7 cách giảm ho nhanh chóng giúp người bệnh dễ chịu hơn
Ho là một trong những cách tống khứ chất nhầy tích tụ trong vòm họng giúp thông đường thở, đồng thời giúp loại bỏ vi khuẩn hoặc vi rút gây bệnh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ho dai dẳng thường khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, để khắc phục triệu chứng này, các bạn có thể áp dụng 7 cách giảm ho nhanh tại nhà sau đây.

7 cách giảm ho nhanh và hiệu quả ngay tại nhà
Các bạn có thể sử dụng hàng loạt các cách giảm ho nhanh sau đây để cải thiện triệu chứng ho, đồng thời làm dịu cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở vòm họng.
1. Súc miệng bằng nước muối
Một trong những phương thuốc đơn giản giúp kiểm soát triệu chứng ho hiệu quả ngay tại nhà là dùng nước muối. Với các hoạt chất chứa trong nguyên liệu này có tác dụng làm loãng và giảm đờm ở trong vòm họng. Sử dụng thường xuyên và đều đặn mỗi ngày giúp giảm ho. Không những thế, với thành phần Cl dồi dào, nước muối còn có công dụng sát trùng và tiêu viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở cổ họng. Từ đó giúp giảm đau và tiêu sưng ở vùng hầu họng.
+ Cách thực hiện như sau:
- Sử dụng 1/2 muỗng cà phê muối đem hòa tan trong cốc nước ấm
- Sau khi hỗn hợp này nguội bớt, bạn dùng súc miệng
Để nước muối phát huy tối đa tác dụng điều trị, bạn nên ngửa đầu về sau để nước muối chảy vào vòm họng. Chờ khoảng 3 – 5 giây rồi nhổ bỏ và thực hiện lặp lại thao tác từ 2 – 3 lần. Tốt nhất nên sử dụng nước muối súc miệng 1 – 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng thức dậy và tối trước khi để ngủ để giảm ho.
Lưu ý: Không nên cho trẻ sử dụng nước muối súc miệng. Bởi nếu trẻ không biết cách súc miệng đúng, có thể nuốt vào gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Trong trường hợp không có thời gian pha nước muối, các bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý thay thế, tác dụng điều trị là như nhau.
2. Trà mật ong
Theo một số nghiên cứu cho thấy, mật ong có tác dụng làm giảm ho và làm lành vết loét ở niêm mạc vòm họng khá tốt. Các thành phần dưỡng chất tự nhiên chứa trong nguyên liệu này không chỉ giúp làm giảm cảm giác khó chịu mà còn giúp giảm đau tương đương thuốc dextromethorphan. Thêm vào đó, các hoạt chất này còn có tác dụng bổ sung dưỡng chất, giúp bồi bổ và làm tăng sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa sự tấn công của cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường.

Để giảm ho cho bản thân và con trẻ, bạn có thể sử dụng mật ong theo cách sau:
- Trộn 2 muỗng cà phê mật ong vào trong cốc nước ấm hoặc trà thảo dược
- Khuấy đều và uống từ từ theo kiểu nhấm nhấp
Uống trà mật ong 2 – 3 lần mỗi ngày, bệnh sẽ thuyên giảm một cách đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mẹo chữa ho nhanh này, cha mẹ nên lưu ý, không nên cho con trẻ dưới 1 tuổi uống trà mật ong. Bởi mật ong có chứa botulium có thể gây ngộ độc ở con.
3. Húng tây (cỏ xạ hương thyme)
Húng tây là một loại thảo dược thuộc họ bạc hà. Ngoài là gia vị dùng trong ẩm thực, dược liệu tự nhiên này còn có tác dụng giúp điều trị bệnh viêm phế quản, ho do viêm họng hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.
Được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, các thành phần chứa trong thảo dược tự nhiên này thường được sử dụng như một phương thuốc giảm ho. Chưa kể đến, nguồn vitamin A và C có nhiều trong húng tây có công dụng nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh bên ngoài. Đặc biệt, thảo mộc này còn giúp kích thích thần kinh, tạo cảm giác thoải mái, tăng khả năng bình phục bệnh nhanh.
+ Cách pha trà húng tây chữa bệnh:
- Cho hai muỗng cà phê bột húng tây khô vào cốc nước đun sôi
- Sau đó đậy nắp lại hãm trong vòng 10 phút và uống
Bên cạnh uống trà, có thể dùng lá hoặc toàn bộ nhánh húng tây trong chế biến bữa ăn hàng ngày, vừa giúp giảm ho vừa mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe.
4. Dứa
Nhờ chứa nhiều enzyme Bromelain, dứa có tác dụng làm loãng và tiêu đờm trong vòm họng, giúp giảm ho hiệu quả. Không những thế, hoạt chất này còn có đặc tính chống viêm, giúp giảm sưng đau và viêm nhiễm ở cổ họng. Đặc biệt, dứa cung cấp lượng lớn vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn và vi rút gây bệnh. Vì vậy, các chuyên gia khuyên người bệnh ho nên bổ sung 1 – 2 cốc nước ép dứa mỗi ngày để kiểm soát triệu chứng bệnh.

+ Cách làm nước ép dứa:
- Chuẩn bị: 10 ml mật ong, 1 quả dứa chín, 500 ml nước lọc và 1/2 thìa cà phê muối
- Dứa gọt bỏ vỏ và phần mắt rồi thái nhỏ
- Cho dứa vào máy xay, thêm 300 ml nước lọc và xay nhuyễn
- Lọc lấy nước dứa và cho phần bả dứa vào máy xay, thêm 200 ml nước và tiếp tục xay
- Trộn đều nước dứa xay lần 1 và lần 2 lại với nhau
- Tiếp đó thêm mật ong và muối vào khuấy đều, rót ra ly và thưởng thức
Bạn nên uống nước dứa một cách từ từ. Tốt nhất nên uống sau khi ăn khoảng 30 phút. Không nên uống nước dứa cùng với thuốc đặc trị để tránh tình trạng tương tác thuốc. Người bị dị ứng với nước ép dứa hoặc đang dùng thuốc kháng sinh, thuốc làm loãng máu không nên uống nước dứa để tránh tác dụng phụ.
5. Rau má
Một trong những cách chữa ho nhanh, quen thuộc đối với người bệnh là sử dụng rau má. Với tính bình, dược liệu này có tác dụng giải độc và thanh nhiệt cơ thể. Thêm vào đó, các hoạt chất chứa trong rau má còn có công dụng giảm đau và làm dịu vòm họng. Do đó, chúng thường được dân gian sử dụng làm thuốc chữa ho.
+ Chuẩn bị:
- Rau má: 200 gram
- Lá tre: 14 gram
- Cam thảo: 10 gram
- Quả dành dành: 6 gram
- Rễ dâu tằm: 16 gram
- Lá chanh: 10 gram
+ Cách làm như sau:
- Tất cả các bị thuốc sau khi được rửa sạch cho vào ấm, thêm 500 ml và đun sôi
- Chia nước thuốc ra uống 2 – 3 lần trong ngày
Kiên trì sử dụng bài thuốc chữa ho bằng rau má trong 1 – 2 tuần, giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
6. Nghệ tươi
Nghệ tươi chứa lượng lớn thành phần hóa học tốt đối với sức khỏe như cacbua tecpecnic, tinh dầu và curcumin,… Đặc biệt, hoạt chất curcumin có trong thảo dược này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu đờm. Do đó, sử dụng nghệ đúng cách giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, làm loãng đờm và ức chế ho.

+ Cách thực hiện đơn giản sau đây:
- Nghệ tươi đem cạo bỏ vỏ và rửa sạch
- Thái miếng nhỏ, giã nát và thêm nước lọc, đường phèn vào
- Đem hỗn hợp này hấp cách thủy từ 10 – 15 phút
+ Cách dùng:
Mỗi ngày uống 2 – 3 lần. Tốt nhất nên uống thường xuyên, uống khi ấm để thảo dược phát huy tác dụng chữa ho.
7. Cây du trơn
Cây du trơn có tác dụng đánh tan đờm tích tụ trong vòm họng, từ đó ức chế ho. Các hoạt chất chứa trong thảo dược này thường được tìm thấy trong một số loại kẹo ngậm trị ho. Ngoài giúp kiểm soát cơn ho, cây du trơn còn giúp chống viêm và cải thiện một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm họng hoặc viêm thanh quản.
Cách giảm ho bằng cây du trơn khá đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng 1 – 2 muỗng cà phê bột cây du trơn hãm vài phút trong 1 – 2 cốc nước sôi và uống. Mỗi ngày uống 2 cốc giúp kiểm soát ho. Lưu ý, nên uống trà cây du trơn sau khi uống các loại thuốc khác ít nhất 1 giờ.
Với 7 cách giảm ho nhanh trên đây, bạn có thể tham khảo và thử ngay tại nhà để kiểm soát triệu chứng ho, khó chịu ở vòm họng. Tuy nhiên, trong trường hợp ho kéo dài, tốt nhất các bạn nên thăm khám và dùng thuốc đặc trị ho theo chỉ định của bác sĩ.
Array⇒ Có thể bạn quan tâm: Ho có đờm là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị
Ngày Cập nhật 07/06/2024