Bệnh Viêm Dạ Dày Ở Trẻ Em Và Phác Đồ Điều Trị An Toàn Hiệu Quả
Bệnh viêm dạ dày ở trẻ em có thể khởi phát do lây nhiễm vi khuẩn Hp từ người lớn, ăn uống không điều độ hoặc do lạm dụng thuốc chống viêm. Để điều trị hiệu quả, trẻ cần thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán nhằm xác định nguyên nhân và áp dụng phác đồ tương ứng.
Bệnh viêm dạ dày ở trẻ em & dấu hiệu nhận biết
Viêm dạ dày là bệnh lý tiêu hóa phổ biến và thường gặp người từ 20 – 50 tuổi. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh cũng có thể khởi phát ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc bị viêm, gây đau bụng, khó chịu, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, khó tiêu và đầy bụng. So với người lớn, các bệnh dạ dày ở trẻ nhỏ thường có mức độ nhẹ hơn do ít có các yếu tố ảnh hưởng (chủ yếu do nhiễm khuẩn và chế độ ăn). Trong khi đó, viêm dạ dày ở người lớn còn bị ảnh hưởng bởi chế độ sinh hoạt, rối loạn thần kinh và yếu tố tâm lý.
Tuy nhiên trẻ nhỏ là nhóm đối tượng nhạy cảm và chưa có hệ miễn dịch hoàn chỉnh. Vì vậy nếu không tiến hành điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng phức tạp và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày ở trẻ em
Viêm dạ dày là hệ quả do nhiều nguyên nhân cộng hưởng. Nếu xảy ra ở trẻ em, nguyên nhân có thể là:
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh dạ dày ở trẻ nhỏ. Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn dạng xoắn, có khả năng sinh sống và phát triển trong môi trường axit. Sự xuất hiện của loại vi khuẩn này trong dạ dày có thể làm tăng hoạt động bài tiết dịch vị và dẫn đến hiện tượng ăn mòn niêm mạc. Phần lớn trẻ nhỏ bị nhiễm vi khuẩn Hp đều do lây từ cha mẹ hoặc người thân trong gia đình.
- Lạm dụng thuốc: Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị viêm dạ dày do lạm dụng các loại thuốc kháng viêm và giảm đau.
- Thói quen ăn uống: Cho trẻ ăn cơm quá sớm, thói quen ăn uống quá độ, thường xuyên uống nước ngọt có gas, dùng thức ăn nhanh,… có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về viêm dạ dày.
Đối với trẻ lớn, viêm dạ dày cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như:
- Căng thẳng quá mức: Căng thẳng do thi cử, điểm số,… cũng có thể khiến dạ dày bị rối loạn, co bóp quá mức và tăng tiết dịch vị. Nếu không kịp thời khắc phục, lượng axit dư thừa có thể xâm lấn vào các mô niêm mạc và gây ra hiện tượng viêm.
- Thức khuya: Trẻ vị thành niên thường có thói quen thức khuya và ngủ không đủ giấc. Ngoài ảnh hưởng đến thể trạng, các thói quen này còn gây rối loạn hệ thần kinh điều khiển hoạt động tiêu hóa và dẫn đến các bệnh lý như viêm dạ dày, táo bón, tiêu chảy,…
Ngoài những nguyên nhân trực tiếp, bệnh viêm dạ dày ở trẻ em còn có thể xảy ra do các yếu tố rủi ro như:
- Trẻ sinh sống trong môi trường ô nhiễm và xã hội kém phát triển
- Ô nhiễm nguồn nước
- Thường được người lớn mớm cơm
- Sử dụng vật dụng cá nhân với người lớn
- Không vệ sinh tay sau khi đại tiện và trước khi ăn
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm dạ dày ở trẻ em
Viêm dạ dày ở trẻ em thường không gây triệu chứng trong giai đoạn mới phát. Tuy nhiên khi niêm mạc bị viêm nặng, phụ huynh có thể nhận thấy một số triệu chứng như:
- Trẻ thường xuyên đau bụng: Đau bụng là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa còn non yếu và dễ bị kích thích khi ăn thực phẩm lạ. Tuy nhiên, bệnh viêm dạ dày chủ yếu gây đau ở vùng thượng vị (vùng bụng nằm trên rốn) và cơn đau thường khởi phát sau khi ăn no hoặc khi bụng quá đói.
- Hay buồn nôn và nôn mửa sau khi ăn: Tương tự bệnh viêm dạ dày ở người lớn, trẻ cũng có thể bị buồn nôn và nôn ói sau bữa ăn. Đây là hiện tượng do dạ dày co bóp và bài tiết axit quá mức.
- Đầy hơi, khó tiêu và ợ chua: Tình trạng tăng tiết dịch vị có thể gây ra các triệu chứng như ợ chua, khó tiêu, đầy bụng và khó chịu. Các triệu chứng này thường gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi.
- Chán ăn: Trẻ bị viêm dạ dày thường lười ăn và ăn không ngon. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ mệt mỏi, xanh xao, ủ rũ và sụt cân nhanh chóng.
- Giảm hiệu suất học tập: Đối với trẻ lớn, bệnh có thể gây suy nhược cơ thể, dẫn đến giảm hiệu suất học tập, trẻ chán nản và ít tham gia vào các hoạt động vui chơi.
Viêm dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày ở trẻ em thường không quá nguy hiểm nếu được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan, bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng phức tạp và gây ra các biến chứng như:
- Loét dạ dày: Loét dạ dày xảy ra khi viêm dạ dày không được điều trị kịp thời. So với giai đoạn đầu, giai đoạn loét thường gây ra các triệu chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
- Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng nguy hiểm xảy ra do hiện tượng loét tiến triển, gây tổn thương và làm vỡ mạch máu ở thành dạ dày. Biến chứng này thường biểu hiện qua tình trạng nôn ói, đau bụng dữ dội, đi phân đen,…
- Thủng dạ dày: Thủng dạ dày là tình trạng axit ăn mòn sâu trong niêm mạc khiến thành dạ dày bị thủng. Đây là biến chứng có mức độ rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến những tình huống đáng tiếc nếu không kịp thời xử lý.
Ngoài ra, triệu chứng của bệnh viêm dạ dày còn ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, sinh hoạt và giấc ngủ của trẻ. Bệnh lý này kéo dài có thể khiến trẻ suy giảm thể trạng, chán nản, ủ rũ, giảm hiệu suất học tập và chất lượng cuộc sống.
Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ở trẻ em
Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nhằm xác định bệnh lý chính xác và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau khi thăm khám lâm sàng, khai thác triệu chứng và tiền sử gia đình, bác sĩ có thể chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán như sau:
- Nội soi dạ dày: Kỹ thuật nội soi giúp bác sĩ quan sát biểu hiện bên trong dạ dày và xác định được vị trí, kích thước của ổ viêm. Ngoài ra qua kỹ thuật chẩn đoán này, bác sĩ có thể sinh thiết mô để tìm sự hiện diện của vi khuẩn Hp. Hiện nay, nội soi dạ dày được đánh giá là phương tiện chẩn đoán hiệu quả nhất đối với trẻ em.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm xác định kháng thể tương ứng với vi khuẩn Hp. Tuy nhiên do đáp ứng miễn dịch của trẻ còn kém nên xét nghiệm máu thường không đem lại hiệu quả trong việc chẩn đoán.
- Kiểm tra phân: Một lượng nhỏ vi khuẩn Hp có thể được tiêu hóa và đào thải qua đường phân. Vì vậy, bác sĩ có thể xét nghiệm phân để tìm sự hiện diện của loại xoắn khuẩn này.
- Kiểm tra hơi thở: Kiểm tra hơi thở được thực hiện nhằm chẩn đoán nguyên nhân gây viêm dạ dày. Tuy nhiên, kỹ thuật chẩn đoán này chỉ được thực hiện cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.
Phác đồ điều trị bệnh viêm dạ dày ở trẻ em
Điều trị viêm dạ dày ở trẻ em tùy thuộc vào nguyên nhân, độ tuổi và khả năng đáp ứng. Thông tin điều trị trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Phụ huynh vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất cứ biện pháp nào cho trẻ nhỏ.
1. Điều trị viêm dạ dày ở trẻ em không có vi khuẩn Hp
Đối với viêm dạ dày âm tính Hp, điều trị chủ yếu là làm giảm hoạt động bài tiết dịch vị, điều hòa co bóp dạ dày và cải thiện các triệu chứng lâm sàng.
Các biện pháp điều trị viêm dạ dày ở trẻ em không có vi khuẩn Hp, bao gồm:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc kháng thụ thể H2: Các nhóm thuốc này có tác dụng ức chế bài tiết axit, thời gian chỉ định trong 4 tuần và chỉ sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi. Các loại thuốc giảm bài tiết dạ dày thường được sử dụng, bao gồm Omeprazole, Cimetidine, Ranitidine,…
- Thuốc trung hòa axit: Các loại thuốc trung hóa axit như Maalox và Phosphalugel có tác dụng bảo vệ ổ viêm loét, cân bằng lượng axit dư thừa và làm giảm một số triệu chứng lâm sàng. Thuốc được sử dụng với liều 0.5 – 1ml/ kg cân nặng, dùng 3 giờ sau khi ăn hoặc sử dụng trước khi đi ngủ.
- Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh: Đối với trẻ nhỏ, nguyên nhân gây viêm dạ dày chủ yếu là do lạm dụng thuốc, ăn uống không điều độ, thức khuya và căng thẳng. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc, cần loại trừ nguyên nhân để hỗ trợ quá trình điều trị.
- Truyền máu: Truyền máu được thực hiện trong trường hợp xuất huyết dạ dày cấp tính.
- Xử trí ngoại khoa: Trong trường hợp có biến chứng thủng dạ dày.
2. Điều trị viêm dạ dày ở trẻ em có vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp là một trong những tác nhân dẫn đến các vấn đề ở dạ dày – trong đó có ung thư dạ dày. Do đó, phụ huynh cần tuân thủ phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và ngăn ngừa biến chứng ở trẻ nhỏ.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em có vi khuẩn Hp:
– Trẻ dưới 8 tuổi:
- Amoxicillin + Clarithdromycin + PPI (có thể thay thế bằng thuốc kháng H2 trong trường hợp cần thiết)
- Hoặc dùng Amoxicillin + Metronidazole + PPI
– Trẻ trên 8 tuổi:
- Amoxicillin + Clarithromycin +PPI
- Amoxicillin + Metronidazole + PPI
- Hoặc Doxycyclin/ Tetracyclin + Metronidazole + PPI
– Liều lượng:
- Clarithromycin: 20mg/ kg cân nặng/ ngày
- Amoxicillin: 50mg/ kg cân nặng/ ngày
- PPI (chủ yếu là Omeprazole): 1mg/ kg cân nặng/ ngày
- Doxycyclin: 5mg/ kg cân nặng/ ngày
- Tetracyclin: 50mg/ kg cân nặng/ ngày
- Metronidazole: 20mg/ kg cân nặng/ ngày
Sau khi kết thúc phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm phân và hơi thở để đánh giá hiệu quả diệt Helicobacter pylori. Điều trị thành công được xác định khi cho kết quả âm tính với vi khuẩn. Trong trường hợp điều trị thất bại (kết quả dương tính), bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định phác đồ cứu vãn.
LƯU Ý:
Thuốc tây chứa nhiều dược tính, chất kháng sinh nên khi sử dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài mong muốn, thậm chí khi dùng trong một thời gian dài hoặc sai cách còn khiến cho tình trạng bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Đối với cơ địa của trẻ thì càng nhạy cảm, do vậy ngoài việc không tự ý sử dụng thì phụ huynh nên tham vấn ý kiến chuyên gia. Thận trọng trước khi dùng và tốt nhất, phụ huynh nên tìm cho con những phương pháp đặc trị an toàn và lành tính hơn.
Phòng bệnh viêm dạ dày ở trẻ em
Viêm dạ dày – đặc biệt là trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp có khả năng tái nhiễm nếu không chủ động phòng ngừa. Vì vậy sau khi điều trị, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ thực hiện một số biện pháp phòng bệnh như:
- Xây dựng chế độ ăn khoa học cho trẻ, tăng cường ăn tinh bột, cá, rau xanh, trái cây,… Hạn chế ăn quá nhiều thịt, món ăn chứa nhiều gia vị, axit và nước ngọt có gas.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chống viêm cho trẻ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Không nên cho trẻ ăn hàng quán lề đường.
- Cả gia đình nên thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện nhiễm và điều trị vi khuẩn Hp. Phát hiện và xử lý kịp thời có thể giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cho các thành viên khỏe mạnh.
- Mỗi thành viên trong gia đình nên sử dụng đũa, muỗng, chén,… riêng. Đồng thời cần vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch tẩy rửa, sau đó tráng qua nước sôi và phơi khô trước khi sử dụng.
- Vệ sinh không gian sống và môi trường nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm đất, nước và không khí.
- Trẻ lớn nên kiểm soát căng thẳng, tránh thức khuya và ngủ không đủ giấc.
Bệnh viêm dạ dày ở trẻ em có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó khi nhận thấy con trẻ có những biểu hiện bất thường, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngày Cập nhật 04/06/2024
Khuyên các mom các bệnh lý về dạ dày của trẻ nhỏ chớ có dại mà dùng thuốc tây nhé, nên dùng thuốc nam sơ can bình vị tán của trung tâm thuốc dân tộc. Loại này trẻ nhỏ uống thoải mái không sợ tác dụng phụ. Cả mẹ bầu và trẻ nhỏ đều dùng được hết. Chả phải quảng cáo gì thuốc này đâu, bản thân e 2 bé đều bị, đứa thì trào ngược đứa thì viêm loét đã chữa khỏi nên em chia sẻ cho mọi người được biết thôi ạ
Tôi mua cho con nhiều thuốc rồi chưa khỏi, mà sơ can bình vị tán thì giờ nghe nhiều quá nhưng liệu có tốt không để tìm mua ạ.
Em được chị đồng nghiệp mách dùng sơ can bình vị tán để điều trị dạ dày cho bé nhà em. Nhưng em còn phân vân quá, thời gian điều trị thì hơi lâu. lại còn dược liệu có được chuẩn hay cấp phép gì không nữa. Đã nhà nào cho con dùng thuốc này chưa ạ, em chỉ lo đỡ khi uống thuốc rồi hết thuốc lại tái phát thì mất công
Thuốc dạ dày chữ Y này có tốt không ạ, e thấy quảng cáo dầm dầm trên ti vi mà không biết hiệu quả ra sao
Bé nhà mình bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP, gần đây cháu bị đau bụng, ăn gì vào cũng nôn hết, người lúc nào cũng mệt mỏi, mới có mấy tháng mà sụt hẳn 5kg. Đi khám bác sĩ kê cho 1 mớ thuốc kháng sinh nhưng mình không muốn cho con dùng kháng sinh nên đang tìm hiểu thuốc sơ can bình vị tán của trung tâm thuốc dân tộc, cho hỏi thuốc ở đây có trị đc HP không ạ?
Trẻ em bị viêm loét dạ dày thì nên dùng thuốc nào vậy các mom. Bé nhà em 8 tuổi rồi mà đi khám bác sĩ kê đơn cho mà không thấy đỡ. Thấy cháu cứ kêu mệt mỏi, đuối sức, sáng dậy cũng không chịu ăn sáng mà cứ nôn ọe suốt
Thuốc này cái lọ nó màu hồng hồng ấy chị, thấy bảo thuốc nguồn gốc Đan Mạch nên giá cũng cao. 400 nghìn mà được có 20 gói. Dùng thì cũng tạm, nói chung lúc đau thì dùng sẽ đỡ nhưng ko có tác dụng lâu dài đâu. Bé nhà e bị HP vẫn phải dùng thêm kháng sinh nữa
bệnh này còn liên quan nhiều đến chế độ sinh hoạt nên chỉ đỡ được một vài bữa rồi lại bị lại. chị cho cháu uống thuốc nhớ cải thiện chế độ ăn ngủ cho điều độ nữa
con cháu 2 tuổi 8 tháng bị viêm loét hp , trào ngược dạ dày mũi xanh ,đờm xanh nhiều khi ngủ dậy . Ăn gì lạ là đau bụng đi ngoài ,còn k đau dạ dày . Uống nhiều loại ,đi viện nhưng nhỏ bs chưa kê kháng sinh. Nên cháu muốn hỏi bé cháu nhỏ vậy đã uống thuốc Sơ can bình vị tán được không
Bé nhà em cũng bị bệnh viêm loét dạ dày hp này, có người quen mách cho dùng thuốc Sơ can Bình vị tán hiệu quả, nhưng em cũng còn phân vân vì thấy thời gian điều trị lâu, đã nhà nào dùng cho con mà khỏi được bệnh chưa ah, em chỉ lo ngưng thuốc lại bị lại thôi
Con tớ dùng thuốc từ năm ngoái ngưng đến bây giờ chưa có bị lại đâu, thuốc đông y thì phải chịu khó dùng lâu dài, thuốc nó có cả giai đoạn tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát nên sẽ khỏi bệnh được lâu dài
Có được lâu dài hay không còn phụ thuộc vào bạn nữa, bạn nên kết hợp cả chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cho con thì bệnh mới lui được, bằng không có dùng thuốc thế chứ dùng nữa thì cũng chỉ công cốc, con mình dùng thuốc và kết hợp cả chế độ sinh hoạt của bác sĩ dặn dò, bệnh khỏi đến nay là 2 năm rồi, bạn cho con đi khám bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho
Bạn này nói đúng, chế độ ăn uống sinh hoạt cho con rất quan trọng trong điều trị bệnh dạ dày, từ ngày mình dùng thuốc sơ can cho con bệnh cũng ổn định tốt lắm, mà đợt này mình đi công tác, con ở với bà uống nhiều nước có ga nên đang có triệu chứng đau trở lại, giờ mình đang phải chấn chỉnh lại xem tình hình như thế nào, không lại phải đến gặp bác sĩ
Em chào cả nhà ạ. Mong cả nhà ai có kinh nghiệm chữa viêm dd cho trẻ thì bày cách cho em với ạ. Bé nhà nay 9m, bị ho đã gần tháng rưỡi. Kiểu chỉ ho khi ngủ (trưa, tối), ho khẹc khẹc 3,4 cái, còn lúc chơi ban ngày ko hề có tiếng ho. Tình trạng cứ kéo dài như vậy tiếng ho ko thay đổi. Nhưng mỗi tội cứ dc 1 thgian là bé lại bị viêm tai (chắc do họng với tai thông nhau gây ra viêm tai). Em cho bé siro ho từ khi chớm ho đến h mà cũng ko khác chi, nên đang thiên sang chiều hướng bị trào ngược dd. Mong mn có kinh nghiệm chia sẻ e với ạ
bé còn nhỏ, chị nên nghe theo chỉ định của bác sĩ nhi, bé còn nhỏ mà dùng thuốc không đúng gây ảnh hưởng đến đường ruột và sức đề kháng của bé đấy c
90% bé bị viêm dd rồi, bữa con mình cũng khám ở bệnh viện nhi cho uống 1 tuần thuốc về thấy khỏe lại bình thường á nhưng mà hình như 2 hôm nay có triệu chứng tái phát á
Thuốc có đắng không chị, mình sắc lên xong pha thêm ít sữa hay đường cho nó dịu vị xuống dễ uống được không chứ, con em đã 6 tuổi thích cái gì ngọt thôi thôi mới lạ, cứ đụng cái gì đắng là cương quyết không uống
Không cần sắc thuốc nhé vì là loại tiên lợi, theo cảm nhận của tôi khi nếm thử thì thấy không đắng lắm, chắc bé nhà bạn sẽ uống được thôi, chịu khó dỗ nó tí.
Bé nhà em bị ợ hơi, đầy bụng đã 2 tháng nay, em nghĩ là cháu bị viêm dd dạ dày, Mọi người cho em hỏi giờ dùng thuốc nào để giảm các triệu chứng này ạ. trào ngược này thì có chữa khỏi hẳn được không ạ
Tìm đâu xa, mng cứ mua sơ can bình vị tán về cho con uống. Thuốc nam nên con uống vô tư ý. Mà thuốc này lại an toàn mẹ bầu hay trẻ con dùng được hết đấy, cháu nội tôi hồi trước đau dạ dày cũng nhờ bài này mà khỏi. Mới vào lớp 1 bị bệnh nên người gầy nhẳng nhằng, dùng xong cứ thế ăn uống tốt người phổng phai thành ra lớn nhất lớp rồi
Thuốc cô mua ở đâu, cháu ở Đồng Nai liệu có lấy được thuốc không. Trên này cháu không có điều kiện để đưa con đi khám nhiều, đi viện đa khoa khu vực lần nào cũng chỉ 1 loại thuốc nhưng vẫn thấy khoing ăn thua
Không đến khám được thì gọi số (024) 7109 5599 để bác sĩ tư vấn và gửi thuốc cho chị ạ. Giờ thời buổi công nghệ cao rồi không nhất thiết phải đến tận nơi đâu
Thuốc này giá sao ạ, có đắt lắm không mng ơi, thấy nhiều người khen e cũng muốn mua thử về cho bé ạ
Đợt e mua cho con là gần 2 triệu tiền thuốc. Cũng tuỳ từng bé, theo cân nặng và độ tuổi mà bác sĩ kê chị ạ. Nên giá tham khảo thôi, ko phải ai cũng giống nhau đâu
trẻ nhỏ 5 tuổi thì nên dùng thuốc nào, chả hiểu sao con em nhỏ vậy đã bị trào ngược dạ dày, hôm rồi đi nội soi niêm mạc dạ dày viêm loét đến 1/4, em cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ mà bệnh không có đỡ
Bạn cho con dùng thuốc dạ dày Gaviscob chưa, con tui dùng thấy hiệu quả phết, mỗi lần đau uống vào thấy dịu hẳn, thuốc này tui đau dạ dày uống thấy được nên dùng cho con luôn
Thuốc gaviscon đó không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi được đâu, nếu có dùng cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, mà tôi khuyên thật là không phải mình thuốc này mà tất cả các loại thuốc mọi người muốn dùng cho trẻ nhỏ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước vì trẻ nhỏ liều lượng và chỉ định khác so với người lớn, lỡ dùng quá liều thì hiệu quả khôn lường
Cháu mình viêm loét xung huyết hang vị dạ dày trào ngược uống cái sơ can bình vị tán 3 tháng đi nội soi lại dạ dày lành hoàn toàn, bạn dùng cho con xem, thuốc này dùng có hơi lâu nhưng hiệu quả thấy tốt
mọi người ơi có ai mua thuốc Sơ can Bình vị tán cho con uống chưa, thấy bảo dùng được cho trẻ em nhưng con nhỏ cũng lo
Con bạn mấy tuổi rồi, bé nhà mình 8 tuổi đang dùng thuốc Sơ can Bình vị tán này đây, mới uống được hơn tháng cũng thấy đỡ khoảng 60 70%. không còn các cơn đau dạ dày nữa, trộm vía bé cũng ăn khỏe hơn trước, tăng đc cân xíu xíu rồi. Bạn cứ gọi bsy cho chắc
Con tôi 6 tuổi bị viêm đau dạ dày hơn năm nay rồi, bình thường thì tôi vẫn cho bé uống thuốc tây để điều trị thôi nhưng càng ngày tôi càng thấy thời gian giảm đau của thuốc đã giảm hơn nữa còn cảm giác con bị sôi nóng bụng và táo bón. Lúc đầu tôi còn phân vân đó là phản ứng bình thường của thuốc hay tác dụng phụ, sau dần thuốc không còn hiệu quả và nhận ra mấy triệu chứng trên là rối loạn tiêu hóa, tác dụng phụ. Đợt đó đang phân vân tìm thuốc khác thì nhiều người giới thiệu là Sơ can Bình vị tán. Thuốc uống vào hơn 1 tuần mà tôi đã thấy có thay đổi, cháu bớt nhăn nhó, bớt sôi nóng bụng, hết tháng đầu thì êm bụng, ít buồn nôn. Qua tháng thuốc thứ 2 thì đã ăn uống ngon miệng hơn, không còn ăn mà buồn nôn và ợ chua nữa, nói chung bản thân tôi đánh giá thì cháu ổn định hơn 80% rồi. Sau khi tiếp tục điều trị hết tháng thứ 3 thì bệnh viêm loét dạ dày của cháu đã khỏi hoàn toàn mà lúc dùng thuốc không hề bị táo bón hay gì đâu nhé. Gần đây nhất tôi đưa cháu đi kiểm tra thì dạ dày rất đẹp
Con mình 6 tuổi ăn cơm bị nôn, ôm bụng kêu đau suốt 3 năm, đi học suốt ngày cô giáo gọi đón con đi khám, bác sĩ bảo không sao, đến lúc cháu nôn ra máu mới hoảng, cho con đi nội soi bs kết luận cháu bị xung huyết và nhiễm khuẩn HP, mình cho con uống thuốc nam, cháu không còn nôn khi ăn uống và không kêu đau bụng nữa, không còn nôn ra máu, mình vừa cho con đi test HP, vẫn còn HP mới chỉ giảm, cháu đang tiếp tục uống, đây là chia sẻ thật lòng
Chị cho cháu uống thuốc gì vậy, em cũng muốn cho cháu dùng đông y cho lành tính, thuốc tây sợ vẫn còn bé, kháng sinh nhiều nó ảnh hưởng tới sau này
Sơ can bình vị tán của trung tâm thuốc dân tộc bạn nhé, đây là cơ sở hàng đầu trong giới đông y rồi nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng được https://vietmecgroup.com/so-can-binh-vi-tan-dac-tri-benh-da-day-tot-khong.html
Sơ can bình vị tán là thuốc đông y ah? mình cũng đang tính cho con chuyển sang đông y vì tây y nhiều quá không khỏi rồi, mà chỉ lo con không chịu uống thuốc đông y cho, con mình đang nhỏ, mới 6 tuổi thôi
Tây y con mình cũng uống đến 3 năm nay, đổi không biết bao nhiêu loại thuốc rồi nhưng hầu như nó chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, uống thì đỡ mà ngưng là bị lại, dùng sang sơ can bình vị tán này con khỏi cũng 1 năm nay rồi, chưa biết lâu dài thì sao nhưng giờ như vậy là tốt rồi, thuốc này là thuốc bào chế sẵn dạng cao, dễ uống lắm, vài ba hôm là quen