Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì? Điều trị như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là tình trạng trung tâm đĩa đệm có vỏ bọc xơ bao cơ bị rách, nứt dẫn đến nhân nhầy thoát ra bên ngoài. Khi thoát ra ngoài, lượng nhân nhầy này có thể tác động và chèn ép vào tủy sống, rễ dây thần kinh hoặc những cơ quan nội tạng khác. Tình trạng chèn ép các cơ quan nội tạng, tủy sống và rễ dây thần kinh được biểu hiện bằng những cơn đau xương khớp.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là tên gọi chung của tình trạng thoát vị đĩa đệm xuất hiện ngay tại phần giữa của những đốt xương cột sống thắt lưng L4 L5. Tại xương sống, hai đốt sống thắt lưng L4 L5 là vị trí thường xuyên bị tác động và xảy ra những thương tổn nhiều nhất. Đĩa đệm nằm giữa L4 L5 đóng vai trò và có những hoạt động vô cùng quan trọng trong cơ thể người. Cụ thể chúng như một bộ phận có khả năng giảm xóc. Đồng thời phòng ngừa sự xuất hiện của những tổn thương khi cơ thể hoạt động.
Khi đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 bị thoát vị, vỏ bao xơ có tác dụng bọc phần nhân của đĩa đệm cũng gặp vấn đề. Chúng thường mòn đi hoặc xẹp. Tình trạng này xuất hiện là do những áp lực và căng thẳng tác động lâu ngày lên vỏ bao xơ. Khi đó thông qua các vết nứt ở vỏ đĩa đệm, nhân nhầy sẽ thoát ra ngoài.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 gây ra những tác động tiêu cực cũng như những hệ lụy đến rễ thần kinh cột sống. Đồng thời tác động đến các dây thần kinh được xác định nằm xung quanh đốt sống thắt lưng L4 L5 dẫn đến tình trạng đau thắt lưng. Tình trạng này xuất hiện phổ biến nhất ở nhóm đối tượng từ 35 – 50 tuổi.
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm L4 L5
Khi xuất hiện tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5, người bệnh sẽ nhận thấy vùng thắt lưng, cơ thể của mình có những triệu chứng sau:
- Đau nhói vùng thắt lưng
- Từ ngón chân cái đến mắt cá chân xuất hiện cơn đau kéo dài khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển
- Ở vị trí của những ngón chân xuất hiện cảm giác tê và đau lan rộng đến tận mông
- Những cơn đau thường xuyên tái phát và sẽ nặng hơn khi người bệnh thực hiện những hành động, di chuyển hoặc thực hiện những ngoại lực tác động.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5
Những phương pháp điều trị tình trạng đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 bị thoát vị bao gồm cả điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) đối với trường hợp nhẹ và phẫu thuật đối với những trường hợp nặng.
Điều trị bảo tồn
Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 ở giai đoạn đầu, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện những phương pháp nhằm làm giảm các cơn đau gồm:
- Sử dụng những loại thuốc giãn cơ hoặc uống thuốc giảm đau theo chỉ định liều dùng của bác sĩ chuyên khoa
- Chườm nóng hoặc chườm đá lạnh
- Tiêm thuốc ngoài màng cứng
- Sử dụng những bài tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ
- Massage trị liệu
- Châm cứu bấm huyệt.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật sẽ được các bác sĩ chuyên khoa xem xét, chẩn đoán và yêu cầu bệnh nhân thực hiện khi tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 gây ra những triệu chứng sau:
- Cơn đau xuất hiện thường xuyên và ngày càng dữ dội khiến đời sống và các hoạt động thường ngày của người bệnh bị ảnh hưởng
- Những triệu chứng bất thường thường xuyên xảy ra ở chân có liên quan đến các dây thần kinh. Cụ thể như tê hoặc yếu.
- Chức năng của bàng quang, chức năng của ruột bị ảnh hưởng nghiêm trọng
- Các loại thuốc điều trị (thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau), các bài vật lý trị liệu, châm cứu bấm huyệt, tiêm thuốc ngoài màng cứng và một số phương pháp điều trị bảo tồn khác không có khả năng làm giảm những triệu chứng nghiêm trọng do tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5 gây ra.
Những phương pháp điều trị có thể được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 gồm:
- Cắt bỏ: Trong phẫu thuật điều trị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 bị thoát vị, cắt bỏ là phương pháp phổ biến thường được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu bệnh nhân thực hiện sau khi đã xem xét kết quả. Khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ, một phần của đĩa đệm tồn tại ngay giữa đốt sống L4 L5 (nơi diễn ra sự tác động và chèn ép lên rễ dây thần kinh) sẽ bị loại bỏ. Trong một số trường hợp khác, nếu đĩa đệm L4 L5 bị thoát vị nặng hơn so với thông thường, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn cắt bỏ toàn bộ đĩa đệm.
- Phẫu thuật thực hiện qua da: Phẫu thuật thực hiện qua da là một trong những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 mà bệnh nhân có thể xem xét và lựa chọn. Phương pháp phẫu thuật này được bác sĩ thực hiện thông qua một vết mổ nhỏ. Đồng thời có sự trợ giúp của một kính hiển vi.
- Thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo: Phương pháp phẫu thuật thay đĩa đệm chỉ được thực hiện khi đĩa đệm của bệnh nhân bị tổn thương nặng và không có biện pháp phục hồi những tổn thương này. Bên cạnh đó trước khi tiến hành phẫu thuật thay thế đĩa đệm thông thường bằng đĩa đệm nhân tạo, bác sĩ chuyên khoa và bệnh nhân đã có sự cân nhắc giữa những lợi ích mà phương pháp này mang mang lại và các rủi ro có thể xảy ra. Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ thay một phần hoặc toàn bộ đĩa đệm thông qua vết mổ ở bụng. Những vị trí bị tổn thương sẽ được thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo làm bằng kim loại, bằng nhựa hoặc bằng cả kim loại và nhựa.
- Phẫu thuật hợp nhất đốt sống: Phẫu thuật hợp nhất đốt sống được thực hiện bằng cách tiến hành hợp nhất vĩnh viễn hai, ba hoặc nhiều đốt sống lại với nhau. Sự hợp nhất này được thực hiện thông qua cơ chế sử dụng các mãnh ghép xương tồn tại trong cơ thể của một người hiến tặng. Hoặc sử dụng xương từ những bộ phận khác của chính cơ thể người bệnh. Khi tiến hành phẫu thuật hợp nhất đốt sống, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng vít và một thanh kim loại để bắt cố định vào cột sống. Thanh kim loại này khi được bắt vào cột sống sẽ có tác dụng hỗ trợ bổ sung cho một vài hoạt động của cơ quan này. Sau khi thực hiện phương pháp phẫu thuật hợp nhất đốt sống, phần đĩa đệm bị thoát vị (cột sống thắt lưng L4 L5) sẽ bất động vĩnh viễn.
Những điều cần lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5
Cột sống là một trong những thực thể rất phức tạp. Nó bao gồm cả sợi thần kinh, mạch máu, cơ, dây chằng, khớp, đốt sống và đĩa đệm. Chính vì thế bệnh nhân cần sử dụng thuốc uống, tiêm thuốc, châm cứu bấm huyệt, sử dụng bài tập vật lý trị liệu hoặc các cách điều trị nội khoa khác theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đối với trường hợp nặng, trước khi bệnh nhân tiến hành điều trị bệnh bằng mọi can thiệp dao kéo, bác sĩ chuyên khoa cũng như bệnh nhân cần phải làm rõ được mối quan hệ giữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 hoặc những bệnh lý khác và các triệu chứng lâm sàng.
Ngoài ra trước khi tiến hành phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng L4 L5, người bệnh cần lưu ý thêm một số điều quan trọng sau:
Chụp cộng hưởng từ MRI
Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI có khả năng xác định những bệnh lý liên quan đến cột sống thắt lưng. Tuy nhiên phương pháp chẩn đoán bệnh lý này thực sự không cần thiết để thực hiện đối với tất cả bệnh nhân đang trong thời gian đầu bị thoát vị đĩa đệm. Khi vừa mắc bệnh, hầu hết bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc trong đó có thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ. Đồng thời yêu cầu bạn thực hiện các bài tập vật lý trị liệu hoặc một số cách điều trị bảo tồn khác.
Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là những phát hiện mang tính cận lâm sàng được thực hiện phổ biến ở những bệnh nhân là người lớn. Bên cạnh đó bệnh cũng có thể được phát hiện một cách dễ dàng trên hình ảnh chụp X-quang thông thường.
Ở những bệnh nhân đang trong thời gian mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống giai đoạn cấp tính kèm theo tình trạng đau thần kinh tọa hoặc kèm theo một số dị cảm ở chân nhưng không rối loạn thần kinh thì phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI có thể vô tình tác động đến suy nghĩ. Đồng thời làm tăng thêm sự lo lắng cho bệnh nhân.
Tuy nhiên theo thông tin của một số tài liệu khoa học (những tài liệu không có nguồn gốc rõ ràng) nói rằng “cần chụp nhiều MRI hơn để giúp bệnh nhân có thể linh hoạt hơn”. Đây là một nhận định tai hại và nhận định này có thể làm hại đến sức khỏe của người bệnh.
Tâm lý của bệnh nhân
Một nghiên cứu xoay quanh tâm lý của bệnh nhân đã được thực hiện. Kết quả cho thấy rằng tồn tại một sự liên hệ chặt chẽ giữa tình trạng tâm lý của bệnh nhân và kết quả phẫu thuật đĩa đệm cột sống thắt lưng. Chính sự hoang mang, lo lắng trước khi tiến hành phẫu thuật là một yếu tố có khả năng tác động gây cản trở tiêu cực đến bệnh nhân. Đồng thời làm giảm sự chịu đựng những cơ đau của người bệnh sau khi đã tiến hành phẫu thuật.
Hơn thế bệnh nhân có thể bị rối loạn tâm thần nếu bệnh nhân có tâm lý bất ổn trước khi phẫu thuật. Chính vì thế, trước khi thực hiện phẫu thuật, việc tìm hiểu và phát hiện vấn đề về sức khỏe tâm thần của người bệnh là điều vô cùng quan trọng và cần phải được ưu tiên. Bởi điều này sẽ giúp bệnh nhân tránh được những hậu quả nghiêm trọng.
Bài viết là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì? Điều trị như thế nào?”. Hy vọng những thông tin này thực sự hữu ích với bạn. Từ đó giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý, phát hiện sớm tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 thông qua những triệu chứng điển hình của bệnh. Đồng thời có những phương pháp xử lý phù hợp để tránh đời sống, các hoạt động sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khi có nghi ngờ mắc bệnh. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên, phương pháp điều trị bệnh và những thông tin thay cho bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.