Viêm Dạ Dày Cấp Nên Ăn Gì Để Bệnh Không Tiến Triển Nặng?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Do đó khi dạ dày bị viêm cấp tính, cần bổ sung các thực phẩm lành mạnh để hỗ trợ giảm viêm, phục hồi niêm mạc và cải thiện các triệu chứng khó chịu. Vậy Viêm dạ dày cấp nên ăn gì?

Viêm dạ dày cấp nên ăn gì
Viêm dạ dày cấp nên ăn gì?

Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với bệnh viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm do nhiễm khuẩn hoặc ảnh hưởng của các tác nhân độc hại (thuốc NSAID, corticoid,…). Bệnh lý này thường khởi phát triệu chứng đột ngột, diễn tiến nhanh chóng và có nguy cơ phát triển thành viêm dạ dày mãn tính nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.

Dạ dày là cơ quan lưu trữ và tiêu hóa thức ăn. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm hạn chế hoạt động bài tiết dịch vị và làm chậm quá trình ăn mòn niêm mạc dạ dày.

Hơn nữa, chế độ ăn lành mạnh còn giúp làm giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột và hạn chế các triệu chứng của viêm dạ dày cấp như đau thượng vị dữ dội, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn ói,…

Trên thực tế, người có chế độ ăn và sinh hoạt khoa học có thể kiểm soát viêm dạ dày cấp trong thời gian ngắn. Trong khi đó, người có thói quen ăn uống bừa bãi và thiếu khoa học có thể kích thích hiện tượng viêm lan rộng và gây tình trạng loét niêm mạc.

đau dạ dày cấp nên ăn gì
Thói quen ăn uống ảnh hưởng trực tiếp lên cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng

Ngoài ra, ăn uống không lành mạnh còn làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori – tác nhân chính gây ra hàng loạt các vấn đề ở dạ dày như loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản và ung thư dạ dày. Chính vì vậy, người mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa nói chung và người bị viêm dạ dày cấp nói riêng nên thực hiện chế độ ăn khoa học để kiểm soát triệu chứng và tác động tích cực đến quá trình điều trị.

Nguyên tắc ăn uống cho người bị viêm dạ dày cấp

Khác với người khỏe mạnh, người bị viêm dạ dày cấp thường gặp khó khăn khi tiêu hóa thức ăn. Vì vậy khi ăn uống, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn: Ăn quá no có thể khiến dạ dày căng phồng, tăng tiết dịch vị và kích thích cơn đau thượng vị bùng phát. Vì vậy khi bị viêm dạ dày cấp, bạn nên chia nhỏ 3 bữa chính thành 4 – 5 bữa nhỏ để giảm áp lực lên dạ dày và hạn chế bùng phát các triệu chứng khó chịu. Mỗi bữa ăn chỉ dung nạp một lượng thực phẩm vừa đủ, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói và 2 bữa ăn phải cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.
  • Hạn chế thức ăn, đồ uống gây hại cho dạ dày: Trong thời gian điều trị, cần tránh một số loại thức ăn và đồ uống gây hại cho dạ dày như rượu bia, cà phê, trà đặc, thức ăn chứa nhiều axit, dầu mỡ và gia vị. Bên cạnh đó nên hạn chế nhóm thức ăn gây đầy bụng và khó tiêu.
  • Bổ sung thực phẩm lành mạnh: Ngoài tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, các loại thực phẩm lành mạnh còn giúp điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị, tăng cường phục hồi niêm mạc dạ dày và cải thiện sức khỏe tổng thể.
bị viêm dạ dày cấp nên ăn gì
Người mắc các vấn đề về dạ dày nên dùng món ăn có kết cấu mềm, lỏng, ít dầu mỡ và gia vị
  • Chú ý cách chế biến món ăn: Cách chế biến món ăn ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng và hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Để tránh tác động xấu đến tiến triển của bệnh, bạn nên hạn chế các phương thức chế biến như chiên, xào, nướng, sấy,… Thay vào nên dùng món ăn luộc, hấp, nấu cháo, hầm,… để giảm áp lực lên dạ dày và tối ưu hoàn toàn thành phần dinh dưỡng trong thức ăn.
  • Ăn chậm – nhai kỹ: Thói quen ăn chậm – nhai kỹ giúp làm mềm thức ăn và giảm hoạt động co bóp quá mức của dạ dày. Bên cạnh đó, thói quen này còn kích thích khoang miệng tiết nước bọt giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và hạn chế áp lực lên cơ quan tiêu hóa.
  • Ăn chín uống sôi: Bệnh viêm dạ dày cấp có thể nghiêm trọng hơn khi dùng thực phẩm sống hoặc tái. Hầu hết các loại thực phẩm chưa được nấu chín hoàn toàn đều chứa các loại ký sinh trùng gây hại cho niêm mạc dạ dày và đường ruột. Vì vậy trong thời gian điều trị bệnh, nên ăn chín uống sôi để hạn chế nhiễm trùng đường tiêu hóa.
  • Đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn: Khi ăn uống, nên đa dạng thực phẩm nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu chỉ tập trung vào một số nhóm thực phẩm, cơ thể có nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng sụt cân, giảm sức khỏe và khả năng đề kháng.

Bị viêm dạ dày cấp nên ăn gì?

Như đã đề cập, một số loại thực phẩm không chỉ có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể mà còn hỗ trợ giảm viêm, hạn chế bài tiết dịch vị và điều hòa hoạt động co bóp của dạ dày. 

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm này có thể làm giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ quá trình điều trị viêm dạ dày cấp.

Một số loại thực phẩm tốt cho người bị viêm dạ dày cấp, bao gồm:

1. Rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây là nhóm thực phẩm lành mạnh và được khuyến khích dùng cho người gặp các vấn đề về tiêu hóa. Nhóm thực phẩm này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có tác dụng tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ giảm viêm ở niêm mạc dạ dày.

bị viêm dạ dày cấp nên ăn gì
Rau xanh có tác dụng trung hòa axit và cải thiện tình trạng viêm loét ở dạ dày

Bên cạnh đó, một số loại rau xanh và trái cây còn tác dụng trung hòa dịch vị, ức chế hoạt động co bóp quá mức và làm chậm quá trình ăn mòn niêm mạc. Ngoài các lợi ích đối với dạ dày, nhóm thực phẩm này còn giúp điều hòa nhu động ruột, phòng ngừa táo bón, hỗ trợ làm sạch ký sinh trùng và vi khuẩn gây nhiễm trùng cơ quan tiêu hóa.

Vì vậy người bị viêm dạ dày cấp nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh và trái cây lành mạnh như rau cải, rau dền, mồng tơi, rau đay, cải xoăn, cam ngọt, bưởi, táo, lê, bơ, dưa hấu,…

2. Thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn

Các loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn như lá bạc hà, thìa là, gừng tươi, nghệ,… được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn cho người gặp các vấn đề về dạ dày – đặc biệt là những trường hợp khởi phát do vi khuẩn, nấm hoặc virus.

Bổ sung nhóm thực phẩm này đều đặn giúp ức chế nhiễm trùng, chống viêm và điều hòa hoạt động của dạ dày. Đồng thời hỗ trợ làm chậm quá trình ăn mòn niêm mạc, giảm hoạt động bài tiết axit và thúc đẩy chức năng của cơ quan tiêu hóa.

Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn như nghệ tươi, gừng,… còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ làm liền vết loét.

3. Sữa chua tốt cho người bị viêm dạ dày cấp

Phần lớn các trường hợp bị viêm dạ dày cấp đều khởi phát do sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại. Hại khuẩn bùng phát mạnh khiến dạ dày, đường ruột co bóp quá mức, tăng tiết dịch vị, gây viêm niêm mạc và khởi phát các triệu chứng lâm sàng.

bị viêm dạ dày cấp nên ăn gì
Sữa chua bổ sung nhiều lợi khuẩn cho cơ thể, điều hòa và cải thiện hoạt động tiêu hóa

Sữa chua được khuyến khích dùng cho người mắc các vấn đề về tiêu hóa vì chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều lợi khuẩn cho cơ thể. Bổ sung lợi khuẩn giúp làm giảm số lượng hại khuẩn trong dạ dày, đường ruột, đồng thời điều hòa và cải thiện chức năng tiêu hóa.

4. Thực phẩm giàu Omega 3 và chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh (chất béo không no) là loại lipid dễ chuyển hóa và có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Các loại chất béo không no như Omega 3, Omega 6, vitamin E,… có tác dụng bảo vệ tim mạch, hệ thần kinh và điều hòa hoạt động chuyển hóa.

Bên cạnh đó, dung nạp thực phẩm giàu chất béo lành mạnh còn tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống viêm và kiểm soát hoạt động của các vi khuẩn có hại. Bổ sung nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn giúp trung hòa axit dạ dày, giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của viêm dạ dày cấp như nôn ói, buồn nôn và đau thượng vị dữ dội.

Hơn nữa, sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh đều đặn còn giúp điều hòa chức năng của đường ruột, hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện chứng táo bón. Một số loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh bao gồm, cá hồi, quả bơ, cá thu, trứng, dầu ô liu, dầu dừa,…

5. Thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao

Thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn có kết cấu mềm và dễ tiêu hóa. Hơn nữa, hầu hết các loại thực phẩm giàu tinh bột đều có khả năng hấp phụ axit dư thừa, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hạn chế tình trạng viêm loét.

Ngoài ra, bổ sung nhóm thực phẩm này còn giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch và tăng khả năng chống chịu của cơ thể với cơn đau. Thực tế cho thấy ở người có sức khỏe yếu, bệnh viêm dạ dày cấp có xu hướng bùng phát và tiến triển phức tạp hơn so với người có thể trạng tốt.

bị viêm dạ dày cấp nên ăn gì
Thực phẩm giàu tinh bột cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và hỗ trợ hấp phụ lượng axit dư thừa

Ngoài các loại thực phẩm nói trên, bạn nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý để giúp cơ thể có thời gian phục hồi và tác động tích cực đến tiến triển của bệnh. Đồng thời nên hạn chế các loại thực phẩm và thức uống gây hại cho dạ dày và tác động xấu đến tiến triển của bệnh như thức ăn chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt, có gas, rượu bia, thức ăn chứa nhiều axit, dầu mỡ, gia vị,…

Bài viết đã giải đáp thắc mắc Người bị viêm dạ dày cấp nên ăn gì để hỗ trợ quá trình điều trị. Song song với chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, sử dụng thuốc đều đặn, hạn chế lao động nặng và kiểm soát căng thẳng để tác động tích cực đến tiến triển của bệnh.

XEM NGAY:

Array

Ngày Cập nhật 04/06/2024