dịch vị: omeprazol, lansoprazol, pantoprazol…
  • Nhóm thuốc tăng bảo vệ niêm mạc dạ dày: Misoprostol, rebamipide, sucralfate,…
Ưu, nhược điểm khi chữa bệnh bằng Tây y 
Ưu, nhược điểm khi chữa bệnh bằng Tây y

Thuốc Tây có tác dụng nhanh chóng, giảm ngay những triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc tân dược một số người bệnh thường hay gặp tác dụng của thuốc như buồn nôn, chóng mặt, nhờn thuốc… 

Vì vậy, trước khi sử dụng phương pháp điều trị này, bạn đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ và không nên tự mua thuốc về điều trị. 

2/ Khắc phục viêm loét bằng thuốc dân gian

Từ xa xưa ông cha ta đã tìm ra nhiều loại thực phẩm có công dụng chữa loét dạ dày tá tràng. Sau đây là 3 bài thuốc giảm ngay cơn đau người bệnh thường áp dụng: 

  • Sử dụng nghệ: Tinh bột nghệ ăn cùng sữa chua là một bài thuốc hữu hiệu. Bên cạnh đó, có thể ngâm mật ong và nghệ tươi, ngậm 2 lần/1 ngày để giảm đau do viêm loét vùng dạ dày – tá tràng gây ra. 
  • Sử dụng chuối xanh và mật ong: Phơi khô chuối xanh, nghiền thành bột. Trộn mật ong và bột chuối xanh ăn trước bữa chính, sử dụng 2 lần/ ngày. 
Nên kết hợp thuốc dân gian cùng liệu trình đặc trị để mang lại hiệu quả cao
Nên kết hợp thuốc dân gian cùng liệu trình đặc trị để mang lại hiệu quả cao

Những bài thuốc dân gian có ưu điểm dễ tìm kiếm nguyên liệu, giá thành rẻ. Tuy nhiên,phương pháp này chỉ phù hợp với người bệnh giai đoạn đầu. Đồng thời đây không được xem là cách điều trị mà chỉ là mẹo truyền miệng, hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh.

Do vậy, người bệnh cần lưu ý trước khi sử dụng nên tham khảo thêm lời khuyên của chuyên gia. 

3/ Thuốc Nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Những năm gần đây, người mắc bệnh lý dạ dày ngày càng e ngại về tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị. Nhiều bệnh nhân đã đặt ra câu hỏi: Phương pháp nào chữa bệnh hiệu quả mà không gây buồn nôn, chóng mặt, đau đầu?

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, tôi đề cao phương pháp điều trị bằng thuốc Nam. Bởi lẽ, những vị thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính, và đặc biệt không có tác dụng phụ.

Bên cạnh đó, hiệu quả của thuốc Nam không thua kém gì thuốc Tây. Từ 1-2 tuần đầu tiên, người bệnh giảm nhanh triệu chứng. Từ 2-3 tháng niêm mạc dạ dày ổn định, chức năng dạ dày được khôi phục và chống tái phát bệnh hiệu quả. 

Thực đơn ăn uống hoàn hảo dành cho người bị viêm loét dạ dày

Chế độ dinh dưỡng không những giúp người bệnh phục hồi sức khỏe mà còn phòng chống bệnh tái phát hiệu quả. 

1/ Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? 

Người bệnh có thể tham khảo 4 nhóm thức ăn chuyên gia khuyên dùng dưới đây: 

  • Thực phẩm giàu đạm và protein: thịt, sữa, cá sông, trứng… thức đẩy quá trình làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày 
  • Bổ sung chất xơ và vitamin: Người bệnh nên sử dụng nhiều hoa quả và rau mỗi ngày. Chú ý không nên dùng loại thực phẩm chua, có chứa nhiều acid. 
  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Cơm, cháo ,ngô, khoai… chứa nhiều tinh bột, giúp trung hòa acid dạ dày, hạn chế dư thừa. 
  • Thực phẩm mềm xốp để không làm tổn thương niêm mạc dạ dày. 

2/ Bị loét dạ dày tá tràng nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh cũng nên chú ý tránh xa những thực có hại như: 

  • Thức ăn kích thích tiết acid dịch vị: rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, thức ăn chua, cay, nóng…
  • Thức ăn cứng, gây cọ xát, tổn thương niêm mạc dạ dày: rau già nhiều xơ, thịt sụn, đồ ăn cứng…
  • Thức ăn khó tiêu, nhiều chất béo, thừa đạm.

Viêm loét dạ dày tá tràng có chuyển biến khá phức tạp và gây nên ung thư dạ dày. Vì vậy, người bệnh hãy điều trị ngay khi phát hiện bệnh, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. 

Hi vọng những thông tin trên đây là hữu ích với bạn trong quá trình điều trị các chứng bệnh dạ dày. Chúc bạn tìm được liệu trình thích hợp để sớm thoát khỏi phiền toái do căn bệnh này gây nên.