Sỏi thận: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Bị sỏi thận là tình trạng tổn thương và suy giảm chức năng của thận. Căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các cơ quan khác và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Đòi hỏi người bệnh cần trang bị đầy đủ kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị và phòng ngừa căn bệnh này. Trong bài viết dưới đây lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020) sẽ cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn diện nhất về bệnh sỏi thận.

Sỏi thận là gì?

Lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết bệnh sỏi thận hay còn gọi là sạn thận là hiện tượng xuất hiện những tinh thể rắn hình thành bên trong thận. Những viên sỏi này được hình thành qua các chất khoáng lắng đọng lại có trong nước tiểu chủ yếu là muối, axit và hay gặp nhất là tinh thể canxi. Quá trình này gọi là quá trình tạo sỏi.

Sỏi thận là nguy cơ hàng đầu gây suy thận cấp
Sỏi thận là nguy cơ hàng đầu gây suy thận cấp

Kích thước của những viên sỏi thận tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Phổ biến nhất là sỏi thận 4mm, 5mm, 6mm và 7mm, thậm chí có thể lên tới vài cm. Những viên nhỏ hoàn toàn có thể đào thải ra ngoài qua đường bài tiết. 

Tuy nhiên, đối với những viên có kích thước to sẽ di chuyển tự do trong thận, niệu quản, bàng quang… cọ xát gây đau và thậm chí lấp đầy bể thận và tắc nghẽn ống dẫn tiểu gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Sỏi thận khi di chuyển sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Cơn đau thường bắt đầu ở ngay dưới xương sườn sau đó di chuyển đến bụng và dưới. Đau sỏi thận là hiện tượng khá phổ biến với người mắc bệnh này.

Một số loại sỏi thận phổ biến

Lương y Tuấn cho biết không chỉ có kích thước phát triển khác nhau mà tùy theo thể trạng và nguyên nhân hình thành, có thể chia bệnh thành các loại như sau:

  • Sỏi canxi: Đây là dạng sỏi thường gặp nhất, thuộc dạng oxalat canxi. Có thể tìm thấy trong một số loại rau, củ, quả và hạt hoặc gan. Việc lạm dụng Vitamin D hoặc mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa có thể làm tăng nồng độ oxalat hoặc canxi có trong nước tiểu. 
  • Sỏi Struvite: Thường gây ra hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu. Sỏi Struvite thường phát triển kích thước rất nhanh.
  • Sỏi acid uric: Dễ gặp ở một số người thiếu nước, mắc các bệnh có nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao như gout, hoặc một số người mắc rối loạn máu hoặc có yếu tố di truyền.
  • Sỏi cystine: Dạng sỏi ít gặp, thường chỉ xảy ra ở những người rối loạn di truyền, thận bài tiết quá nhiều axit amin.

Kích thước của sỏi thận

Theo mỗi giai đoạn phát triển, người bệnh sẽ có những kích thước sỏi từ trung bình cho đến lớn.

dấu hiệu đau sỏi thận
Sỏi thận có nhiều kích thước dao động từ 4mm đến hơn 2cm

Sỏi thận 4mm: Đây là loại sỏi dạng nhỏ, không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể đào thải qua đường bài tiết. Người bệnh nên đảm bảo nạp lượng nước phù hợp với nhu cầu cơ thể. Trung bình mỗi ngày cần 2l-2,5l nước trong ngày và 3l đối với ngày nắng nóng. Tránh lạm dụng thuốc khi sỏi chỉ đạt kích thước 4mm.

Sỏi thận 5-6mm: Khi sỏi phát triển được một khoảng thời gian sẽ đạt được kích thước trung bình từ 5-6mm. Mặc dù đây không phải dạng nguy hiểm và có thể đào thải bằng cách uống nhiều nước kết hợp sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu điều trị tại chỗ không hiệu quả, người bệnh nên đến khám trực tiếp tại các cơ sở uy tín. Tránh để xảy ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, suy thận, tắc đường tiết niệu…

Sỏi thận 7mm: Người bệnh khi có sỏi đạt đến kích thước này sẽ có một số biểu hiện nguy hiểm như đau quặn thận, tiểu ra máu, buồn nôn, sút cân, đau lưng và lan sang bụng dưới. Khi phát hiện sỏi 7mm, người bệnh sẽ được chỉ định lấy sỏi hoặc tùy theo thể trạng, vẫn có thể uống nhiều nước để bào mòn kết hợp dùng thuốc và ăn kiêng đều đặn. Tránh tự ý điều trị gây nên hậu quả, hoặc để lâu khiến sỏi tăng kích thước.

Nhận biết triệu chứng sỏi thận

Khi nhận thấy có một trong những dấu hiệu của bệnh sỏi thận, lương y Tuấn khuyên người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để khám chữa kịp thời. Nên tiến hành khám định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện kịp thời nhất triệu chứng của bệnh.

  • Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới

Khi sỏi có kích thước lớn, hình thành những góc sắc nhọn cọ xát gây đau đớn cho đường tiết niệu. Ngoài ra người bệnh có thể cảm thấy đau khi xảy ra ứ tắc nước tiểu. Cơn đau thường biểu hiện ở vùng bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.

Đau lưng thận kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm
Đau lưng thận kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Buốt khi đi tiểu

Quá trình di chuyển những viên sỏi từ niệu quản cho tới bàng quan và qua niệu đạo có thể gây cho người bệnh cảm giác đau buốt khi đi tiểu. 

  • Đi tiểu ra máu

Đây là triệu chứng thường gặp ở những người mắc sỏi thận lâu ngày, có sỏi to. Trong quá trình vận động trong hệ bài tiết sẽ cọ xát và gây tổn thương cho các cơ quan. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà vệt máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc hiển vi.

  • Tiểu dắt, tiểu són

Sỏi tồn tại trong đường niệu quản gây ứ tắc nước tiểu, tạo cảm giác buồn tiểu thường trực. Tuy nhiên lượng nước tiểu thường rất ít. Triệu chứng này khiến người bệnh phiền toái, mệt mỏi và xuất hiện cơn đau quặn ở thận.

Vô niệu (không thể tiểu tiện) là hiện tượng sỏi gây bí tắc đường tiểu
Vô niệu (không thể tiểu tiện) là hiện tượng sỏi gây bí tắc đường tiểu
  • Cảm giác buồn nôn và nôn

Khi bị sỏi thận, các cơ quan như thận và dạ dày đều bị ảnh hưởng do mối liên hệ với các dây thần kinh. Do đó, người bệnh thường cảm thấy nôn nao, thậm chí là nôn.

  • Hay sốt và cảm giác ớn lạnh

Người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng do sỏi di chuyển gây tổn thương và ứ tắc nước tiểu.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến hình thành bệnh

Để điều trị sỏi thận một các hiệu quả nhất đòi hỏi người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Độc giả có thể tham khảo một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:

  • Lạm dụng thuốc kháng sinh 

Nhiều người có thói quen tự đi mua thuốc tại các cửa hàng dược, sử dụng kháng sinh liều cao trong thời gian dài như Cephalosporin, Penicillin…Đây chính là nguyên nhân khiến tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

  • Chế độ ăn uống không hợp lý

Sử dụng thường xuyên thực phẩm nhiều gia vị và dầu mỡ làm tăng lượng chất khoáng không được lọc qua thận, dần dần sẽ liên kết lại và hình thành viên sỏi thận.

  • Thói quen uống ít nước

Khi lượng nước nạp vào cơ thể không đáp ứng đủ yêu cầu mỗi ngày sẽ khiến cho lượng nước tiểu trở nên đậm đặc hơn, tạo điều kiện thuận lợi để các chất khoáng có trong đó kết tinh nhanh hơn.

  • Mất ngủ kéo dài

Khi cơ thể chìm vào trạng thái ngủ, các cơ quan thư giãn là thời điểm để thận thực hiện chức năng tái tạo tổn thương. Bởi lẽ đó, mất ngủ thường xuyên có thể dẫn tới suy thận, thận yếu, là giảm chức năng bài tiết và đào thải dẫn đến tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

  • Nhịn ăn sáng

Sau khi trải qua giấc ngủ dài, cơ thể cần tiếp nạp thêm năng lượng qua bữa sáng. Chất dịch mật trong thận có chức năng tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy, việc nhịn ăn sáng sẽ khiến dịch mật bị tích tụ tại túi mật và đường ruột. Lâu dài sẽ dẫn tới sỏi thận.

  • Nhịn tiểu

Nhịn tiểu quá lâu sẽ khiến các chất khoáng tích tụ lại nhiều hơn trong thận thay vì được đào thải ra ngoài. Đồng thời làm yếu bàng quang, chính vì vậy những người có thói quen nhịn tiểu sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Sỏi thận có nguy hiểm không?

Hầu hết những người mắc sỏi thận bệnh học đều phát hiện bệnh chỉ khi kích thước sỏi đã phát triển và đạt tới kích thước nhất định. Nếu phát hiện muộn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sau:

Tắc nghẽn đường tiết niệu: Một số trường hợp có thể đào thải sỏi thận qua đường bài tiết bằng cách uống nhiều nước kết hợp với thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu sỏi có kích thước lớn sẽ bị kẹt lại trong đường tiết niệu. Chúng không cố định mà di chuyển tự do theo nước tiểu, tiến vào các đường ống nhỏ hơn như niệu đạo, niệu quản gây ra nhiều đau đớn khi di chuyển, tắc nghẽn và nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Tình trạng này làm cho nước tiểu bị ứ đọng tại thận và các vị trí khác gây nên các bệnh lý khác như: thận ứ nước, giãn đài thận, đi kèm đau bụng, tiểu rắt, tiểu bí, niệu quản ứ nước. Đối với những trường hợp này người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (viêm tiết niệu): Khi sỏi thận khu trú lâu trong cơ thể sẽ mang theo những vi khuẩn gây bệnh, theo đường di chuyển cùng nước tiểu lây lan sang bộ phận khác như đường tiết niệu, bàng quang…Ngoài ra, những viên sỏi có cạnh sắc nhọn trên đường di chuyển sẽ cọ xát gây nhiễm khuẩn niêm mạc đường tiết niệu, tổn thương thận, niệu quản…

Suy thận cấp tính, mãn tính: Khi thận bị ứ nước ở cấp độ 2, độ 3 kèm theo hiện tượng nhiễm trùng sẽ hủy hoại dần cơ quan thận, làm suy giảm chức năng thận. Tình trạng nghiêm trọng nhất dẫn đến không thể phục hồi thận, người bệnh sẽ phải lọc máu nhân tạo suốt đời hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Sỏi thận điều trị cách nào hiệu quả nhất

Tùy thuộc vào kích thước sỏi thận và cơ địa của người bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi tại chỗ nếu như người bệnh phát hiện kịp thời và có biện pháp điều trị hợp lý.

Điều trị bệnh bằng các phương pháp tán sỏi

Tán sỏi là phương pháp ứng dụng y học hiện đại vào việc làm vỡ sỏi thông qua sóng xung kích. Tùy vào thể bệnh và thể trạng mà các bác sĩ sẽ áp dụng những loại hình tán sỏi khác nhau.

Tán sỏi là một giải pháp điều trị được cam kết là không đau và không biến chứng
Tán sỏi là một giải pháp điều trị được cam kết là không đau và không biến chứng
  • Tán sỏi thận bằng lase

Biện pháp này được chỉ định với sỏi có kích thước dưới 2cm. Sau khi đã áp dụng không hiệu quả những biện pháp điều trị nội khoa hoặc tán ngoài cơ thể. Khi tiến hành bệnh nhân sẽ được gây tê tủy sống, sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành tán và gắp các sỏi nhỏ hoặc để tự bệnh nhân đào thải ra sau đó. Bệnh nhân sẽ được đặt một đường dẫn tạm từ thận xuống niệu quản và bàng quang. Sau 1 tuần hồi phục bệnh nhân có thể ra viện.

  • Tán sỏi thận qua da

Bệnh nhân sẽ được phá sỏi một cách không xâm lấn qua 2000-8000 sóng xung kích đi qua da để phá sỏi.

Thời gian tán sỏi có thể kéo dài hơn 1 giờ, người bệnh sẽ được hỗ trợ thuốc giảm đau. Trước khi tiến hành 12 giờ, người bệnh sẽ không được ăn hay uống bất cứ thứ gì.

  • Phương pháp tán sỏi thận nội soi

Với biện pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng nội soi để xác định vị trí sỏi sau đó sử dụng đèn laser để tán nhỏ. Vụn của sỏi sau khi tán có thể được kéo ra ngoài hoặc đào thải qua đường nước tiểu.

Ưu điểm: Hiệu quả cao, tác dụng nhanh chóng và ít biến chứng.

Nhược điểm: Chi phí cao và một số thể trạng nhạy cảm sẽ xảy ra biến chứng.

Điều trị bằng biện pháp Đông y

Đông y là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả đối với các bệnh nhân sỏi thận. Các bài thuốc là sự kết hợp của thảo dược quý cho hiệu quả toàn diện và lành tính nhất. 

Điều trị bằng thảo dược lành tính và hiệu quả cao
Điều trị bằng thảo dược lành tính và hiệu quả cao

Bài thuốc số 1: Cam thảo, Thạch vi, Kim tiền thảo, Mộc thông, Hoạt thạch, Cam thảo,  Phục linh, Xa tiền tử, Tang bạch bì, Chi tử. Mỗi vị từ 12-20g. Đun sắc lấy nước uống ngày 1 thang, uống 2 lần sáng chiều. Kiên trì trong vòng 3 tháng sẽ thấy kích thước sỏi giảm đi đáng kể.

Bài thuốc số 2: Râu ngô, Hoa mã đề, Rau om, rễ cây cỏ tranh. Mỗi loại 10-15g đun với 2 lít nước uống hằng ngày. Dùng trong 1 tuần sẽ đào thải ra ngoài.

Bài thuốc số 3: Kim tiền thảo , Tỳ giả, Hoa mã đề, Mộc thông, Quế chi, Cam thảo, Ý dĩ. Mỗi loại từ 16g, sao vàng và đun 4 phần nước, sao cho cô đọng lại còn 2 phần. Sử dụng để uống hằng ngày trong vòng 2 đến 4 tháng.

Ưu điểm: Những biện pháp đông y đều lành tính, thẩm thấu sâu, hiệu quả cao.

Nhược điểm: Thời gian tác dụng lâu.

Sỏi thận uống gì? Kiêng ăn gì, nên ăn gì? 

Để đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất, bên cạnh việc lựa chọn đúng phương pháp, lương y Tuấn khuyên người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học.

Các loại nước nên uống khi bị sỏi thận

Với những dạng sỏi có kích thước nhỏ 4mm-7mm, người bệnh hoàn toàn có thể đào thải qua đường bài tiết bằng cách uống nhiều nước. Trung bình mỗi người cần uống từ 9-10 ly nước mỗi ngày để đảm bảo đào thải ra 2 lít nước tiểu. Để tăng hiệu quả bài tiết, người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp dân gian như:

  • Nước dừa tươi chữa sỏi thận

Nước dừa có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bí tiểu, tiểu rắt đồng thời tăng sức đề kháng và bổ sung năng lượng nhờ chất khoáng và Vitamin. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo người bị sỏi thận chỉ nên dùng nước dừa trực tiếp trong quả thay vì các loại đóng sẵn. Không sử dụng quá 1 quả một ngày và khi uống không nên cho thêm đường, tránh nguy cơ mắc tiểu đường.

  • Chữa sỏi thận bằng rau ngổ

Trong cây rau ngổ chứa rất nhiều chất như protein, flavonoit,  vitamin B, C, cellulose, cumarin giúp kích thích hệ bài tiết làm việc hiệu quả, tăng lưu lượng nước tiểu, giãn đường ống tiểu giúp các viên sỏi đào thải dễ dàng hơn. 

Người bệnh có thể sử dụng rau ngổ tươi xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Pha loãng hỗn hợp với nước ấm và muối, sử dụng ngày 2 lần. Áp dụng đều đặn trong 2 tuần sẽ thấy hiệu quả.

  • Cây cúc tần điều trị bệnh

Lá cúc tần có vị đắng, tính ấm nên rất tốt trong việc sát khuẩn, hóa ứ, tiêu viêm. Để đạt hiệu quả cao hơn, khi sử dụng cúc tần bệnh nhân có thể kết hợp với rau ngổ khô. Sau khi làm sạch, đun sôi hỗn hợp với lửa nhỏ trong 2-3 lít nước. Đến khi hỗn hợp cô lại còn một nửa thì đem dùng. Sử dụng hằng ngày thay nước lọc.

Cúc tần một loại thảo dược tốt cho người bị sỏi thận
Cúc tần một loại thảo dược tốt cho người bị sỏi thận

Nếu người bệnh có biểu hiện phù, đau buốt khi đi tiểu, lương y Tuấn khuyên người bệnh có thể bổ sung một số thảo dược hỗ trợ như cây chó đẻ, bột hoạt thạch tán mịn, Sinh địa, huỳnh kỳ sắc đun lấy nước uống.

Các thực phẩm không nên ăn

  • Thịt gia cầm, thịt đỏ: những thực phẩm này thường giàu đạm, oxalate làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận và axit uric trong máu.
  • Muối: Không nên ăn muối hoặc chế biến đồ ăn có vị quá đậm sẽ làm tăng hàm lượng chất khoáng có trong nước tiểu.
  • Các thực phẩm chứa oxalate: một số loại rau củ quả chứa chất kích thích tích tụ cặn nước tiểu như rau bina, cafe, socola, nước chè, ca cao…

Các thực phẩm nên ăn

  • Uống nhiều nước, nạp lượng nước vừa đủ cho cơ thể. Có thể kết hợp nước chanh, dầu ô liu, giấm táo.
  • Bổ sung thực phẩm chứa canxi như bơ, sữa, phomai.
  • Ăn nhiều hoa quả chứa nước như dưa hấu, việt quất…

Bệnh sỏi thận mặc dù có thể hoàn toàn đào thải ra ngoài nhưng nếu kích thước sỏi quá lớn. Người bệnh nên xem xét áp dụng cách điều trị phù hợp và xây dựng lối sống lành mạnh, tránh tâm lý chủ quan gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.