Nổi Mề Đay Mãn Tính: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Mề đay mãn tính là bệnh lý về da thường gặp trong cuộc sống. Bệnh không nguy hiểm nhưng lại khiến cho người mắc khó chịu vì những cơn ngứa ngáy điên cuồng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để thoát khỏi hoàn toàn bệnh mề đay mãn tính lâu năm? Cùng tìm hiểu cụ thể về nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và giải pháp khắc phục bệnh trong bài viết dưới đây.
Bệnh nổi mề đay mãn tính là gì?
Mề đay mãn tính là một bệnh lý dị ứng, đặc trưng với những dấu hiệu sần phù, phát ban và ngứa ngáy. Mề đay có thể nổi lên ở cổ, tay, chân, lưng, đùi, mông, bụng, … thậm chí nổi khắp toàn thân. Nốt mề đay có hình dạng và kích thước rất đa dạng, có thể chỉ nhỏ bằng đầu tăm hoặc cũng có thể to thành vùng rộng trên da. Bệnh gặp ở nhiều đối tượng nhưng thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là nữ giới.
Bệnh mề đay mãn tính khác mề đay cấp tính ở thời gian mắc bệnh. Nếu thời gian xuất hiện các triệu chứng của mề đay cấp tính là dưới 6 tuần thì với mề đay mãn tính sẽ là từ 6 tuần trở lên. Bệnh có thể xảy ra liên tục quanh năm ngày tháng hoặc ngắt quãng thành từng đợt, nhưng sẽ tái phát đi tái phát lại nhiều lần sau đó, khiến cho người bệnh thường xuyên rơi vào tình trạng bứt rứt, khó chịu.
Cơ chế gây ra tình trạng nổi mề đay được giải thích như sau: Cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng sẽ sản sinh ra chất histamin – một chất trung gian có vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Khi được chế tiết, histamin sẽ kết hợp với một số chất khác nằm dưới bề mặt da, làm phá vỡ các liên kết mạch máu, gây rò rỉ, tích tụ chất lỏng trong da và dẫn tới hiện tượng da bị sưng, viêm và nổi mẩn. Không chỉ vậy, histamin còn kích thích dây thần kinh cảm giác khiến cho người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và muốn gãi.
Triệu chứng của mề đay mãn tính
Bệnh mề đay mãn tính có những dấu hiệu tương tự như khi nổi mề đay cấp tính, tuy nhiên các triệu chứng thường kéo dài với tần suất thường xuyên hơn, mức độ mẩn ngứa nghiêm trọng hơn. Cụ thể:
- Ngứa da: Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh mề đay nói chung nhưng ở những người mắc bệnh mãn tính, mức độ ngứa sẽ nặng hơn. Người bệnh khi gãi ngứa sẽ gặp phải tình trạng càng gãi càng ngứa, càng gãi vùng ngứa càng lan rộng, gây cảm giác rất khó chịu.
- Da nổi mẩn đỏ, mọc mụn nước: Khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, da sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ như muỗi đốt. Người bệnh nếu vì ngứa quá mà gãi sẽ khiến diện tích mẩn đỏ lan ra khắp người.
- Xuất huyết da: Ở những vùng nổi mề đay, nếu người bệnh gãi ngứa sẽ dễ khiến da bị tổn thương, chảy máu.
- Sưng phù mạch: Triệu chứng này diễn ra khá đột ngột, không hề có dấu hiệu báo trước. Lúc này, người bệnh sẽ bị đau nhức, sưng tấy ở vùng bị nổi mề đay, đặc biệt là mí mắt, miệng, lưỡi, yết hầu, ống thanh quản, cơ quan sinh dục…
- Hiện tượng vẽ da nổi: Khi người bệnh cọ xát hoặc bị va chạm trên da, sẽ khiến trên da hình thành những hình vẽ nhất định và nổi lên những đường màu hồng rõ rệt giống với hình vẽ cọ trước đó. Diện tích của các đường vẽ này có thể bị tăng lên, lan rộng và gây ngứa ngáy, khó chịu.
Ngoài các biểu hiện trên da, người mắc bệnh mề đay mãn tính còn có thể gặp phải các triệu chứng toàn thân khác như: sốt, sổ mũi, rối loạn tiêu hóa…
Bệnh nổi mề đay mãn tính có nguy hiểm không?
Mề đay mãn tính thường tái phát nhiều lần và rất khó điều trị. Nếu không không được chữa trị kịp thời, đúng cách, mề đay mãn tính có thể khiến người bệnh gặp phải những biến chứng nguy hiểm, phức tạp sau.
Những biến chứng người thường gặp gồm:
- Suy nhược cơ thể: mề đay nếu kéo dài nhiều tuần liền sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống.
- Nhiễm trùng: Nếu nổi mề đay nhiều ngày, người bệnh vì ngứa ngáy mà chà xát mạnh sẽ làm da bị trầy xước, tổn thương dẫn tới nhiễm trùng, bội nhiễm, thậm chí hoại tử.
- Phù mạch: người bệnh có thể bị phù mạch ở mắt, môi, miệng hoặc lưỡi, khiến cơ thể bị tích tụ nhiều dịch, gây nguy hại cho sức khỏe. Trường hợp phù mạch xuất hiện ở thanh quản hoặc ống tiêu hóa sẽ gây khó thở nặng, đau quặn bụng, đi ngoài phân lỏng, tụt huyết áp, rối loạn tim mạch, …
- Biến chứng khác: ngoài những biến chứng phổ biến nêu trên, người bệnh còn có thể gặp phải một số biến chứng khác như: sốc phản vệ, Lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp…
Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm nêu trên, ngay khi có dấu hiệu nổi mề đay mãn tính, người bệnh nên sớm tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, không nên chủ quan khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây ra bệnh nổi mề đay mãn tính
Các nhà khoa học cho biết, rất khó xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh mề đay mãn tính. Theo thống kê, có hơn 80% trường hợp mắc bệnh không xác định được rõ nguyên nhân. Những trường hợp này gọi là mề đay mãn tính vô căn.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì bệnh mề đay mãn tính có thể do một số nguyên nhân phổ biến sau:
- Cơ thể suy nhược
- Rối loạn hệ miễn dịch
- Hoạt động của gan, thận kém.
- Cơ địa người bệnh dị ứng với một số dị nguyên bên ngoài như thực phẩm, thuốc, lông động vật, khói bụi …
- Do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do cơ thể bị thay đổi nhiệt độ từ quá nóng sang quá lạnh.
- Do trong dạ dày có mầm vi khuẩn Helicobacter pylori
- Do di truyền
Chẩn đoán bệnh mề đay mãn tính
Để chẩn đoán bệnh mề đay mãn tính, các bác sĩ thường dựa vào tiền sử mắc bệnh và những dấu hiệu lâm sàng, đồng thời có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm giải phóng histamin basophil
- Xét nghiệm kháng thể antithyroglobulin
- Xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp
- Xét nghiệm da huyết thanh tự động
Kết quả của những xét nghiệm trên sẽ giúp bác sĩ nắm được tình hình bệnh chính xác, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tượng người bệnh.
3 cách điều trị mề đay mãn tính phổ biến nhất hiện nay
Mề đay mãn tính là một bệnh lý dai dẳng, tái phát theo chu kỳ, do đó để điều trị bệnh dứt điểm không hề đơn giản. Dưới đây là 3 phương pháp trị mề đay mãn tính phổ biến được nhiều người áp dụng nhất hiện nay.
1. Cách trị nổi mề đay mãn tính tại nhà bằng mẹo dân gian
Người xưa vẫn thường dùng những thảo dược có sẵn trong thiên nhiên để chữa bệnh mề đay mãn tính. Ưu điểm của cách chữa này là người bệnh có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà với những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm, không tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên hiệu quả dùng thuốc cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng người, đặc biệt đối với bệnh mề đay mãn tính thì chúng chỉ có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng chứ không điều trị dứt điểm được bệnh.
Một số thuốc dân thường được dùng để chữa mề đay mãn tính:
- Chữa mề đay bằng lá khế: dùng một nắm lá khế rửa sạch, đun sôi rồi pha với nước tắm.
Rễ cây đinh lăng: đun sắc 10g rễ cây đinh lăng khô rồi dùng uống 3 lần/ngày, sử dụng trong khoảng 7 ngày - Lá trà xanh: lấy 20g lá trà xanh rửa sạch, đun sôi với 3 lít nước rồi pha tắm. Ngoài ra, có thể dùng lá trà xanh hãm nước uống hàng ngày.
- Cây sài đất: Dùng 1 nắm to sài đất rửa sạch, đun nước tắm.
- Rau kinh giới: Lá kinh giới rửa sạch, vò nát rồi chà xát lên vùng da bị mề đay. Giữ nguyên trong khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Lá tía tô: lá tía tô vò nát, lấy nước cốt để uống và bôi lên da hoặc nấu nước tía tô để tắm hàng ngày.
2. Các loại thuốc Tây điều trị mề đay mãn tính
Muốn điều trị bệnh mề đay mãn tính bằng thuốc tây, điều quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Muốn vậy, bệnh nhân sẽ phải tiến hành thực hiện một loạt các xét nghiệm từ tổng thể đến chuyên sâu. Dựa vào các kết quả xét nghiệm này, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh, từ đó có chỉ định sử dụng thuốc phù hợp với từng người.
Ưu điểm của cách chữa này là mang đến tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, các loại thuốc tây chỉ tập trung điều trị các triệu chứng lâm sàng của bệnh như ngứa, phù mạch … Do đó, bệnh có thể mau khỏi nhưng cũng rất dễ tái phát, không có hiệu quả lâu dài.
Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
Thuốc kháng histamine: Do bệnh mề đay có liên quan đến việc chế tiết chất histamine, nên các loại thuốc kháng histamine sẽ có tác dụng ngăn chặn các tác động của hoạt chất này. Hiện có rất nhiều loại thuốc kháng histamine như: cetirizine, levocetirizine, desloratadine, fexofenadine, loratadine, …
Thuốc có hiệu quả nhanh chóng nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến tần suất tái phát diễn ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, lạm dụng thuốc có thể gây ra tình trạng li bì, sốt cao, co giật, … và một số tác dụng phụ như buồn ngủ, bí tiểu, táo bón, khô miệng…
Thuốc Corticoid: Thuốc corticoid có dạng uống và tiêm. Thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị nổi mề đay nặng, nổi mề đay do viêm mạch, thanh quản bị phù, không đáp ứng với thuốc Histamin thông thường.
Các loại thuốc bôi bôi: Một số loại thuốc bôi phổ biến như: Phenergan, Eumovate, Calamine lotion, … thường được dùng để làm giảm nhanh triệu chứng tại chỗ. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng giảm ngứa trong thời gian ngắn và sử dụng khá bất tiện.
Thuốc kháng sinh Azithromycin: Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp nghi ngờ nổi mề đay do nhiễm khuẩn.
3. Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y
Dân gian thường gọi bệnh nổi mề đay mãn tính là Phong ngứa, Tầm ma chẩn,… Còn Đông y thì gọi đó là Ẩn chẩn, Phong chẩn, Phong chấn khối. Nguyên nhân gây bệnh là do phong – hàn – nhiệt bên ngoài xâm nhập và các tạng can, thận, khí huyết ứ trệ bên trong, khiến cho cơ thể bị mất cân bằng, từ đó gây ra các triệu chứng nổi mề đay.
Để chữa trị triệt để căn bệnh này, Đông y tập trung loại bỏ căn nguyên từ gốc. Trừ phong, thanh nhiệt, tăng cường giải độc để loại bỏ các chất dị nguyên khiến cơ thể dị ứng. Đồng thời điều dưỡng cơ thể, tăng sức đề kháng để tạo hàng rào bảo vệ tự nhiên, mang lại hiệu quả lâu dài, phòng tránh tái phát.
Các bài thuốc Đông y với thành phần từ thảo dược tự nhiên sẽ giúp trị viêm, thanh nhiệt, giải độc, chữa mề đay hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến gan, thận của người bệnh.
Hiện nay nhiều bài thuốc Đông y chữa mề đay cấp tính được giới chuyên môn đánh giá cao như: Tiêu ban Giải độc thang, Tiêu ban Hoàn bì thang, … Người bệnh cần đến phòng khám để được chẩn đoán và được thầy thuốc kê bài thuốc phù hợp.
Những lưu ý cho người bị bệnh mề đay mãn tính
Khi mắc bệnh mề đay mãn tính, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Đây là 2 yếu tố quan trọng có tác động lớn đến kết quả điều trị bệnh. Những vấn đề bệnh nhân cần lưu ý gồm:
Lưu ý về ăn uống: Nổi mề đay nên ăn gì, kiêng gì?
- Tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm có tính cay nóng như: tôm, cua, hải sản, thịt bò, ớt… để hạn chế làm cho các nốt mề đay sưng viêm và ngứa ngáy hơn.
- Không nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường và muối như đồ ngọt, đồ đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, đồ khô, … vì những chúng gây kích ứng thần kinh ngoại biên khiến tình trạng mề đay trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh xa rượu, bia và các chất kích thích vì những thứ này sẽ đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu dẫn đến tình trạng sưng phồng tại các nốt mề đay phát triển.
- Người bị mề đay nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây để giúp cơ thể thải bớt độc.
Lưu ý về sinh hoạt hàng ngày
- Trường hợp nếu bạn tìm được ra tác nhân gây dị ứng thì cần loại bỏ các tác nhân này hoặc hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tác nhân dị ứng.
- Không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc tây để tránh nhờn thuốc và làm suy giảm chức năng gan thận khiến bệnh dị ứng thêm nặng hơn.
- Khi nổi mề đay, hạn chế gãi mạnh để tránh làm tổn thương da, gây nhiễm trùng huyết.
- Không nên sử dụng hóa mỹ phẩm để tránh cho da bị kích ứng thêm. Nếu sử dụng thì chỉ nên dùng kem dưỡng dịu nhẹ để giữ ẩm cho da có chiết xuất từ thiên nhiên.
- Không nên kiêng tắm, thay vào đó hãy tắm nhanh bằng nước ấm hàng ngày để tránh bã nhờn, bụi bẩn tích tụ gây nhiễm khuẩn da, khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
- Nếu bị dị ứng khi trời lạnh thì nên chú ý mặc kín khi đi ra ngoài và chọn ăn đồ có tính nhiệt; Nếu bị dị ứng khi trời nóng thì cần mặc đồ thông thoáng, thấm mồ hôi tốt, ăn nhiều đồ ăn có tính mát.
- Tập thể dục đều đặn ít nhất mỗi ngày 30 phút hoặc 3 tuần một lần để thải độc cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh mề đay mãn tính, hy vọng mang đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về bệnh và cách chữa, phòng tránh hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
>> Nổi mẩn ngứa là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa từ chuyên gia