Chữa thận hư: TOP 3 phương pháp không thể bỏ lỡ [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]

Chữa thận hư bằng cách nào? Phương pháp nào điều trị thận hư hiệu quả?… là những câu hỏi thường được đặt ra ở những người mắc hội chứng này. Tất cả các vấn đề này sẽ được Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020) giải đáp trong bài viết dưới đây.

 

Sử dụng thuốc Tây trong điều trị thận hư

Hiện nay, dưới sự phát triển của nền y học hiện đại, các loại thuốc Tây ngày càng đa dạng và phong phú. Để đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng thuốc Tây trong chữa hội chứng thận hư, dưới đây lương y Tuấn sẽ vạch rõ từng ưu, nhược điểm của phương pháp điều trị này.

Ưu, nhược điểm của việc sử dụng thuốc Tây 

Ưu điểm:

  • Đem lại hiệu quả tức thời, giúp người bệnh trở về với cuộc sống sinh hoạt thường ngày nhanh chóng
  • Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm định chặt chẽ
  • Đa dạng, phong phú, giá thành linh định động
  • Thuận tiện, dễ dàng sử dụng

Nhược điểm

  • Có thể gây ra nhiều tác dụng phụ
  • Gây ảnh hưởng không tốt đến một số bộ phận khác của cơ thể ( gan, dạ dày,…)
  • Triệu chứng bệnh có thể tái phát

Các loại thuốc Tây điều trị thận hư hiệu quả

Sử dụng thuốc Tây trong điều trị thận hư là một phương pháp phổ biến và đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Sử dụng thuốc Tây trong điều trị thận hư là một phương pháp phổ biến và đem lại hiệu quả cao cho người bệnh

Sử dụng các thuốc Tây chữa thận hư có thể giúp người bệnh kiểm soát được các triệu chứng của bệnh thận hư và hạn chế tối đa được những biến chứng khôn lường mà bệnh lý này gây ra. Một số loại thuốc Tây được sử dụng rộng rãi trong chữa thận hư có thể kể đến như:

Các thuốc sử dụng Corticoid: Corticoid mang lại hiệu quả nhanh chóng với người bệnh có tổn thương cầu thận ở giai đoạn đầu, mức độ nhẹ và thể tổn thương cầu thận ở trung tâm. Loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị thận hư và có hiệu quả nhất được xem là Prednisolon. Tuy nhiên đáp ứng với điều trị bằng prednisolon còn phụ thuộc vào thể tổn thương mô bệnh học thận của bệnh cầu thận gây ra hội chứng thận hư.

Vì dùng liều cao và kéo dài trong nhiều tháng nên người bệnh không thể tránh khỏi những tác dụng phụ của loại thuốc này như: viêm loét dạ dày, tá tràng, đau cơ, teo cơ, chậm lành xương ở bệnh nhân gãy xương,….Để sử dụng corticoid một cách an toàn, có hiệu quả, trong thời gian dùng thuốc, người bệnh nên có chế độ ăn nhạt, ăn các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như rau cải, trái cây,.., hạn chế ăn các thực phẩm chua cay tránh gây hại cho dạ dày.

Thuốc ức chế và điều hòa miễn dịch: Khi sử dụng corticoid không đem lại hiệu quả cho người bệnh hoặc người bệnh kháng với corticoid thì họ sẽ được chỉ định sử dụng thuốc ức chế và điều hòa miễn dịch. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như: cyclophosphamide, cyclosporine, mycophenolate, rituximab…

Tác dụng phụ của thuốc ức chế và điều hòa miễn dịch đối với bệnh nhân chữa thận hư có thể kể đến như: mọc lông hóa, rụng tóc, phì đại lợi đến mức quá độ. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị thiếu máu do suy tủy xương, nhiễm ký sinh trùng hoặc có thể vô sinh…Khi sử dụng những loại thuốc chữa thận hư này, người bệnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý, ăn thực phẩm giàu chất lợi tiểu để nhanh chóng thải thuốc ra ngoài.

Thuốc lợi tiểu: Loại thuốc này đem đến cho người bệnh tác dụng tương đối nhanh. Có hai thuốc lợi tiểu được các bác sĩ khuyên dùng đó là furosemide (điển hình là lasix) và spironolactone (điển hình là aldactone). Một điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu đó là không dùng liền 2 liều trong vòng từ 6-8 tiếng. Nếu dùng quá gần nhau có thể gặp phải tình trạng mất nước quá nhiều dẫn đến rối loạn cân bằng nước và điện giải, dị ứng, chuột rút,… Người bệnh cũng không nên dùng thuốc lợi tiểu vào buổi tối, tránh trường hợp làm mất ngủ.

Thuốc có tác dụng ức chế men chuyển và thụ cảm thể angiotensin II: Để điều trị thận hư, các bác sĩ thường khuyên dùng các loại thuốc như: lisinopril, captopril, valsartan, losartan. Chúng có tác dụng không phải chỉ để hạ huyết áp, mà còn giảm mất protein qua nước tiểu, nhất là với lisinopril tác dụng rất rõ ràng. Sử dụng loại thuốc này, người bệnh dễ gặp phải tình trạng ho, đặc biệt là với người cao tuổi.

Khi gặp phải tình trạng ho nặng nề thì người bệnh phải ngừng sử dụng thuốc ức chế men chuyển và thay bằng thuốc kháng thụ cảm thể angiotensin II. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, dị ứng thuốc, khó thở, đau ngực,…  Trong thời gian điều trị bằng loại thuốc này, người bệnh cũng cần hạn chế hoạt động mạnh như, chạy, nhảy, thể dục thể thao hay khuân vác đồ nặng. Người sử dụng thuốc cần kiểm tra protein niệu thường xuyên 3 ngày 1 lần để có thể giảm liều ngay khi có thể.

Phương pháp chữa thận hư tại nhà bằng mẹo dân gian

Lương y Tuấn cho biết thay vì sử dụng thuốc Tây tiềm ẩn một số nguy cơ gây tác dụng phụ lên các bộ phận khác của cơ thể, nhiều người mắc chứng bệnh thận hư ở mức độ nhẹ đã có xu hướng chữa chứng bệnh này tại nhà, bằng các mẹo dân gian vừa đơn giản lại lành tính. 

Ưu, nhược điểm của việc chữa thận hư bằng mẹo dân gian 

Ưu điểm:

  • An toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ
  • Nguyên liệu dễ tìm, có sẵn trong thiên nhiên, tiết kiệm chi phí chữa bệnh
  • Nếu hợp thuốc, có thể khỏi hẳn bệnh

Nhược điểm:

  • Tác dụng chậm, thời gian điều trị kéo dài có thể gây chán nản cho người bệnh
  • Mang tính truyền miệng, nhiều bài thuốc chưa được kiểm nghiệm rõ ràng.
  • Tốn kém thời gian, người bệnh phải tìm nguyên liệu, sơ chế rồi đun sắc cầu kì mà vị lại khó uống

Một số bài thuốc dân gian chữa thận hư tại nhà phổ biến

Dưới đây là một số bài thuốc cách chữa thận hư tại nhà bằng mẹo dân gian, người bệnh có thể tham khảo thực hiện:

  • Trị thận hư bằng cây rau răm: Rau răm là một loại rau ăn kèm quen thuộc của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai có thể biết được những công dụng cực tốt của loại rau này. Bên cạnh việc được sử dụng để chữa nám, tàn nhang cho phụ nữ thì rau răm còn là một bài thuốc hữu ích trong điều trị thận hư. Để chữa bệnh theo bài thuốc này, người bệnh cần giã nhuyễn một nắm rau răm đã rửa sạch, sau đó chắt lấy nước cốt uống luôn trong ngày. Một lưu ý khi sử dụng bài thuốc dân gian này đó là người bệnh không nên uống nhiều vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Sử dụng cây nhân sâm để trị thận hư: Đã từ lâu, nhân sâm được biết đến là một loại thuốc quý với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của con người. Nhân sâm không chỉ được dùng để bồi bổ khí huyết, giảm suy nhược cơ thể,…mà còn là một bài thuốc vô cùng hữu dụng trong chữa chứng bệnh thận hư. Với cách chữa trị này, chúng ta ngâm nhân sâm tươi với rượu trắng theo tỷ lệ 120g/lít rượu và ngâm trong thời gian 3 tháng. Sau 3 tháng có thể bỏ ra dùng được và mỗi ngày uống 1-2 chén trong bữa ăn.
  • Bài thuốc từ cây diếp cá: Lương y Tuấn cho biết cây diếp cá không chỉ là một loại rau ăn kèm với nhiều món ăn của người Việt mà theo dân gian loại cây này còn có tác dụng trong điều trị một số loại bệnh như: trĩ, táo bón, viêm họng, mụn nhọt, đặc biệt là thận hư. Với cách chữa thận hư này, mỗi ngày người bệnh sử dụng 150g lá diếp cá khô sắc với 1 lít nước trong vòng 30 phút và chắt lấy nước uống hàng ngày. Việc kiên trì với bài thuốc này sẽ giúp cho chúng ta có thể cải thiện tình trạng bệnh.
  • Chữa thận hư bằng rễ cây cau: Đã từ lâu rễ cau được dân gian coi là một loại thuốc chữa hội chứng thận hư đem lại hiệu quả cao cho người bệnh. Trong bài thuốc này, người bệnh ngâm 1kg rễ cau lâu năm đã phơi khô với 5 lít rượu trắng. Sau 2 tháng ngâm là có thể lấy ra để sử dụng. Mỗi ngày có thể uống 1-2 chén nhỏ trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn. 
Sử dụng rau diếp cá để chữa thận hư tại nhà vừa an toàn, lành tính lại hiệu quả.
Sử dụng rau diếp cá để chữa thận hư tại nhà vừa an toàn, lành tính lại hiệu quả

Theo nhận định của lương y Tuấn, chữa thận hư tại nhà bằng các bài thuốc dân gian là một phương pháp lành tính, đem lại hiệu quả cao, và đặc biệt là tiết kiệm chi phí. Song, người bệnh cũng cần lưu ý đến việc xem cơ thể mình có bị dị ứng với các thành phần trong bài thuốc dân gian nêu trên hay không. Để bảo đảm an toàn, trước khi sử dụng người bệnh cần thăm khám và hỏi ý kiến từ các bác sĩ có chuyên môn.

Chữa thận hư với các bài thuốc Đông y

Sử dụng các bài thuốc Đông y hiện nay là phương pháp phổ biến, được nhiều bệnh nhân thận hư lựa chọn. Là người đã có gần 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu về Đông y, dưới đây lương y Tuấn sẽ nêu rõ một số ưu, nhược điểm của phương pháp chữa hội chứng thận hư bằng Đông y.

Ưu, nhược điểm của thuốc Đông y trong điều trị hội chứng thận hư

Ưu điểm:

  • Mang lại hiệu quả cao, chữa bệnh tận gốc, cải thiện sức khỏe cho người bệnh
  • An toàn, lành tính vì  có nguồn gốc tự nhiên như rễ, thân, cành, lá của các loại thảo dược
  • Không gây tác dụng phụ, không gây tổn thương đến các bộ phận khác của cơ thể

Nhược điểm:

  • Chỉ thích hợp với những người bệnh mắc chứng thận hư ở mức độ nhẹ
  • Tác động chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì
  • Nhiều bài thuốc vẫn phải đun sắc rất cầu kì
  • Vị thuốc đắng và khó uống 

Một số bài thuốc Đông y được người bệnh tin dùng trong điều trị thận hư

Phương pháp chữa chứng thận hư bằng các bài thuốc Đông y ngày càng phổ biến và được tin dùng bởi người bệnh.
Phương pháp chữa chứng thận hư bằng các bài thuốc Đông y ngày càng phổ biến và được tin dùng bởi người bệnh

Lương y Tuấn cho biết trong Đông y, hội chứng thận hư được chia làm 2 thể là tỳ dương hư và thận dương hư. Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa cho họ một phương hướng điều trị cụ thể. Dưới đây là một vài bài thuốc Đông y phổ biến trong chữa trị chứng thận hư.

  • Bài thuốc 1: Tỳ thận song bổ thang

– Thành phần: Đẳng sâm 18g, hoàng kỳ 24g, khiếm thực 24g, kim an tử 24g, phục linh 12g, bạch truật 12g, sinh địa 18g, thục địa 18g, sơn dược 15g, xa tiền tử 12g, thỏ ty tử 15g, địa long 10g, trần bì 10g. 

– Công dụng: Bài thuốc này sử dụng cho bệnh nhân mắc chứng thận hư thời kỳ đầu không phù thũng, tiểu protein lâu ngày không khỏi.

  • Bài thuốc 2: Ngọc mễ tu điều trị thận hư

– Thành phần: ngọc mễ tu 30g, mao căn 15g, phục linh bì, đại phúc bì cùng thương truật mỗi loại 6g, ý dĩ nhân 12g, đông qua bì, hạ khô thảo, cúc hoa và xa tiền thảo mỗi loại 9g.

– Công dụng: Chữa chứng thận hư

  • Bài thuốc 3

– Thành phần: hoàng cẩm, địa cốt bì mỗi loại 20g; mạch đông, xa tiền tử, sài hồ, liên tử, phục linh 15g mỗi loại; cam thảo 5g; hoàng kỳ, đảng sâm đều 50g

– Công dụng: lợi tiểu, điều hòa khí huyết. Bài thuốc này cũng chủ yếu được dùng cho bệnh nhân trong thời kỳ đầu của bệnh thận hư ( không phù lũng).

Những lưu ý trong quá trình điều trị hội chứng thận hư

Trong quá trình điều trị chứng thận hư, lương y Tuấn khuyên người bệnh cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Người bệnh cần phải được đi thăm khám tình trạng bệnh lý của mình một cách đầy đủ và kỹ càng nhất. Không nên tự chuẩn đoán các triệu chứng của mình và tự ý sử dụng các loại thuốc trị thận hư khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
  • Người bệnh cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh cũng như chế độ ăn uống khoa học: hạn chế chất béo; kiêng sử dụng muối, mì chính, nước tương,… trong các bữa ăn; uống đủ 2 lít nước mỗi ngày; bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho mình bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu canxi, ăn hoa quả, rau xanh; không sử dụng rượu, bia hay các chất kích thích…
  • Người bệnh cần đi tái khám thường xuyên để kiểm tra tình trạng bệnh lý hiện tại của mình. Từ đó có thể biết được việc lựa chọn phương pháp chữa bệnh hiện tại có phù hợp với bệnh tình của mình hay không, tình trạng bệnh có được cải thiện hay không.
  • Tùy vào mỗi phương pháp chữa hội chứng này mà người bệnh sẽ có những điểm cần lưu ý riêng. Đối với việc sử dụng các loại thuốc Tây y hay Đông y thì người bệnh cũng cần phải tuân theo đúng như chỉ định của bác sĩ, không tự ý bỏ liều, quên liều hay đặc biệt là thêm liều khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với bệnh nhân chọn cách chữa tại nhà bằng mẹo dân gian thì phải tìm hiểu kỹ về các nguyên liệu tự nhiên tránh trường hợp dị ứng với các nguyên liệu trong bài thuốc dân gian hoặc tìm nhầm nguyên liệu.
  • Dù là chữa bệnh bằng phương pháp nào thì người bệnh cũng cần phải có sự kiên trì, không bỏ thuốc giữa chứng. Điều đó vừa khiến bản thân không khỏi bệnh lại vừa gây tốn kém về mặt kinh tế. 

Trên đây là những thông tin về các cách điều trị hội chứng thận hư phổ biến và hiệu quả. Hy vọng rằng, những thông tin bổ ích mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp cho người bệnh hiểu được phần nào về căn bệnh này và cách chữa trị nó. Khi thấy mình có những dấu hiệu của hội chứng thận hư, người bệnh nên đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín và chủ động điều trị kịp thời để có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường một cách mau chóng.

Ngày Cập nhật 05/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *