Ho gió là gì? Biểu hiện và cách điều trị nhanh khỏi
Ho gió là một dạng của bệnh ho xuất hiện khá phổ biến. Đặc biệt là khi mùa đông kéo dài, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường. Vậy cụ thể ho gió là gì? Biểu hiện và cách điều trị nhanh khỏi? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những vấn đề này.
Ho gió là gì?
Ho là một cơ chế bảo vệ cơ thể. Cơ chế này hoạt động bằng cách tống dị vật hoặc các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus ra khỏi cơ thể. Triệu chứng ho khi xuất hiện thường kèm theo chất nhầy, nhớt hay còn gọi là dịch đờm. Lượng dịch này được tiết ra và ứ động ngay tại đường thở. Tuy nhiên tồn tại những trường hợp ho nhưng không kèm theo dịch đờm. Phụ thuộc vào đặc tính của cơn ho, người ta phân bệnh thành nhiều dạng khác nhau. Gồm: Ho khan, ho gió, ho có đờm…
Trên thực tế không tồn tại một định nghĩa cụ thể nào liên quan đến ho gió. Tuy nhiên, người ta thường sử dụng cụm từ này để nói về một tình trạng ho kéo dài nhưng không kèm theo dịch nhầy cũng như không kèm theo đờm. Bệnh thường xuất hiện khi mùa đông kéo dài, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường khiến bệnh nhân không thể thích nghi, dị ứng hoặc bị nhiễm lạnh.
Ho gió cũng là một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp can thiệp cũng như điều trị thích hợp, bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ và gây ra những tổn thương tại đường hô hấp. Đồng thời làm tăng nguy cơ xuất hiện những bệnh lý nguy hiểm khác có liên quan đến đường hô hấp. Đặc biệt là có ảnh hưởng đến phổi.
Nguyên nhân dẫn đến ho gió
Mùa đông kéo dài, có gió lạnh đột ngột, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng ho gió hình thành và phát triển. Ngoài ra tình trạng này còn xuất hiện do bạn có thói quen sinh hoạt xấu hoặc do cơ thể của bạn mắc phải một trong những bệnh lý sau:
Bệnh lý
- Bệnh ho gà
- Bệnh trào ngược dạ dày
- Bệnh hen suyễn
- Viêm thanh quản
- Viêm phổi hoặc một số bệnh lý khác liên quan đến phổi…
Thói quen sinh hoạt
- Thường xuyên hút thuốc trong một thời gian dài hoặc hút thuốc quá nhiều
- Sinh sống và làm việc trong một môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất và những chất độc hại khác.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gió
Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bệnh ho gió ngay từ khi phát bệnh thông qua một số biểu hiện sau:
- Cơn ho xuất hiện dai dẳng nhưng không kèm theo đờm
- Cổ họng khô và có cảm giác đau ngứa
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
- Kém ăn, ăn không ngon miệng
- Đau cơ bụng…
Ở một số trường hợp khác, bệnh nhân bị ho gió có cảm giác vướng víu tại cổ họng, thường xuyên muốn khạc nhổ nhưng không được.
Ho gió có nguy hiểm không?
Ho gió rất ít khi gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không sớm điều trị và có những biện pháp can thiệp phù hợp, bệnh của bạn sẽ ngày càng phát triển, xuất hiện dai dẳng và rất khó điều trị. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, giấc ngủ, công việc, các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Đồng thời khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và bị sút cân.
Ngoài ra, nếu không điều trị, bệnh còn gây ra một số biến chứng liên quan đến đường hô hấp. Cụ thể như:
- Viêm thanh quản
- Viêm tai
- Bệnh phổi
- Ung thư vòm họng…
Phương pháp điều trị ho gió
Để điều trị tình trạng ho gió, người bệnh có thể áp dụng phương pháp Tây y, phương pháp Đông y hoặc một số bài thuốc theo phương pháp dân gian.
Phương pháp Tây y
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh và đáp ứng của từng đối tượng, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn thuốc phù hợp với mục đích điều trị. Đơn thuốc này có thể bao gồm một trong những loại thuốc sau:
Thuốc giảm ho
Thuốc giảm ho là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị ho gió nhằm giúp cắt giảm cơn ho và tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.
Bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc giảm ho sau:
- Pholcodine, Codein, Dextromethorphan: Những loại thuốc này có tác dụng ức chế phản xạ ho tại trung tâm gây ho. Ngoài ra Pholcodine, Codein còn là những loại thuốc có khả năng gây nghiện nhẹ.
- Dextromethorphan: Dextromethorphan là một loại thuốc giảm ho thường xuyên được sử dụng nhưng không có tác dụng làm giảm đau.
Những loại thuốc giảm ho không được khuyến cáo sử dụng cho những trường hợp sau:
- Người bị suy hô hấp
- Trẻ em
- Bệnh nhân bị hen suyễn
- Phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.
Thuốc kháng histamin
Chlopheniramin, Alimemazin là những loại thuốc kháng histamine thường được dùng trong điều trị ho gió, cổ họng thường xuyên bị kích thích hoặc ho dị ứng. Bởi Chlopheniramin, Alimemazin và một số loại thuốc kháng histamine khác có tác dụng làm dịu tình trạng đau rát cổ họng, an thần và giảm ho.
Tuy nhiên trước khi sử dụng những loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng histamine, người bệnh cần lưu ý thuốc có khả năng gây buồn ngủ. Chính vì thế những người xuyên lái xe, những người có công việc nguy hiểm hoặc đòi hỏi độ tập trung cao, người thường xuyên vận hành máy móc không nên sử dụng thuốc. Nếu việc sử dụng thuốc là cần thiết, bạn nên nghỉ ngơi, không nên lái xe hoặc làm những công việc nêu trên.
Thuốc tê làm giảm ho
Trong thời gian điều trị ho gió, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn thuốc, trong đó có chứa những loại thuốc gây tê làm giảm ho. Cụ thể như: Menthol, Benzonatate, Lidocain… Những loại thuốc này có khả năng tác động và gây tê những nơ – tron thần kinh. Từ đó tránh tình trạng kích thích gây ho.
Thuốc gây tê làm giảm ho thường được sử dụng với hai dạng: Hít và ngậm.
Lưu ý
Người bệnh cần sử dụng những loại thuốc trị ho theo chỉ định cũng như hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ tiến hành kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh lý.
Phương pháp Đông y
Việc sử dụng những loại thuốc Tây y trong một thời gian dài có thể gây ra hiện tượng lờn thuốc. Bên cạnh đó nếu sử dụng thuốc với liều cao, người bệnh có nguy cơ mắc phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Để hạn chế xuất hiện những rủi ro không mong muốn, người bệnh có thể vừa điều trị ho gió vừa nâng cao sức khỏe của mình bằng những bài thuốc Đông y.
Tuy nhiên dù là sử dụng phương pháp điều trị nào, người bệnh vẫn cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này không chỉ giúp bạn đảm bảo tính an toàn mà còn nâng cao khả năng điều trị bệnh.
Phương pháp dân gian
Trong trường hợp bệnh nhẹ, bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng một trong những phương pháp dân gian dưới đây để khắc phục tình trạng ho gió:
Cách sử dụng tỏi và mật ong điều trị ho gió
Nguyên liệu:
- 3 – 4 tép tỏi
- Mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Tỏi sau khi bóc vỏ thì mang đi rửa sạch
- Dùng dụng cụ hỗ trợ để đập dập tỏi hoặc giã nhỏ
- Cho tỏi vào chén nhỏ
- Rót mật ong nguyên chất vào cùng đến khi ngập phần tỏi trong chén
- Cho chén hỗn hợp vào nồi. Sau đó thực hiện hấp cách thùy trong khoảng từ 15 – 20 phút
- Tắt bếp, để nguội bớt
- Chắt lấy phần nước để uống
- Ngậm và nuốt nước tỏi mật ong một cách từ từ để những dưỡng chất có thể thấm sâu vào vùng họng và phát huy tối đa công dụng
- Uống 3 lần/ngày. Mỗi lần uống 2 thìa cà phê
- Sau 3 – 5 ngày kiên trì áp dụng cách sử dụng tỏi và mật ong điều trị ho gió người bệnh sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Cách chữa ho gió bằng quất và mật ong
Nguyên liệu:
- Quất xanh
- Mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Mang quất xanh rửa sạch với nước
- Tiếp tục ngâm quất trong nước muối pha loãng để đảm bảo vệ sinh
- Vớt quất ra ngoài và rửa lại với nước, để khô nguyên vỏ
- Bổ đôi quả quất để loại bỏ hạt
- Thái quất thành từng lát mỏng
- Cho quất vào chén
- Rót mật ong nguyên chất vào chén cho đến khi mật ong ngập phần quất
- Mang hỗn hợp cho vào nồi
- Hấp cách thủy hỗn hợp trong 20 phút để quất nhuyễn và hòa với mật ong
- Hoặc bạn có thể hấp cách thủy cho đến khi quất và mật ong sánh lại
- Để nguội bớt
- Mỗi lần lấy 2 thìa cà phê quất mật ong để ngậm, sau đó nuốt từ từ
- Sử dụng 3 lần mỗi ngày
- Người bệnh cần kiên trì áp dụng cách chữa ho gió bằng quất và mật ong cho đến khi bệnh tình thuyên giảm
Cách chữa ho gió bằng nước cốt chanh, lá me và gừng
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá me
- 1 củ gừng
- 30ml nước cốt chanh
Cách thực hiện:
- Mang lá me ngâm và rửa sạch cùng với nước muối pha loãng
- Gừng mang đi cạo vỏ và rửa sạch
- Thái gừng thành từng sợi nhỏ
- Cho gừng và lá me vào nồi
- Thêm vào nồi 2 ly nước lọc
- Tiến hành đun nhỏ lửa hỗn hợp này trong khoảng 60 phút
- Lọc lấy phần nước và bỏ bã
- Mang lượng nước lá mẹ và gừng hòa cùng với nước cốt chanh
- Mỗi lần uống 2 thìa cà phê hỗn hợp lá me, gừng và nước cốt chanh. Uống 4 lần/ngày
- Người bệnh sử dụng cách chữa ho gió bằng nước cốt chanh, lá me và gừng cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Cách dùng hoa đu đủ đực điều trị ho gió
Nguyên liệu:
- 10 gram hoa đu đủ đực
- Mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Hoa đủ đực mang đi rửa sạch
- Cho hoa đu đủ đực vào chén nhỏ
- Rót mật ong nguyên chất vào cùng đến khi ngập phần hoa đu đủ đực trong chén
- Cho chén hỗn hợp vào nồi. Thực hiện hấp cách thủy trong khoảng 20 phút
- Tắt bếp, thêm một ít nước sôi để nguội vào hỗn hợp hoa đu đủ đực và mật ong. Nghiền nát
- Chắt lấy phần nước để uống
- Ngậm và nuốt nước hoa đu đủ đực và mật ong một cách từ từ. Điều này sẽ giúp những dưỡng chất có trong các nguyên liệu có thể thấm sâu vào vùng họng và phát huy tối đa công dụng
- Chia nước thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày
- Người bệnh cần kiên trì áp dụng cách sử dụng hoa đu đủ đực và mật ong điều trị ho gió từ 3 – 5 ngày. Khi đó người bệnh sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Cách chữa ho gió bằng lá hẹ
Nguyên liệu:
- 20 gram lá hẹ
- Đường phèn
Cách thực hiện:
- Mang lá hẹ rửa sạch. Bạn nên ngâm lá hẹ trong nước muối để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn
- Vớt lá hẹ ra ngoài và để ráo nước
- Thái lá hẹ thành từng khúc vào cho vào chén cùng với đường phèn
- Cho chén hỗn hợp vào nồi
- Thực hiện hấp cách thủy với lửa nhỏ trong khoảng từ 15 – 20 phút
- Tắt bếp
- Để nguội bớt
- Lọc lấy phần nước lá hẹ và đường phèn để uống
- Uống 2 – 3 lần/ngày. Sử dụng nước lá hẹ và đường phèn liên tục cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Cách sử dụng lá húng chanh điều trị ho gió
Nguyên liệu:
- 10 gram lá húng chanh
- Đường phèn
- 5 quả quất
Cách thực hiện:
- Mang lá húng chanh ngâm và rửa sạch với nước muối pha loãng
- Vớt lá húng chanh ra ngoài và để ráo nước
- Cho lá húng chanh vào cối cùng với lượng quất đã rửa và loại bỏ hạt
- Cho hỗn hợp vào chén cùng với đường phèn
- Cho chén hỗn hợp vào nồi
- Thực hiện hấp cách thủy trong 20 phút
- Tắt bếp
- Để nguội bớt
- Chia hỗn hợp quất, lá húng chanh và đường phèn thành 2 lần sử dụng trong ngày. Uống cả nước lẫn bã.
- Sử dụng hỗn hợp quất, lá húng chanh và đường phèn liên tục cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Lưu ý
- Khi bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau 7 ngày sử dụng hoặc có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Đồng thời điều trị bệnh theo phác đồ chữa bệnh của bác sĩ chuyên khoa.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đến bệnh viện và khám bác sĩ ngay khi tình trạng ho gió xuất hiện đồng thời cùng với một số biểu hiện sau:
- Chóng mặt
- Đau cơ
- Tức ngực
- Khản giọng
- Khó thở
- Ho ra máu
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược
- Cơn ho xuất hiện kéo dài từ 4 – 8 tuần không khỏi.
Cách chăm sóc bệnh nhân bị ho gió
Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, bệnh nhân bị ho gió cần áp dụng một số phương pháp chăm sóc cơ thể như sau:
- Uống nhiều nước mỗi ngày (uống khoảng 2 – 2,5ml nước/ngày). Đặc biệt là nước ấm
- Sử dụng những loại thực phẩm mang tính mát và tốt cho phổi. Cụ thể như: Cam, chanh, kiwi, quả lê, khế…
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
- Tắm với nước ấm
- Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp
- Không sử dụng các loại rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích
- Hạn chế sử dụng kem lạnh, nước đá, đồ uống lạnh và một số loại thực phẩm đông lạnh khác
- Xây dựng một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Người bệnh cần tránh để công việc, đời sống tạo căng thẳng và áp lực
- Thường xuyên vận động và luyện tập thể dục thể thao
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khí thải, khói bụi, khói than và những tác nhân có khả năng gây dị ứng
- Thường xuyên xông mũi hoặc rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý.
Cách phòng ngừa ho gió
Thời điểm giao mùa chính là nguyên nhân chính tạo điều kiện cho tình trạng ho gió hình thành và phát triển. Chính vì thế để phòng tránh tình trạng này, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Thường xuyên súc họng, súc miệng bằng nước muối sinh lý
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày
- Khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, mùa đông kéo dài, bạn nên giữ ấm cơ thể. Đặc biệt là giữ ấm vùng ngực và cổ
- Tăng cường vận động và duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày
- Tránh sinh sống và làm việc tại môi trường ô nhiễm, những nơi có nhiều khói bụi, nấm móc, chất thải, khí thải
- Hạn chế hút thuốc lá
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh ho, cảm cúm và một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt bạn nên bổ sung vitamin C trong cam, bưởi, chanh và một số loại trái cây khác để nâng cao sức đề kháng.
Bài viết là tất cả những giải đáp liên quan đến vấn đề “Ho gió là gì? Biểu hiện và cách điều trị nhanh khỏi”. Hy vọng từ những thông tin này bạn có thể hiểu hơn về bệnh, có thể chẩn đoán và có các biện pháp xử lý phù hợp khi mắc bệnh.
Có thể bạn chưa biết: