Vi khuẩn HP ở trẻ em – Những điểm cần lưu ý bố mẹ chớ nên lơ là

Vi khuẩn HP được xác định là nguyên nhân chính gây nên ung thư dạ dày. Loại vi khuẩn này có thể lây nhiễm nhanh chóng từ người bệnh sang người bình thường, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Vì vậy, bố mẹ nên nắm rõ những triệu chứng và phác đồ hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em để tránh những nguy hiểm không đáng có.

Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn gram âm sống trong dạ dày. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, vi khuẩn HP tiết ra một loại enzyme là Urease làm trung hòa acid dạ dày. Từ đó, chúng có thể duy trì sự sống trong dạ dày. 

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, BV YHCT TW nhận định: “Vi khuẩn HP có thể sống dai dẳng trong cơ thể con người và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Riêng đối với trẻ em nó có sức tàn phá ghê gớm. Vì vậy, bố mẹ nên nắm rõ nguyên nhân gây bệnh để tìm cách phòng tránh loại vi khuẩn gây ung thư này”.

Chân dung và chức vụ đảm nhận của Ths.Bs Tuyết Lan trong lĩnh vực YHCT
Chân dung và chức vụ đảm nhận của Ths.Bs Tuyết Lan trong lĩnh vực YHCT

3 nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em 

Đa số bố mẹ đều thắc mắc rằng: “Đâu là lý do khiến con em họ nhiễm vi khuẩn HP? Loại vi khuẩn này có lây không?” 

Đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi này, BS Tuyết Lan cho biết, vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm nhanh chóng từ người bệnh sang người thường. Trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, bộ phận tiêu hóa chưa hoàn thiện. Đây là đối tượng để vi khuẩn HP dễ dàng tấn công. 

Vi khuẩn Hp sẽ lây nhiễm sang trẻ em theo 3 đường cơ bản dưới đây: 

Ăn chung thức ăn, thìa đũa, làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ
Ăn chung thức ăn, thìa đũa, làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ
  • Lây qua đường miệng – miệng: Vi khuẩn HP có trong nước bọt, mảng bám răng. Vì vậy, khi ăn chung bát, đũa, thìa, thức ăn thì khả năng cao sẽ bị nhiễm vi khuẩn HP từ người bệnh. Đặc biệt tại Việt Nam thường có hôn, thơm má trẻ, cho trẻ dùng chung bát đũa… dẫn đến lây nhiễm bệnh. 
  • Phân và nước tiểu: Theo nhiều nghiên cứu khoa học, vi khuẩn HP được đào thải ra khỏi cơ thể bằng phân. Vì vậy, nếu người bệnh không vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng, khi chơi đùa với bé sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm. 
  • Ngoài ra trẻ em có thể lây nhiễm vi khuẩn HP qua bàn chải đánh răng, núm vú giả,…Vì vậy bố mẹ không nên cho trẻ sử dụng chung nhiều vật dụng cá nhân

Nếu không phát hiện bệnh kịp thời vi khuẩn HP có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. 

Biến chứng khó lường do vi khuẩn HP ở trẻ em gây nên 

Sau đây là 4 biến chứng nguy hiểm nhất do vi khuẩn HP gây ra, bố mẹ nên lưu ý:

  • Viêm dạ dày HP: Tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tấn công dẫn đến sưng, viêm khiến trẻ đau bụng  
  • Bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng: Vi khuẩn HP tấn công trực tiếp niêm mạc dạ dày và gây nên tình trạng viêm loét. Nếu không có sự can thiệp của y khoa, vết loét sẽ lan ra tá tràng (phần đầu ruột non) 
  • Xuất huyết dạ dày: Khi bao tử của bé gặp tổn thương, các mạch máu sẽ bị giãn nở, dẫn đến xung huyết hay là chảy máu bao tử. Nếu không kịp thời sơ cứu, sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 
  • Trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến trí não: Vi khuẩn HP tấn công kéo dài khiến trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, trí não chậm phát triển so với bạn bè trang lứa. 

Để ngăn chặn những biến chứng xảy ra bố mẹ nên nắm bắt rõ triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP 

Ít bố mẹ biết rằng, vi khuẩn HP có thể tấn công trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, biểu hiện nhiễm vi khuẩn HP của trẻ sơ sinh, trẻ mẫu giáo, trẻ vị thành niên lại có những điểm khác biệt. 

1/ Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày ở trẻ sơ sinh 

Phát hiện vi khuẩn HP ở trẻ sơ sinh là điều khá khó khăn. Bởi lẽ những triệu chứng là bé khó chịu chỉ biểu hiện qua tiếng khóc. Theo Ths.Bs Tuyết Lan bố mẹ hãy để ý kỹ những dấu hiệu sau đây: 

  • Bé quấy khóc liên tục
  • Không chịu bú, hay bị trớ sữa
  • Đau vùng thượng vị, vừa cong lưng vừa khóc gắt 
  • Phân có dấu hiệu bất thường

2/ Triệu chứng vi khuẩn HP ở trẻ trong độ tuổi mẫu giáo 

Khi nhiễm vi khuẩn HP, trẻ em dưới 12 tuổi sẽ có dấu hiệu điển hình sau đây: 

  • Buồn nôn, nôn 
  • Đầy bụng, khó tiêu
  • Đau bụng liên tục, dữ dội, quặn từng cơn
  • Chán ăn, cơ thể suy nhược, xanh xao 
  • Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu thường gặp khi bé nhiễm HP

3/ Triệu chứng của vi khuẩn HP ở trẻ em trên 12 tuổi 

Trẻ ở độ tuổi này có triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP rõ ràng nhất. Bố mẹ có thể thông qua những biểu hiện dưới đây để nhận biết bệnh của con: 

  • Đau bụng thượng vị, lan sang lưng
  • Khó tiêu, bụng chướng
  • Nôn bất cứ lúc nào, dù bụng đói hay no 
  • Hôi miệng do vi khuẩn HP bám ở răng sinh ra khí có mùi hôi 
  • Ngoài ra trong một số trường hợp nặng, bé có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen.

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa con đến thăm khám ngay tại các trung tâm y tế để chẩn đoán bệnh. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phác đồ diệt vi khuẩn HP ở trẻ em hợp lý. 

Chuyên gia tư vấn cách hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em 

Tư vấn về phác đồ ở trẻ em, BS Tuyết Lan cho biết: “Trẻ em ở mỗi độ tuổi khác nhau có sức khỏe và mức độ bệnh riêng biệt. Vì vậy, chúng ta nên áp dụng nhiều phương pháp có lợi cho trẻ. Đặc biệt là hạn chế sử dụng thuốc Tây y, thay vào đó là những cách tối ưu, không tác động tiêu cực đến sức khỏe trẻ”. 

1/ Hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP ở trẻ dưới độ tuổi mẫu giáo

Liệu trình diệt vi khuẩn HP thông thường cần có ít nhất 2 loại kháng sinh. Tuy nhiên trẻ em dưới độ tuổi mẫu giáo được khuyến cáo chưa nên sử dụng thuốc Tây. Thay thế vào đó, bác sĩ thường lựa chọn phương pháp bảo tồn với bé bệnh nhẹ. 

  • Thay đổi thực đơn ăn uống:

Trẻ bị vi khuẩn HP nên ăn gì? Kiêng gì? Đây là băn khoăn của nhiều bố mẹ, theo BS Tuyết Lan, dưới đây là những nguyên tắc trong việc thiết lập chế độ ăn uống cho bé. 

– Bổ sung nhiều chất xơ và vitamin cho bé mỗi ngày 

– Cung cấp thức ăn dạng lỏng chứa nhiều tinh bột như cháo, súp, canh…

– Đảm bảo protein từ thịt, cá, trứng,…để ổn định sức khỏe cho bé

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi vi khuẩn HP
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của vi khuẩn HP
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt: 

– Cho bé nằm đúng tư thế gối đầu cao hơn dạ dày để tránh hiện tượng trào ngược 

– Cho bé bú theo từng cữ nhỏ đối với trẻ sơ sinh

– Chia khẩu phần ăn ra nhiều bữa trong ngày, tránh trường hợp bé ăn quá no hoặc quá đói

– Không cho bé dùng những thực phẩm khó tiêu hóa, nhiều dầu mỡ, acid

Nếu triệu chứng vi khuẩn HP ở trẻ em không thuyên giảm khi áp dụng cách bảo tồn, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành cân nhắc cho bé sử dụng thuốc khác. 

2/ Tiêu diệt tận gốc vi khuẩn HP ở trẻ em trên 12 tuổi 

Trẻ tuổi vị thành niên đã có sự hoàn thiện cơ bản vệ hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, BS Tuyết Lan nhận định, trẻ ở độ tuổi này nếu sử dụng thuốc Tây kéo dài có thể gặp nhiều tác dụng phụ như: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi kéo dài…Đồng thời bệnh có xu hướng bị tái phát nhiều lần và có mức độ tăng dần. 

Nhắc về cách tích cực nhất để hỗ trợ điều trị cho trẻ em, BS Tuyết Lan khuyên rằng nên sử dụng cây thuốc Nam có khả năng ức chế vi khuẩn HP. Bởi lẽ, thuốc Đông y có nhiều ưu điểm vượt trội mang đến tác dụng cao: 

  • Bào chế từ tự nhiên, không tác động xấu đến sức khỏe
  • Xử lý từ sâu bên trong, gốc nguyên căn bệnh
  • Bồi bổ cơ thể trẻ em nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh tái lại 
  • Giá cả phải chăng, dễ tìm kiếm tại các trung tâm Đông y

Bên cạnh đó, BS Tuyết Lan cũng không quên nhắc đến những vị thuốc Nam quý có thể loại bỏ vi khuẩn HP ở trẻ em. 

  • Kim ngân hoa: Vị kháng sinh tự nhiên, kháng viêm, diệt vi khuẩn HP, chống viêm loét dạ dày 
  • Chè dây: Trung hòa acid dịch vị, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn HP
  • Tam thất: giảm đau, lưu thông khí huyết, làm lành tổn thương niêm mạc 
  • Ô tặc cốt: giải quyết tình trạng ợ hơi, ợ chua, trào ngược acid dạ dày 
  • Bố chính sâm: Bồi bổ cơ thể người bệnh, nâng cao sức khỏe, phòng bệnh tái lại
  • Mơ tam thể: kháng viêm, giam đau
  • Dạ cẩm: Tấn công trực tiếp vào vi khuẩn HP, khắc phục tình trạng đau thượng vị 

Trong bài viết này chuyên mục đã cung cấp thông tin chi tiết về vi khuẩn HP ở trẻ em cũng như phác đồ hỗ trợ điều trị hiệu quả. Để bảo vệ sức khỏe con em mình, bố mẹ hãy nhanh chóng áp dụng ngay, để bé sớm khỏe mạnh trở lại.

Array

Ngày Cập nhật 31/05/2024