Thận hư: Nhận biết triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả [GIẢI ĐÁP TỪ A ĐẾN Z]

Thận hư hay hội chứng thận hư có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nếu không sớm phát hiện triệu chứng và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe, công việc lâu dài. Vậy bệnh thận hư là gì, nguyên nhân do đâu và hướng chữa trị ra sao? 

Thận hư là gì? Có nguy hiểm không?

Thận hư không phải là một bệnh mà là hội chứng, tập hợp một nhóm các dấu hiệu đặc trưng gồm protein qua đường tiểu nhiều > 3,5g/1,73m2 da/24 giờ; giảm albumin máu, phù và tăng lipid máu.

Bình thường màng đáy cầu thận mang điện tích âm và kích thước lỗ lọc nhỏ nên không cho protein đi qua và vào nước tiểu. Tuy nhiên khi thận hư, màng đáy này bị tổn thương làm tăng khả năng thấm qua màng và tăng kích thước các lỗ lọc khiến protein qua đường tiểu nhiều gây thận hư.

Thận hư hay hội chứng thận hư có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
Thận hư hay hội chứng thận hư có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Ở nước ta chưa có thống kê cụ thể về con số, tuy nhiên theo khảo sát tại nhiều cơ sở y tế cho thấy hội chứng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi trong đó phổ biến nhất là trẻ em từ 2 – 6 tuổi. Theo giới tính, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Bệnh diễn biến phức tạp và khó điều trị nếu không sớm phát hiện chữa trị kịp thời.

Thận hư có nguy hiểm không? Hội chứng này không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng, tổn thương nặng nề tới thận và các cơ quan khác như:

  • Hình thành cục máu đông: Khả năng lọc máu của thận suy giảm, gây mất protein máu từ đó hình thành cục máu trong tĩnh mạch
  • Các bệnh nhiễm trùng: Nhiễm trùng da, nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng não…
  • Suy dinh dưỡng: Do protein trong máu mất đi quá nhiều khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng, giảm cân. Tuy nhiên do tình trạng phù nề cơ thể khiến nhiều người không nhận ra.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như suy giáp, thiếu máu, bệnh mạch vành, tim mạch, cao huyết áp…

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Tùy vào mức độ tổn thương tại thận mà mỗi người, mỗi độ tuổi có dấu hiệu nhận biết hội chứng thận hư khác nhau, cụ thể là:

Triệu chứng lâm sàng

  • Phù toàn thân: Người bệnh bị sưng phù người, ấn vào lõm, không đau. Thường xuất hiện đột ngột kéo dài từ vài giờ – vài ngày hoặc lâu hơn tùy mức độ tổn thương.
  • Tiểu ít: Lượng nước tiểu trong 24 giờ không quá 500ml. Nước tiểu có chứa nhiều bọt, màu trắng đục
  • Tăng cân: Do lượng nước, chất độc hại trong cơ thể không được đào thải hết khiến cơ thể bị tích nước gây tăng cân
  • Các triệu chứng: Người mệt mỏi, ăn không ngon, da xanh sao…

Triệu chứng cận lâm sàng

  • Tiểu đạm đo được đạt ngưỡng 3-5g/l, kèm tiểu hồng cầu.
  • Trong nước tiểu có hạt mỡ, trụ hạt, trụ tế bào biểu mô
  • Cặn Addis tiểu máu vi thể

Nguyên nhân gây hội chứng thận hư

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến hội chứng này, phổ biến nhất là:

  • Nhiễm vi trùng, vi khuẩn: viêm cầu thận , bệnh phong, giang mai; viêm gan siêu vi B, HIV, Herpes; toxoplasma…
  • Sử dụng thuốc trong thời gian dài: Các loại thuốc kháng viêm không steroid, thuốc cản quan, warfarin, interferon…
  • Mắc các bệnh về chuyển hóa và di truyền như thận hư bẩm sinh, đái tháo đường…
  • Mắc bệnh hệ thống: Lupus, viêm đa khớp dạng thấp, viêm da cơ tự miễn…
  • Nhiễm độc: Chủ yếu là do côn trùng đốt, loài bò sát cắn với lượng độc nhỏ khiến hệ miễn dịch yếu đi tạo điều kiện gây bệnh.
  • Ung thư: Những người đang bị các bệnh u hạch, ung thư dạ dày, máu,…
Nhiễm trùng cũng là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
Nhiễm trùng cũng là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

Chẩn đoán và phân loại thận hư

Các tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng này gồm:

  • Tình trạng phù
  • Protein niệu: Với người lớn > 3,5g/24h; với trẻ em 50mg/kg/24 giờ.
  • Protein máu < 60g/l đồng thời albumin trong máu giảm dưới 30g/l.
  • Nồng độ cholesterol trong máu > 6,5 mmol/l.
  • Có trụ mỡ, hạt mỡ trong nước tiểu.

Phân loại

Hội chứng này được phân thành nhiều thể gồm:

  • Thận hư thể đơn thuần
  • Thận hư thể kết hợp
  • Thận hư thể nguyên phát
  • Thận hư thể thứ phát
  • Thận hư thể biến chứng.

Hội chứng thận hư có chữa khỏi được không? Điều trị bằng cách nào tốt nhất?

Hội chứng này bản chất là bệnh mãn tính, tái phát nhiều lần do đó cần có một phác đồ điều trị nhất định. Tuy nhiên, theo lương y Tuấn hội chứng thận hư hoàn toàn có thể chữa được nhưng có thể chữa khỏi triệt để thì rất khó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, thuốc điều trị, quá trình điều trị…

Dưới đây lương y Tuấn sẽ chỉ ra 3 phương pháp điều trị bệnh thận hư hiệu quả nhất hiện nay. Người bệnh nên tham khảo để lựa chọn được cho mình cách thức xử lý bệnh một cách phù hợp nhất.

Chữa bệnh bằng thuốc tây y 

Tây y là phương pháp chữa bệnh hiệu quả
Tây y là phương pháp chữa bệnh hiệu quả

Mục đích: Giảm các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa tiến triển, hạn chế biến chứng. Người bệnh thường phải sử dụng khá nhiều loại thuốc cùng lúc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong đó những nhóm thuốc thường được kê đơn bao gồm:

  • Liệu pháp corticosteroid: Prednisolone (corticosteroid) được chỉ định trong điều trị thận yếu trẻ em và người lớn, với khả năng đáp ứng tốt. Trường hợp trẻ không đáp ứng bác sĩ có thế chỉ định levamisole, cyclophosphamide, tacrolimus, cyclosporin dùng chung với corticosteroid.
  • Thuốc lợi tiểu: là loại thuốc hỗ trợ, giúp tăng đào thải nước tiểu ra ngoài, giảm phù nề, tích nước.
  • Thuốc hạ huyết áp: Thường dùng các loại ức chế men chuyển angiotensin và các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.
  • Thuốc giảm cholesterol: Các nhóm thuốc Statin như atorvastatin, simvastatin, rosuvastatin có khả năng giam cholesterol và triglyceride.
  • Thuốc chống đông máu: Dùng trong trường hợp bị biến chứng cục máu đông với một số thuốc được dùng apixaban (Eliquis), heparin, Rivaroxaban (Xarelto)
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Gồm các loại rituximab (Rituxan), cyclophosphamide và cyclosporine giúp kiểm soát, tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh
  • Các loại thuốc khác như vitamin, các loại thuốc bổ sung vi lượng, canxi…

Lương y khuyến cáo, các loại thuốc tây y chữa hội chứng thận hư thường phải dùng duy trì từ 6 – 12 tháng. Do đó cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định, uống đúng liều lượng để hạn chế tối đa ảnh hưởng của thuốc đến dạ dày, gan…

Hội chứng thận hư nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Để nhanh chóng phục hồi, ngoài phác đồ điều trị thận hư theo chỉ định được chuyên gia tư vấn, lương y Tuấn cũng khuyên người bệnh phải có chế độ ăn uống lành mạnh. Bởi thực đơn dinh dưỡng không khoa học có thể khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh

Thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm giàu protein: Đây là các đơn giản nhất để bù đắp lượng protein bị đào thải qua đường tiểu mỗi ngày ở người bệnh. Nên bổ sung thông qua thịt gia cầm, trứng, cá, sữa tách bơ… với lượng vừa đủ mỗi ngày.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Sẽ cung cấp đủ năng lượng, giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể tốt hơn, mọi người nên ăn nhiều rau xanh, của quả.
  • Bổ sung tinh bột: Gạo, mì, khoai sọ, khoai lang, bánh mì…
  • Dầu thực vật: Dầu oliu, dầu mè, dầu lạc, dầu đậu tương…

Thận hư kiêng ăn gì?

  • Thực phẩm giàu cholesterol: Đây là nhóm thực phẩm cần hạn chế khi bị thận hư gồm nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp
  • Không ăn thực phẩm nhiều muối: Để giảm tải cho thận, bạn cần tránh các món ăn chứa nhiều muối như đồ khô, mì tôm đồ kho, rang mặn…
  • Các loại hoa quả nhiều kali: Chanh, chuối, dứa, cam, mận… có hàm lượng kali lớn không tốt cho người bị thận hư.a
  • Tránh đồ chứa chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá là những thứ người bệnh cần tránh xa để không làm tổn thương ở thận thêm nghiêm trọng.

Như vậy, thận hư là gì, cách nhận biết và điều trị nào hiệu quả chắc hẳn quý độc giả quan tâm đã nắm được. Hãy chủ động thăm khám tại cơ sở y khoa uy tín đẻ được kiểm tra, chẩn đoán chính xác bệnh từ đó có hướng điều trị tốt nhất cho bạn giúp chức năng thận được phục hồi, cơ thể khỏe mạnh.