Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ – Triệu chứng và cách chữa hiệu quả nhất

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh dễ gặp nhưng nguy hiểm, có thể gây hẹp ống sống, chèn ép tủy sống, thậm chí teo cơ, bại liệt nếu không chữa kịp thời. Để tránh biến chứng nghiêm trọng, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng nhận biết và lựa chọn cách điều trị phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?

Cấu tạo cột sống cổ gồm 7 đốt từ C1 đến C7, giữa các đốt được nối với nhau bằng một đĩa đệm. Cột sống cổ có chức năng liên kết phần đầu cơ thể với xương sống.

Đĩa đệm gồm 3 bộ phận chính: Nhân nhầy ở giữa, bao xơ và tấm sụn. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài và lệch khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép dây thần kinh tại vùng cổ, khiến người bệnh đau nhức.

Bệnh có thể xuất hiện tại bất kì đốt sống nào, trong đó thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5, C6.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh xương khớp phổ biến, gây khó chịu cho người bệnh
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh xương khớp phổ biến, gây khó chịu cho người bệnh

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường gặp

Chuyên gia xương khớp chỉ ra các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ như sau:

  • Đau nhức tại vùng cổ: Cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội, tăng dần theo thời gian.
  • Đau lan xuống vùng bả vai, cánh tay, đầu và hốc mắt.
  • Tê bì, ngứa ran ở tay: Khi thoát vị chèn ép dây thần kinh, người bệnh có cảm giác tê bì cánh tay, bàn tay. Nếu chèn ép vào tủy sống, cảm giác tê ngứa lan từ vùng cổ xuống tay, chân và toàn thân.
  • Hạn chế vận động: Người bệnh khó khăn khi gập cổ, cúi đầu…
  • Yếu cơ: Do dây thần kinh chèn ép nên lực cơ ở tay yếu, người bệnh khó cầm nắm đồ vật.
  • Đau đầu, chóng mặt hoa mắt, đau tai, ù tai…
  • Triệu chứng khác: Đau ở lồng ngực, sốt, khó thở, táo bón, mệt mỏi, khó đi tiểu, suy nhược cơ thể…

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chủ yếu

Bệnh lý cột sống này có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố. Thoát vị đĩa đệm cổ do một số nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

  • Do lão hóa: Tuổi càng cao, hệ xương khớp càng yếu đi, nhất là vùng cột sống. Các đĩa đệm bị mất dần lượng nước và chất nhầy bôi trơn ít, khiến vỏ bao xơ dễ bị rách.
  • Hoạt động quá sức: Mang vác vật nặng, tập luyện quá sức khiến cột sống tổn thương, dễ gây thoát vị đĩa đệm.
  • Chấn thương: Va đập do tai nạn giao thông, tai nạn lao động có thể gây thoát vị đĩa đệm.
  • Lười vận động: Những người lười vận động hoặc nhân viên văn phòng ngồi nhiều, khiến cổ không được hoạt động có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
  • Thói quen sinh hoạt: Người có thói quen nằm ngủ lệch một bên, kê gối quá cao gây tổn thương cho cột sống cổ.
  • Bẩm sinh: Người sinh ra đã có cấu trúc đĩa đệm yếu, gai cột sống có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm cổ.
  • Do bệnh lý: Thoái hóa cột sống cổ, gai đôi cột sống…
  • Nguyên nhân khác: Di truyền, thừa cân béo phì, hút thuốc lá hoặc uống nhiều bia rượu, thiếu chất dinh dưỡng.
Ngồi làm việc ở một tư thế quá lâu, lười vận động khiến cổ bị tổn thương và thiếu linh hoạt
Ngồi làm việc ở một tư thế quá lâu, lười vận động khiến cổ bị tổn thương và thiếu linh hoạt

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Theo các chuyên gia xương khớp, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh nguy hiểm, gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Nếu không chữa kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng như:

  • Giảm khả năng vận động: Người bệnh khó cử động, xoay cổ khi bị thoát vị đĩa đệm.
  • Thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não: Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh, gây hiện tượng tắc mạch máu, khiến máu không thể lưu thông lên não.
  • Suy nhược cơ thể, trầm cảm.
  • Hẹp ống sống cổ
  • Chèn ép đám rối thần kinh cánh tay
  • Hội chứng chèn ép tủy sống
  • Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật
  • Teo cơ
  • Bại liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, khiến người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh không thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu điều trị sớm, đúng phương pháp, bệnh có thể hồi phục đến 90% và hết triệu chứng đau nhức. Vì vậy, người bệnh nên sớm thăm khám khi phát hiện ra những triệu chứng bất thường vùng cổ, vai, gáy để được tư vấn giải pháp điều trị kịp thời, hiệu quả nhất.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây bại liệt suốt đời
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây bại liệt suốt đời

Các bài tập thể dục cho người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Luyện tập thể dục có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh xương khớp nói chung, thoát vị đĩa đệm nói riêng. Việc tập luyện giúp các cơ, cột sống linh hoạt, dẻo dai và không bị co cứng.

Một số bài tập hiệu quả dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như:

  • Bài tập căng cổ sang bên: Ngồi bắt chéo chân trên sàn, lưng thẳng. Tay phải duỗi thẳng và đặt lên đầu gối chân phải, tay trái đặt lên đỉnh đầu rồi từ từ nghiêng đầu sang bên trái, giữ 10 giây rồi đổi bên. Thực hiện từ 5 – 10 lần.  
  • Động tác gập cằm, duỗi cổ: Ngồi thẳng lưng, bắt chéo chân. Giữ đầu thẳng, mắt nhìn về phía trước. Từ từ cúi đầu, gập cằm xuống giống như bạn đang cố tạo ra 2 cằm, đồng thời giữ thẳng đầu – cổ. Giữ tư thế 10 giây, lặp lại 10 lần. Sau đó, từ từ  nâng cằm lên, ngửa cổ ra sau. Tiếp đến, bạn quay đầu sang bên phải khoảng 5cm rồi đổi sang bên trái. Mỗi lần quay đầu, cố gắng ngửa đầu, cổ ra sau thêm một chút. Thực hiện 10 lần rồi trở về tư thế ngồi gập cằm. 
  • Bài tập đứng cúi gập người: Đứng thẳng lưng, ưỡn ngực, hai chân mở rộng bằng vai, hai bàn chân song song nhau. Từ từ giơ tay lên cao, hít sâu rồi cúi xuống gập người về phía trước đến khi tay chạm sàn. Lúc này, chú ý giữ thẳng lưng. Giữ thư thế khoảng 5 giây. Thực hiện khoảng 5 lần mỗi tuần để thư giãn cho vùng cổ, vai gáy. 
  • Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm cổ như tTư thế con mèo, tư thế xỏ kim, tư thế chạm tay…
Tư thế con mèo chữa thoát vị đĩa đệm
Tư thế con mèo chữa thoát vị đĩa đệm

Lưu ý: Khi thực hiện các bài tập, không nên tập gắng sức. Nếu thấy đau nhức bất thường thì nên dừng tập ngay. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia để lựa chọn được bài tập phù hợp nhất với bệnh tình của mình

Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cổ, lương y Đỗ Minh Tuấn lưu ý người bệnh những điều sau:

  • Luyện tập thể dục thể thao, tập yoga, vận động thường xuyên, hợp lý. 
  • Khi lao động, sinh hoạt cần giữ đúng tư thế cột sống. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, chất kích thích, bổ sung nhiều vitamin và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Ngủ nghỉ điều độ, không làm việc quá sức, không thức khuya hay ngủ ngày quá nhiều
  • Không cúi người mang vác vật nặng, không kê gối cao khi ngủ. Nên lựa chọn loại gối có độ cao vừa phải để  lưu thông khí huyết cho vùng cổ, vai gáy. 
  • Không hút thuốc lá, uống bia, rượu.
Thường xuyên luyện tập thể dục để giúp các khớp vận động linh hoạt, tránh thoát vị đĩa đệm
Thường xuyên luyện tập thể dục để giúp các khớp vận động linh hoạt, tránh thoát vị đĩa đệm

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phổ biến nhất hiện nay

Để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, trước tiên người bệnh cần xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh lý. Cách chẩn bệnh thoát vị đĩa đệm cổ gồm:

  • Khám lâm sàng: Dựa vào triệu chứng bệnh
  • Khám cận lâm sàng: Chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT, chụp đĩa đệm…

Sau khi biết rõ được mức độ thoát vị, người bệnh có thể lựa chọn một trong những cách chữa dưới đây:

Chữa thoát vị đĩa đệm cổ tại nhà

Chữa bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng các bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng. Cách chữa này an toàn, lành tính và dễ thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng phương pháp dân gian chỉ giúp giảm triệu chứng đau nhức nhẹ, hiệu quả không cao, không thể chữa bệnh dứt điểm.

Một số bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm dạng uống, đắp, chườm phổ biến gồm:

  • Bài thuốc từ đinh lăng và cỏ trinh nữ: Chuẩn bị 20g rễ đinh lăng, 20g cỏ trinh nữ. Rửa sạch nguyên liệu, cho vào nồi cùng nước sắc lên. Uống hàng ngày.
  • Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt: Rửa sạch 1 nắm lá lốt tươi và giã nát, vắt lấy nước. Cho nước lá và 300ml sữa bò vào nồi đun sôi. Uống ngày 2 lần.
  • Bài thuốc từ ngải cứu: Dùng 300g lá ngải cứu tươi, 2 vỏ bưởi khô, 1kg vỏ chanh khô, cho tất cả vào chảo rang nóng. Sau đó ngâm hỗn hợp đã rang với 2 lít rượu trắng khoảng 1 tháng. Uống mỗi ngày 1 ly nhỏ.
Ngải cứu có tác dụng giảm đau nhức, chữa thoát vị hiệu quả
Ngải cứu có tác dụng giảm đau nhức, chữa thoát vị hiệu quả
  • Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng: Rửa sạch, đập dập 2 bẹ xương rồng cùng 1 chút muối. Sau đó cho lên bếp hơ nóng. Cho xương rồng vào một tấm vải mỏng và đắp lên vùng cổ bị thoát vị.

Ngoài ra người bệnh có thể tham khảo bài thuốc dân gian từ đu đủ, chìa vôi, bí đỏ…

Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng thuốc Tây y

Cách chữa này giúp người bệnh giảm đau nhanh, kháng viêm hiệu quả, được đông đảo bệnh nhân lựa chọn. Tùy vào mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ kê toa kết hợp một số loại thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm gồm:

  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Paracetamol… Giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID): Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac… Có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm.
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Decontractyl, Myonal… Chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống.
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Vitamin B1, B6, B12.
  • Tiêm giảm đau ngoài màng cứng Corticosteroids: Sử dụng trong trường hợp người bệnh dùng thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng, bệnh tiến triển nặng. Thuốc Corticosteroids có tác dụng giảm đau, kháng viêm mạnh và giảm các triệu chứng khác. Liệu trình gồm 3 mũi tiêm, mỗi mũi cách nhau 3 – 7 ngày.

Khuyến cáo: Thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, suy thận… Các loại thuốc NSAID hoặc Corticosteroids có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Mặt khác, nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách dễ gây nhờn thuốc, kháng kháng sinh. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc uống hoặc thay đổi liều lượng.

Vật lý trị liệu khắc phục thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, các bác sĩ thường kết hợp với vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, giãn cơ, phục hồi chức năng vận động.

Một số biện pháp vật lý trị liệu phổ biến gồm: Kéo giãn cột sống, chiếu tia hồng ngoại, chiếu laser, từ trường, ion, sóng radio cao tần, diện chẩn, cấy chỉ…

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với bệnh nhẹ, không có các tổn thương như gai xương, hẹp ống sống.

Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, hồi phục chức năng vận động, hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, hồi phục chức năng vận động và hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Theo các chuyên gia xương khớp, phẫu thuật chỉ được sử dụng trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, điều trị nội khoa trên 6 tháng không có kết quả. Hoặc bệnh đã gây biến chứng như teo cơ, mất khả năng vận động, dây thần kinh chèn ép tủy sống.

Mục đích của biện pháp này là giải phóng dây thần kinh chèn ép, giúp người bệnh hết đau nhức khó chịu. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến gồm: Mổ nội soi lấy nhân thoát vị, mổ nội soi hút nhân nhầy, phẫu thuật mở nhỏ, mổ vi phẫu, phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm qua da, mổ thay thế một phần hoặc toàn bộ đĩa đệm…

Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích áp dụng bởi gây nhiều đau đớn cho người bệnh, thời gian phục hồi lâu, tiềm ẩn rủi ro nhiễm trùng, chảy máu sau mổ cao.

Mặt khác, chi phí phẫu thuật cao không phải ai cũng có điều kiện thực hiện. Cụ thể, với trường hợp thoát vị đĩa đệm đơn thuần, không hẹp ống sống thì chi phí mổ vi phẫu khoảng 15 – 18 triệu đồng, mổ nội soi khoảng 40 – 50 triệu đồng. Nếu thoát vị đĩa đệm nặng, xảy ra ở nhiều vị trí hoặc kèm theo biến chứng, tổng chi phí có thể lên tới 70 triệu đồng cho 1 ca mổ.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Hiện nay, nhiều bệnh nhân có xu hướng tìm đến Đông y để chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cổ. Đây là phương pháp an toàn, không gây tác dụng phụ, hiệu quả lâu dài và chi phí phù hợp.

Để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, y học cổ truyền sử dụng các bài thuốc Đông y từ thảo dược tự nhiên, kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp.

  • Bài thuốc Đông y (chủ yếu là thuốc nam): Điều trị bệnh từ gốc, tiêu viêm, giảm triệu chứng đau nhức, thông kinh hoạt lạc, hỗ trợ phục hồi sụn cột sống, bồi bổ gan thận, tăng cường đề kháng.
  • Bấm huyệt, xoa bóp: Lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, giảm đau, phục hồi chức năng vận động.
  • Châm cứu: Thông kinh hoạt lạc, hết tắc nghẽn, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, giảm đau, tiêu viêm, tăng cường chức năng vận động.
Chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng Đông y an toàn, hiệu quả lâu dài
Chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng Đông y an toàn, hiệu quả lâu dài

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng Đông y cũng có những nhược điểm nhất định như: Hiệu quả chậm, đòi hỏi kiên trì sử dụng trong thời gian dài; tốn công sức và thời gian đun sắc; thuốc vị đắng khó uống. Do đó, nhiều bệnh nhân e ngại khi lựa chọn phương pháp này.

Khám chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất?

Dưới đây là một số địa chỉ khám chữa bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ uy tín và chất lượng, bạn đọc có thể tham khảo lựa chọn:

Địa chỉ tại Hà Nội

Tùy thuộc vào việc lựa chọn chữa Đông y hay Tây y, vị trí địa lý và khả năng tài chính, người bệnh có thể lựa chọn một trong số những địa chỉ sau:

  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Số 1, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng.
  • Bệnh viện Quân y 103: Số 261, Phùng Hưng, Hà Đông.
  • Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Số 40 Phố Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm.
  • Bệnh viện Bạch Mai: Số 78, Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa.
  • Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình.
  • Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân.

Địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm tại TP Hồ Chí Minh

Dưới đây là những địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín tại TP. Hồ Chí Minh: 

  • Bệnh viện Chợ Rẫy: Số 201B, Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5
  • Bệnh viện chấn thương chỉnh hình: Số 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5.
  • Bệnh viện Nhân dân 115: Số 527, Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10.
  • Bệnh viện Đại học y dược TP Hồ Chí Minh: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5.
  • Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường: Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Bình Thạnh.
  • Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận.

Lưu ý: Tại một số cơ sở y tế có dịch vụ đặt lịch khám trước. Vì vậy, để tránh phải chờ đợi lâu khi khám, chữa bệnh, người bệnh nên gọi điện hoặc đặt lịch online từ trước.

Trên đây là thông tin cụ thể về triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nếu thấy triệu chứng đau cổ vai gáy, mọi người nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm

>>  Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cách điều trị