Bệnh nổi mẩn ngứa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa từ chuyên gia

Bệnh nổi nẩn ngứa trên da là tình trạng phổ biến không chỉ khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ mà còn cảnh báo một số bệnh lý về gan, thận… Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh mẩn ngứa hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ có câu trả lời cho bạn đọc.

Nổi mẩn ngứa là triệu chứng bệnh gì? Nguyên nhân chủ yếu

Da bị mẩn ngứa là dấu hiệu thường gặp, báo hiệu bạn đang mắc một số bệnh da liễu hoặc gặp vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch. Một số vị trí dễ bị nổi mẩn ngứa như ở tay, chân, cổ, mặt… hoặc toàn thân.

  • Tình trạng mẩn ngứa rất đa dạng, bao gồm:
  • Mẩn ngứa nổi cục
  • Nốt mẩn đỏ như muỗi đốt
  • Da bị đỏ, ngứa, tróc vẩy
  • Da ngứa rát
  • Nổi mụn nước trên da

Mẩn ngứa cảnh báo bệnh da liễu hoặc gặp vấn đề về nội tạng, hệ miễn dịch

Hiện tượng ngứa da nổi mẩn đỏ là triệu chứng của một trong các bệnh lý sau:

 Bệnh ngoài da

Mẩn ngứa, nổi mề đay là biểu hiện đặc trưng của một số bệnh da liễu, phát sinh do một số nguyên nhân như thời tiết, tiếp xúc với dị nguyên, thực phẩm, chất bẩn, nhiễm khuẩn…

Những bệnh ngoài da bao gồm:

  • Bệnh mề đay: Đây là căn bệnh phổ biến, gây hiện tượng da nổi mẩn ngứa, các nốt có kích thước khác nhau, tập trung hoặc rải rác khắp cơ thể. Bệnh có thể kéo dài trong vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần, thậm chí vài tháng tùy theo mức độ.
  • Dị ứng mẩn ngứa: Khi tiếp xúc với các yếu tố như khói bụi, lông động vật… hoặc thời tiết thay đổi, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ khắp người.
  • Bệnh tổ đỉa: Trên da tay, chân người bệnh nổi nhiều mụn nước li ti ngứa ngáy.
  • Bệnh ghẻ: Nguyên nhân gây ghẻ lở là do người bệnh nhiễm kí sinh trùng. Các khu vực tiết nhiều mồ hôi như ngón tay, chân, nách… nổi mẩn ngứa khó chịu.
  • Vảy nến: Đây là bệnh da liễu mãn tính, với dấu hiệu như nổi mẩn đỏ ngứa da, bong tróc vảy.

Ngoài ra, triệu chứng mẩn ngứa còn là biểu hiện của một số bệnh khác như: Viêm da, chàm, nấm da…

Các bệnh lý bên trong cơ thể

Một số bệnh lý liên quan đến nội tạng như suy thận, chức năng gan suy giảm, tắc ống mật …. có thể khiến da bị mẩn ngứa nổi cục.

Mẩn ngứa là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến gan, thận

Bởi khi các cơ quan này bị tổn thương, hoạt động kém khiến chức năng thải độc bị yếu đi. Lúc này, chất độc sẽ đào thải qua da, gây tích tụ và dẫn đến hiện tượng nổi mề đay, mẩn đỏ ngứa ngáy.

Ngoài ra, một số bệnh như: Tiểu đường, cường giáp, suy giáp…cũng là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhưng ít ai biết. 

Nhiễm giun sán, kí sinh trùng

Người bị nhiễm giun, sán có thể bị mẩn ngứa, nổi mề đay. Nếu không điều trị sớm, các triệu chứng sẽ ngày càng nặng, nổi sẩn cục to, ngứa dưới da hoặc thấy dấu giun bò loằng ngoằng trên da. Thậm chí gây tắc ống mật, dẫn đến mẩn ngứa nổi cục toàn thân.

Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi khiến da bị mẩn ngứa, nổi mề đay. Tình trạng này dễ gặp ở phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh.

Bệnh lý về máu

Các chuyên gia chỉ ra rằng, những người gia tăng hồng cầu, rối loạn sản sinh tủy, tăng Histamin trong máu, tăng Eosin trong máu… có thể bị mẩn ngứa. 

Nhiễm HIV

Người bị nhiễm HIV có triệu chứng bị nổi mẩn khắp người do lượng dermodex, tụ khuẩn vàng tăng cao và hệ miễn dịch hoạt động để chống lại virus.

Những đối tượng dễ bị nổi mẩn ngứa, nổi mề đay

Hiện tượng mẩn ngứa có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng dễ thấy nhất ở những đối tượng sau:

  • Trẻ em, trẻ sơ sinh
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
  • Phụ nữ sau sinh
  • Người có sức đề kháng kém
  • Người làm việc trong môi trường ô nhiễm
  • Người mắc các bệnh về gan, thận, tiểu đường.
  • Người có cơ địa nhạy cảm
  • Người nhiễm HIV

Những đối tượng dễ bị mẩn ngứa, nổi mề đay

Bị mẩn ngứa phải làm sao? Những cách chữa nổi mẩn đỏ ngứa da hiệu quả

Để khắc phục tình trạng mẩn ngứa, người bệnh có thể lựa chọn một trong những phương pháp sau:

Cách trị mẩn ngứa tại nhà

Khi xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy trên da, mọi người có thể áp dụng cách chữa tại nhà bằng những mẹo dân gian như:

  • Chườm lạnh: Lấy 1 viên đá để trong tấm vải mỏng và chườm lên vùng da bị ngứa khoảng 10 phút. Có thể thực hiện nhiều lần để giảm khó chịu.
  • Tắm với bột yến mạch: Cho bột yến mạch vào bồn tắm, hòa với nước và ngâm mình khoảng 10 – 15 phút.
  • Uống trà thảo mộc, trà xanh hàng ngày
  • Trị ngứa da bằng muối: Pha muối loãng với nước ấm và tắm hàng ngày, có thể tiêu diệt được vi khuẩn và giảm ngứa hiệu quả.
  • Chữa mẩn ngứa bằng lá khế: Lấy 1 năm lá khế tươi rửa sạch, cho vào chảo rang đến khi héo. Để lá bớt nóng rồi chườm lên vùng da bị ngứa. Hoặc bệnh nhân có thể lấy lá khế tươi, cho vào nồi cùng 1 chút muối và nước đun sôi. Sử dụng hỗn hợp nước lá để tắm hàng ngày giúp giảm ngứa, nổi mẩn hiệu quả.
  • Sử dụng nha đam (lô hội): Thoa gel nha đam hoặc nha đam tươi lên vùng da bị ngứa, giúp làm mát da và giảm viêm.

Chữa mẩn ngứa tại nhà bằng mẹo dân gian lành tính nhưng chỉ phù hợp với các bệnh ngoài da nhẹ

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc trị mẩn ngứa nổi cục từ gừng, ngải cứu, kinh giới, mướp đắng, rau diếp cá…

Lưu ý: Cách chữa tại nhà an toàn nhưng chỉ phù hợp với các trường hợp mẩn ngứa, nổi mề đay do dị ứng thông thường, mức độ nhẹ, hiệu quả thấp. Nếu bệnh mãn tính, có triệu chứng nghiêm trọng, việc áp dụng mẹo dân gian không giúp trị dứt điểm được bệnh tình.

 Chữa mẩn ngứa bằng thuốc Tây y

Với những cơn ngứa dai dẳng, nổi mề đay mãn tính, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn bệnh, tìm nguyên nhân chính xác và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Dưới đây là một số loại thuốc Tây thường được kê cho người bị mẩn ngứa:

  • Thuốc kháng Histamin đường uống hoặc bôi ngoài da: Benadryl, Cetirizine, Fexofenadine, Loratadine, Calamine… Có tác dụng giảm ngứa, nổi mẩn nhanh chóng.
  • Thuốc Corticosteroid đường uống (Deltasone) giúp giảm sưng và ngứa. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được kê đơn với trường hợp bệnh nặng, sử dụng trong thời gian ngắn vì có thể gây ra tác dụng phụ.
  • Thuốc không chứa Steroid đường uống hoặc bôi ngoài da: Sử dụng với bệnh nhân bị mẩn ngứa nghiêm trọng và có thể gây tác dụng phụ như đau dạ dày, mệt mỏi…
  • Thuốc tiêm dị ứng dưới da: Có tác dụng giảm triệu chứng mẩn ngứa nổi cục mãn tính, kéo dài.
  • Kem dưỡng ẩm: Có tác dụng làm dịu và hạn chế kích ứng da.

Chữa mẩn ngứa bằng thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ

Chữa mẩn ngứa bằng thuốc Đông y

Trị mề đay, dị ứng mẩn ngứa bằng y học cổ truyền là một trong những phương pháp được khá nhiều người lựa chọn. Nếu thuốc Tây y tập trung điều trị triệu chứng, thì cơ chế chữa bệnh của thuốc Đông y là trị bệnh từ gốc, loại bỏ căn nguyên. Đồng thời phục hồi gan, thận, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Các bài thuốc Đông y bào chế từ nhiều thảo dược tự nhiên, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, diệt trừ mầm bệnh hiệu quả. Có kể đến một số vị thuốc thường dùng như: Bồ công anh, kim ngân cành, sài đất, diệp hạ châu…

So với thuốc tân dược, thuốc Đông y an toàn, lành tính và hiệu quả lâu dài hơn. Thuốc phù hợp với mọi người bệnh, có thể dùng trong thời gian dài mà không lo gặp tác dụng phụ.

Chữa mẩn ngứa bằng thuốc Đông y an toàn, lành tính và hiệu quả cao
Chữa mẩn ngứa bằng thuốc Đông y an toàn, lành tính và hiệu quả cao

Chuyên gia lưu ý khi bị nổi mẩn ngứa để phòng bệnh tái phát

Để nhanh chóng thoát khỏi chứng mẩn ngứa khó chịu, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Xác định đúng nguyên nhân trước khi điều trị
  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Không gãi, chà xát mạnh để tránh tổn thương, nhiễm trùng da
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi
  • Không sử dụng hóa chất, mỹ phẩm, sữa tắm
  • Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày

Ngoài ra, người bệnh có thể phòng tránh mẩn ngứa, nổi mề đay bằng cách:

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ
  • Tẩy giun định kỳ
  • Ăn uống hợp vệ sinh
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng
  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở
  • Ăn uống đủ chất, luyện tập thể thao thường xuyên để tăng đề kháng.
Mọi người nên thăm khám định kỳ để nắm rõ tình trạng sức khỏe, phòng tránh mẩn ngứa
Mọi người nên thăm khám định kỳ để nắm rõ tình trạng sức khỏe, phòng tránh mẩn ngứa

Khám chữa mẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay ở đâu tốt và chất lượng?

Chúng tôi xin gửi tới bạn đọc một số địa chỉ khám chữa ngứa da nổi mẩn đỏ uy tín và chất lượng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh:

1. Các bệnh viện chuyên về da liễu

  • Bệnh viện Da liễu Trung ương: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Khoa Da liễu – bệnh viện Bạch Mai: Tòa nhà 2 tầng, Bệnh viện Bạch Mai, 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện da liễu TP Hồ Chí Minh: Số 2 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Y dược TP Hồ Chí Minh: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 2, Quận 5, TP Hồ Chí Minh

Đây đều nhà những địa chỉ uy tín, tập trung nhiều bác sĩ giỏi, chuyên gia đầu ngành da liễu với các thiết bị y tế, máy móc hiện đại. Người bệnh có thể lựa chọn khám bình thường hoặc dịch vụ.

2. Địa chỉ nhà thuốc uy tín chữa mẩn ngứa bằng Y học cổ truyền

  • Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường

Địa chỉ nhà thuốc:

– Cơ sở Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình. Điện thoại: 024 6253 6649 – 0963 302 349

– Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh . Điện thoại: 0938 449 768 – 028 3899 1677

Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường là một trong những cơ sở chữa mẩn ngứa, mề đay bằng Đông y hiệu quả và nổi tiếng. Nhà thuốc có tuổi đời 150 năm với 5 đời truyền nhân, sở hữu nhiều bài thuốc quý. Người bệnh có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn. Tại đây có truyền thống thăm khám hoàn toàn MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng. 

Đỗ Minh Đường là nhà thuốc nam chữa mẩn ngứa uy tín và nổi tiếng
Đỗ Minh Đường là nhà thuốc chữa mẩn ngứa bằng Đông y uy tín và nổi tiếng
  • Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc

Đây là một trong những địa chỉ chữa mẩn ngứa bằng y học cổ truyền uy tín và được nhiều bệnh nhân đánh giá cao. Trung tâm sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, có tâm với nghề.

– Địa chỉ: Số 145 đường Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

– Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7, từ 8h đến 17h.

Trên đây là thông tin về triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay và cách chữa hiệu quả. Hy vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức về bệnh, sớm đánh bay những cơn ngứa khó chịu.