Đau đốt sống cụt – Nguyên nhân và cách giảm đau tại nhà
Đau đốt sống cụt gây ra nhiều bất tiện khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày hoặc khi vận động. Đặc biệt bệnh gây ra nhiều khó khăn cho bệnh nhân khi ngồi xuống và đứng lên. Nếu không được kiểm tra phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp, tình trạng này có thể phát triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hiện tượng đau đốt sống cụt là gì?
Đau đốt sống cụt còn được gọi là đau xương cụt, đau đốt xương sống cuối. Xương cụt là phần xương được xác định nằm ở vị trí cuối cùng của cột sống. Xương này được cấu tạo bởi 5 đốt sống nối với xương hông và tạo thành hình tam giác. Xương cụt tuy có kích thước rất nhỏ nhưng lại mang những nhiệm vụ quan trọng. Xương cụt sẽ giúp bạn giữ được sự cân bằng khi ngồi. Bên cạnh đó, xương này còn có tác dụng cố định các dây chằng xung quanh, gân cũng như những nhóm cơ.
Hiện tượng đau đốt sống cụt sẽ xuất hiện khi bạn ngồi yên một chỗ trong thời gian dài. Cơn đau sẽ hình thành và tập trung ở phần dưới cột sống, được xác định ngay phía sau hông, ở nơi có nhiều đốt xương.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đốt sống cụt
Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa Xương khớp, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đốt sống cụt. Bao gồm:
Nguyên nhân cơ học
Đặc điểm của tình trạng đau đốt xương sống cuối là khi đang ngồi mà đứng lên hoặc khi ngồi lâu hay khi cố nén ép, tác động vào phần nhọn của đốt xương cùng thì cơn đau sẽ hình thành. Sau đó bệnh sẽ phát triển và trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra cơn đau cũng có thể xuất hiện khi vùng xương này bị tác động và mắc phải những tổn thương từ bên ngoài. Cụ thể như: Va đập vào thành hoặc bị ngã đập phần mông xuống dưới đất…
Nguyên nhân bệnh lý
Đa số những phụ nữ cảm thấy vùng xương cụt thường xuyên đau nhức là do sự tác động của các bệnh phụ khoa. Ngoài ra tình trạng đau đốt sống cụt còn có thể xuất hiện do các bệnh lý xương khớp (thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp), bệnh nội khoa.
- Viêm cơ quan sinh dục: Viêm cơ quan sinh dục là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau đốt sống cụt. Khi mắc bệnh bệnh nhân sẽ có cảm giác đau buốt nghiêm trọng tại vùng thắt lưng, bụng dưới bị trướng hoặc khó chịu, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, sốt nhẹ… Những người bị viêm cơ quan sinh dục sẽ có cảm giác đau nặng hơn tại vùng xương cụt trước thời kỳ kinh huyệt, sau khi thực hiện các hoạt động quan hệ tình dục hoặc khi làm việc quá nhiều.
- Vòng tránh thai bất thường: Ở một số trường hợp, vòng tránh thai bất thường có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ có cảm giác đau đốt sống cụt. Dấu hiệu nhận biết vòng tránh thai bất thường gồm độ đàn hồi của vòng tránh thai quá lớn, kích cỡ của vòng tránh thai không phù hợp với kích cỡ của buồng tử cung, vị trí của vòng tránh thai không đúng hoặc bị lệch… Chính vì những điều này, vách tử cung sẽ bị tác động và bị kích thích bởi vòng tránh thai. Từ đó gây nên tình trạng đau xương cụt.
- Vị trí của tử cung bất thường: Thông thường tử cung của phụ nữ sẽ hơi ngã về phía trước. Tuy nhiên khi tử cung có dấu hiệu ngã về sau hoặc quá ngã về phía trước do tử cung của bạn và những tổ chức xung quanh tử cung bị viêm và dính vào nhau sẽ tạo ra những cơn đau tại vùng xương cụt. Nguyên nhân này thường xảy ra ở những người sinh đẻ nhiều, có công việc quá bận rộn hoặc đã từng tiến hành phẫu thuật tử cung. Tử cung sẽ thoát ra ngoài, bị sa xuống hoặc dính chặt bên trên có thể tác động và kéo giãn dây chằng. Từ đó khiến vùng thắt lưng của bạn cũng bị đau.
- Khối u ở khoang chậu: Những khối u hình thành từ bệnh ung thư cổ tử cung, bệnh u xơ tử cung, khối u buồng trứng… ở giai đoạn đầu sẽ phát triển và nằm sâu bên trong khoang chậu. Chính vì thế rất khó để có thể phát hiện ra sự xuất hiện của những khối u này. Khi tổ chức liên kết của khoang chậu bị xâm nhập bởi tế bào ung thư hoặc khi có khối u chèn lên dây thần kinh sẽ khiến vùng xương cụt của bạn bị tổn thương và tạo ra những cơn đau nhức khó chịu.
- Các bệnh của hệ tiết niệu: Do cấu tạo và đặc điểm sinh lý, các bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu như viêm thận cấp, viêm thận mãn, viêm đường tiết niệu… rất dễ hình thành và phát triển trên cơ thể của người phụ nữ. Ngoài ra việc hệ tiết niệu có khối u hoặc cơ thể bị sỏi kết hạch cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đốt sống cụt.
Nguyên nhân sinh lý
Tử cung xuất huyết, khoang chậu sung huyết, chu kỳ kinh huyệt… đều là những yếu tố gây nên tình trạng đau đốt sống cụt. Những yếu tố này khi xảy ra sẽ khiến thần kinh khoang chậu bì phù hoặc tác động và gây ra những phản xạ khiến xương vùng lưng trở nên đau mỏi.
Phụ nữ cao tuổi cũng là một trong những đối tượng thường xuyên bị đau xương cùng. Điều này xuất hiện là do ở độ tuổi càng cao dây chằng nối với tử cung sẽ bị giãn ra. Đồng thời tử cung hạ thấp xuống khiến cho vùng thắt lưng và xương cụt của bạn tăng lên.
Khả năng giãn nở của đốt sống lưng, màng gân và các cơ ở phụ nữ mạnh hơn rất nhiều so với nam giới. Tuy nhiên khả năng thích nghi ở phụ nữ đối với các vận động mạnh kém. Điều này khiến các xương dễ bị tổn thương. Từ đó dẫn đến tình trạng đau buốt xương cụt và vùng thắt lưng.
Đối với phụ nữ mang thai, tại đốt sống lưng, kết cấu của các khớp nhỏ sẽ thay đổi. Điều này xuất hiện là do trọng tâm của cơ thể khi mang tai sẽ dồn về phía sau. Từ đó khiến cho màng gân, các cơ và dây chằng xung quanh vùng thắt lưng bị tác động và rơi vào trạng thái căng thẳng trong một thời gian dài. Đồng thời hình thành và phát triển những tổn thương mãn tính.
Bên cạnh đó, khi mang thai, những cơ quan nội tạng tồn tại bên trong cơ thể sẽ bị dịch lên phía trên. Tuy nhiên sau khi sinh con những cơ quan này đột nhiên hạ xuống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân điển hình và quan trọng khiến cho vùng thắt lưng và xương cụt của bạn gặp vấn đề và tạo ra những cơn đau.
Triệu chứng của hiện tượng đau đốt sống cụt
Người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay khi nhận thấy vùng xương cụt của bạn xuất hiện biểu hiện đau nhức sau:
- Đau âm ỉ hoặc đau nhói tại vùng xương cụt
- Cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn đứng dậy hoặc ngồi xuống
- Xương cụt xuất hiện cơn đau khi đi vệ sinh hoặc bạn thường xuyên phải đi vệ sinh
- Khi ngồi một bên mông hoặc ngồi lên cẳng chân cơn đau sẽ được cải thiện.
Khi nhận thấy cơ thể và vùng xương cụt của mình xuất hiên những triệu chứng nêu trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có những phương pháp điều trị thích hợp, tránh gây nguy hiểm.
Cách giảm đau đốt sống cụt tại nhà
Khi bị đau xương cụt ở giai đoạn nhẹ, người bệnh chỉ cần kết hợp một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học cùng với một chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Bệnh nhân bị đau xương cụt nên ưu tiên bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm giàu canxi. Bên cạnh đó bạn có thể cải thiện cơn đau bằng cách xoa bóp, bấm huyệt hoặc sử dụng những loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Người bệnh có thể áp dụng một số cách giảm đau đốt sống cụt tại nhà như sau:
Chườm đá
Chườm đá là một trong những phương pháp giảm đau xương khớp nói chung và đau xương cụt nói riêng một cách hiệu quả. Trong 48 tiếng đầu khi cơn đau xuất hiện do chấn thương hoặc do một số nguyên nhân khác, bạn hãy sử dụng một túi đá lạnh chườm lên vị trí đang bị đau nhức mỗi tiếng một lần. Để thực hiện, bạn dùng khăn tắm bên trong có đá lạnh áp lên vị trí đau khoảng 20 phút. Sau vài lần cơn đau sẽ được cải thiện. Sau 48 tiếng, người bệnh có thể chườm đá 20 phút/lần x 3 lần/ngày.
Điều chỉnh tư thế ngồi
Tư thế không đúng là một trong những yếu tố khiến tình trạng đau đốt sống cụt trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế việc điều chỉnh tư thế ngồi ở bệnh nhân bị đau đốt sống cụt vô cùng quan trọng. Khi ngồi bạn nên giữ cho lưng luôn thẳng, thẳng cổ, hóp bụng. Trong trường hợp cơn đau xuất hiện một cách dữ dội sau khi bạn đứng dậy, bạn cần cong lưng hoặc hướng người về phía trước trước khi đứng.
Người bệnh nên thay đổi tư thế một cách thường xuyên thay vì phải ngồi trong một khoảng thời gian dài. Việc bạn nghiêng người sang bên trái hoặc bạn nghiêng người sang bên phải đều giúp giảm một phần trọng lượng đáng kể lên phần xương cụt.
Sử dụng gối dành riêng cho người bị đau đốt sống cụt
Gối sử dụng cho những bệnh nhân bị đau xương cụt cần phải có một phần cắt khuyết ngay bên dưới xương cụt. Đây là gối dành riêng cho người bị bệnh. Loại gối này sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng đau nhức khi bạn ngồi xuống. Nếu không thể tìm thấy loại gối này, bạn có thể sử dụng một miếng xốp cao su để tự làm gối. Bạn chỉ cần sử dụng dao hoặc kéo cắt một lỗ chính giữa của miếng xốp cao su để có một thiết kế tương tự như bệ ngồi toilet.
Phòng ngừa táo bón
Một số đối tượng sẽ nhận thấy tại vùng xương cụt xuất hiện cơn đau nhức dữ dội khi đi đại tiện. Chính vì thế để cải thiện cơn đau, người bệnh cần tránh bị táo bón bằng cách bổ sung nhiều chất xơ có trong các loại trái cây, rau củ quả. Bên cạnh đó uống nhiều nước cũng là một trong những phương pháp phòng ngừa bệnh táo bón hiệu quả. Nếu bạn bị táo bón trong thời gian dài, bạn có thể sử dụng thuốc nhuận tràng cho đến khi xương cụt lành lại. Việc sử dụng thuốc nhuận tràng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Sử dụng bài thuốc dân gian
Bệnh nhân bị đau đốt sống cụt có thể cải thiện cơn đau tại nhà bằng những bài thuốc dân gian sau:
Bài thuốc 1: Điều trị đau xương cụt bằng lá ngải cứu
Trong Y học cổ truyền, lá cây ngải cứu chứa một lượng lớn tinh dầu và nhiều dưỡng chất có lợi. Lượng tinh dầu và những dưỡng chất này có khả năng sát khuẩn, kháng viêm và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó bên trong lá ngải cứu còn là những hoạt chất quan trọng mang tên Tetradecatrilin, Cineol, Tricosanol… Đây là những hoạt chất có khả năng tác động giúp cải thiện cơn đau thần kinh một cách nhanh chóng.
Nguyên liệu:
- 100 gram lá ngải cứu
- Muối.
Cách thực hiện:
- Mang lá ngải cứu rửa sạch và để ráo nước
- Cho lá ngải cứu và một ít muối vào chảo, sau đó thực hiện sao vàng
- Sau khi tắt bếp cho hỗn hợp này vào một túi vải
- Đặt túi vải trực tiếp lên vùng xương cụt
- Giữ nguyên trạng thái trong khoảng 5 – 10 phút
- Nếu nhận thấy túi vải đã nguội, người bệnh có thể mang nguyên liệu ra ngoài và sao lại
- Tiếp tục chườm thêm một lần
- Người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc điều trị đau xương cụt bằng lá ngải cứu 2 lần/ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục từ 2 – 3 ngày sẽ nhận thấy cơn đau nhức xương khớp được cải thiện.
Bài thuốc 2: Sử dụng dây đau xương điều trị đau xương cụt
Trong Đông y, dây đau xương có tác dụng cải thiện tình trạng đau xương, đau người và một số triệu chứng của bệnh tê thấp. Ngoài ra do chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, trong Đông y người ta còn sử dụng loại thảo dược này để làm thuốc bổ.
Nguyên liệu:
- Dây đau xương
- Rượu 45 độ.
Thực hiện cách 1:
- Mang dây đau xương rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ
- Cho thảo dược vào chảo và sao vàng
- Cho dây đau xương và rượu 45 độ vào bình thủy tinh có nắp đậy theo tỉ lệ 1:5
- Đậy kín nắp, ngâm và bảo quản rượu thuốc tại những nơi khô ráo trong 3 – 5 ngày là có thể dùng được
- Mỗi lần lấy ra một chén nhỏ rượu thuốc để uống. Uống 3 lần/ngày.
Thực hiện cách 2:
- Mang 50 gram dây đau xương rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ
- Cho thảo dược vào chảo và sao vàng
- Cho dây đau xương và ba chén nước lọc vào ấm lớn
- Sắc thuốc trong 30 phút
- Khi thuốc nguội bớt thì chắt lấy phần nước thuốc để uống, bỏ bã
- Người bệnh có thể chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày
- Bệnh nhân cần kiên trì sử dụng dây đau xương điều trị đau xương cụt mỗi ngày trong 15 ngày để cải thiện bệnh lý.
Lưu ý khi điều trị đau đốt sống cụt tại nhà
Trong quá trình nghỉ ngơi và áp dụng những phương pháp điều trị đau đốt sống cụt tại nhà, người bệnh không nên vận động mạnh hoặc chơi những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực, không ngồi lâu, không ngồi nhiều trong một thời gian dài. Trong trường hợp tình trạng đau nhức xương cụt của bạn không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 – 3 ngày áp dụng các phương pháp, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám. Từ đó tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh và áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp.
Bài viết là thông tin cơ bản về tình trạng đau đốt sống cụt. Khi cơn đau xuất hiện, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên bạn vẫn nên đến bệnh viện để thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời áp dụng những phương pháp chữa bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để điều trị dứt điểm bệnh lý.