Nổi Mề Đay Là Bệnh Gì? Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị Không Nên Bỏ Qua
Bệnh nổi mề đay ngày càng phổ biến và xảy ra ở mọi đối tượng. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh dễ tái phát, thậm chí có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu không xử lý kịp thời. Để đánh bay căn bệnh mẩn ngứa khó chịu này, mọi người không nên bỏ qua những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Bệnh nổi mề đay là gì?
Khoảng 1 năm nay, anh Hoàng Tuân (Bắc Giang) thường xuyên bị nổi mề đay mẩn ngứa nhất là thời gian chuyển mùa. Các nốt ngứa mọc ở khắp nơi, từ tay, chân, cổ cho đến bụng, bộ phận sinh dục, càng gãi càng ngứa và lây lan khiến anh khó chịu. Lúc đầu, anh Tuân nghĩ là do ăn uống không khoa học nên chủ quan không chữa trị. Dần dần, bệnh trở nên nghiêm trọng với các triệu chứng nặng nề.
Cùng cảnh với anh Tuân, chị Nguyễn Nhàn (Bắc Ninh) cũng bị nổi mề đay mẩn ngứa khi mang thai tháng thứ 2. Do không sử dụng thuốc điều trị vì đang mang bầu nên các triệu chứng ngày càng nặng, ngứa ngáy khó chịu khiến chị mất ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo thống kê tại các bệnh viện ở Việt Nam, cứ 100 người thì có đến 15 – 20 người bị mắc dị ứng, nổi mề đay. Đây là căn bệnh phổ biến có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, nhất là trẻ em, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và sau sinh.
Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường cho biết: “Nổi mề đay là hiện tượng phản ứng của mao mạch trên da khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Lúc này, cơ thể sẽ giải phóng hoạt chất trung gian Histamin, gây ngứa ngáy nổi mẩn khó chịu.”
Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa chia thành 2 giai đoạn:
- Mề đay cấp tính: Kéo dài vài giờ, vài ngày hoặc dưới 6 tuần, bùng phát đột ngột và tự biến mất.
- Mề đay mãn tính: Tình trạng bệnh kéo dài trên 6 tuần với các triệu chứng nặng nề. Bệnh ngắt quãng theo từng đợt trong thời gian bị mề đay.
Nhận biết triệu chứng nổi mề đay
Ở mỗi giai đoạn, nổi mề đay mẩn ngứa có triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau. Nhưng nhìn chung bệnh có những dấu hiệu sau đây:
- Nổi mẩn đỏ, sần phù: Trên da người bệnh có nhiều nốt mẩn tập trung hoặc nằm rải rác khắp cơ thể. Các nốt có nhiều kích thước khác nhau, tạo thành từng mảng. Lúc đầu nốt đỏ chỉ mọc ở một vùng, sau đó lan ra toàn thân.
- Ngứa: Vùng da nổi nốt mề đay ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa kèm theo nóng rát. Cơn ngứa dữ dội hơn khi về đêm và chiều tối.
- Triệu chứng khác: Mệt mỏi, tiêu chảy, xuất hiện mụn nước, sưng phù ở môi, mắt, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim…
- Một số bệnh nhân có hiện tượng da vẽ nổi kèm theo rát ngứa.
Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay
Theo các chuyên gia da liễu, đến nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra chính xác nguyên nhân gây nổi mề đay. Sau đây là một vài yếu tố góp phần hình thành bệnh mọi người cần nắm được. Dựa trên những nguyên nhân này, chúng ta sẽ đưa ra phương pháp điều trị, phòng ngừa sao cho phù hợp.
- Do thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, nhất là thời kỳ chuyển mùa khiến cơ thể chưa kịp thích ứng dẫn đến dị ứng nổi mề đay.
- Do thuốc: Một số loại thuốc tân dược như thuốc an thần, Penicillin, kháng sinh, giảm đau… có thể gây tác dụng phụ, nổi mẩn ngứa ngáy.
- Do thực phẩm: Nhiều người bị dị ứng, mẩn ngứa khi ăn hải sản như tôm, cua…
- Do di truyền: Người sinh ra trong gia đình có bố mẹ bị mề đay thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
- Do bệnh lý: Bệnh nhân mắc các bệnh về gan có khả năng mắc bệnh cao
- Tiếp xúc với dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, lông động vật…
- Nguyên nhân khác: Nhiễm khuẩn, dị ứng mỹ phẩm, côn trùng đốt, ký sinh trùng đường ruột, thay đổi nội tiết tố, stress….
- Mề đay vô căn: Bệnh không xác định được nguyên nhân, thường xuyên tái phát và tự biến mất.
Bên cạnh đó, các chuyên gia da liễu chỉ ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh mề đay gồm:
- Giới tính: Tỉ lệ phụ nữ bị nổi mề đay mẩn ngứa cao hơn ở nam giới.
- Tuổi tác: Trẻ em, thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn tuổi.
5 câu hỏi thường gặp về bệnh nổi mề đay – Chuyên gia giải đáp
Nổi mề đay, dị ứng là bệnh phổ biến, do đó nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh. Dưới đây là 5 thắc mắc thường gặp về bệnh mề đay mẩn ngứa được lương y Đỗ Minh Tuấn giải đáp:
1. Nổi mề đay có nguy hiểm không?
Mề đay, dị ứng ảnh hưởng khá lớn đến tâm trạng, sức khỏe, đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Trong trường hợp không chữa trị kịp thời, bệnh chuyển sang mãn tính có thể gây biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: Phù mạch, nhiễm trùng da, khó thở, suy hô hấp, sốc phản vệ…
Trong đó, sốc phản vệ là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
2. Bệnh mề đay có lây không?
Dị ứng, nổi mề đay là bệnh ngoài da, không phải bệnh truyền nhiễm, do đó không có khả năng lây từ người sang người. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mề đay mẩn ngứa có tính di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì con có khả năng mắc bệnh cao.
3. Bệnh nổi mề đay có tự khỏi không?
Bệnh mề đay có tự khỏi được không phụ thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh và sức khỏe của từng người.
Nếu bệnh nhân bị mề đay cấp tính, có sức khỏe tốt, ăn uống và sinh hoạt khoa học thì bệnh có thể tự biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh bị mề đay mãn tính, sức đề kháng kém thì bệnh không thể tự khỏi, cần phải dùng thuốc để điều trị dứt điểm.
4. Nổi mề đay có được tắm không?
Tắm và vệ sinh cơ thể là điều cần thiết để loại bỏ da chết, bụi bẩn, mồ hôi và các vi khuẩn gây hại trên da. Do đó, người bệnh mề đay cần chú ý tắm mỗi ngày 1 lần để giữ cho da luôn sạch sẽ, tránh nhiễm trùng.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý tắm đúng cách, phù hợp với tình trạng bệnh lý, Cụ thể, nên sử dụng nước ấm, tắm ở nơi kín gió, không chà xát mạnh, không dùng sữa tắm…
5. Bị nổi mề đay nên kiêng gì, ăn gì?
Người bệnh mề đay nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để giúp giảm ngứa, nổi mẩn, hỗ trợ tích cực việc điều trị và tránh bệnh tăng nặng.
- Nên ăn nhiều thực phẩm giàu Omega 3 (cá hồi, cá thu…)
- Ăn nhiều tỏi, nghệ.
- Bổ sung rau, củ, trái cây tươi, nhất là những loại quả chứa nhiều Vitamin C (cam, bưởi, ổi…)
- Kiêng ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng (tôm, cua, hải sản…)
- Kiêng thực phẩm giàu đạm (thịt bò, sữa, thịt gà…)
- Không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Kiêng thuốc lá, bia, rượu, chất kích thích…
Bị nổi mề đay phải làm sao? Những cách chữa trị hiệu quả
Khi bị mề đay mẩn ngứa, người bệnh có thể khắc phục triệu chứng tạm thời bằng cách: Chườm mát, tắm bằng bột yến mạch, uống nước trà xanh, uống trà thảo mộc…
Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, người bệnh cần áp dụng một trong các biện pháp dưới đây:
Chữa mề đay tại nhà bằng bài thuốc dân gian
Bệnh nhân bị mề đay cấp tính có thể áp dụng cách chữa trị tại nhà bằng các bài thuốc dân gian được truyền miệng từ nhiều đời như: Tắm lá khế, chườm đắp ngải cứu và muối, uống nước gừng, bài thuốc từ nha đam, mướp đắng… Có tác dụng giảm ngứa, dịu da hiệu quả.
Lưu ý: Bài thuốc dân gian hiệu quả thấp, không có kiểm chứng khoa học. Nếu sau khi áp dụng bệnh không đỡ hoặc trường hợp bị mề đay mãn tính, mọi người cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xác định nguyên nhân và sử dụng các loại thuốc đặc trị theo đơn.
Điều trị mề đay bằng thuốc Tây y
Các loại thuốc Tây y thường được kê để trị dị ứng, mề đay mẩn ngứa gồm:
- Thuốc kháng Histamin: Cetirizine, Fexofenadine, Hydroxyzine, Loratadine…
- Thuốc Corticoid: Triamcinolone, Betamethasone, Hydrocortisone, Fluocinolone…
- Thuốc bôi ngoài da, thuốc chống mẫn cảm.
Cơ chế hoạt động của thuốc Tây y là điều trị triệu chứng, do đó thuốc giúp giảm ngứa ngáy, nổi mẩn, kháng viêm hiệu quả.
Tuy nhiên, các loại thuốc này được khuyến cáo không nên sử dụng trong thời gian dài hoặc lạm dụng vì có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, táo bón, khô miệng… nhất là các loại thuốc kháng Histamin hoặc Corticoid có thể gây co giật ở trẻ em.
Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống mà sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Phụ nữ có thai và sau sinh cần thận trọng trước khi sử dụng để không ảnh hưởng đến em bé.
Chữa nổi mề đay bằng thuốc Đông y
Y học cổ truyền quan niệm, mề đay thuộc chứng Phong, còn được gọi là Phong ngứa hay Tầm Ma Chẩn. Nguyên nhân gây bệnh là do phong – hàn – nhiệt xâm nhập, can huyết nhiệt nóng trong, dẫn đến sự mất cân bằng bên trong và bên ngoài cơ thể, gây ra các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa.
Để điều trị, Đông y tập trung loại bỏ căn nguyên từ gốc, khu phong, tán hàn, đồng thời phục hồi chức năng ngũ tạng, bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng ngừa tái phát.
Dễ thấy, cách xử lý của Đông y nhắm vào căn nguyên gây bệnh, khác với Tây y chú trọng ngăn chặn triệu chứng bệnh. Điều đó giải thích tại sao khi uống thuốc Tây y, các triệu chứng nhanh chóng biến mất, tuy nhiên bệnh rất dễ tái phát trở lại, nhất là với mề đay mãn tính. Sở dĩ như vậy bởi nguyên nhân gây bệnh không được đẩy lùi triệt để. Nên chỉ cần gặp điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ bùng phát.
Trong khi đó, Đông y tập trung vào giải quyết căn nguyên gây bệnh một cách từ từ qua cơ chế bổ gan thận, bài trừ độc tố. Vì vậy các triệu chứng thuyên giảm dần chứ không nhanh chóng như dùng thuốc Tây. Thậm chí ở một số người, quá trình thải độc diễn ra mạnh còn khiến các triệu chứng tăng nặng vài ngày, sau đó mới giảm dần. Tuy nhiên, đổi lại, một khi bệnh đã khỏi thì hiếm khi tái phát lại bởi các nguyên nhân gây bệnh không còn.
Các bài thuốc Đông y có thành phần từ thảo dược tự nhiên dược tính mạnh giúp trị viêm, thanh nhiệt, giải độc, chữa mề đay hiệu quả. Một số loại dược liệu thường có trong các bài thuốc gồm:
- Kim ngân cành: Có công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, tán độc.
- Diệp hạ châu: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.
- Sài đất: Mát gan, giảm ngứa, thanh nhiệt, trị nổi mề đay.
- Cà gai: Mát gan, thanh nhiệt.
Trong Đông y, thuốc Nam được ưa chuộng hơn thuốc Bắc vì sử dụng thảo dược trong nước và phù hợp với cơ địa người Việt. Đồng thời, người dùng không phải đối mặt với nỗi lo về việc phải sử dụng bã thuốc đã qua chiết xuất lấy dược tính, dược liệu bẩn từ Trung Quốc nhập về.
Hiện nay có nhiều bài thuốc nam chữa trị mề đay hiệu quả, tiêu biểu là 3 phương thuốc được nhiều chuyên gia da liễu đánh giá cao gồm:
- Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc
- Bài thuốc Đông y Tiêu ban Hoàn bì thang của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam
- Bài thuốc nam gia truyền chữa nổi mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về thành phần, công dụng, cơ chế tác động của 1 trong 3 phương thuốc là Bài thuốc nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh. Từ đó, hiểu rõ hơn về ưu điểm của thuốc nam trị mề đay.