Vảy nến móng tay: Nhận biết triệu chứng và điều trị hiệu quả

Bệnh vảy nến móng tay gây ra những tổn thương đau đớn ở vùng da quanh móng và móng. Những triệu chứng bệnh tái phát dai dẳng khiến sức khỏe và tâm lý người bệnh giảm sút. Vậy bệnh vảy nến móng tay do đâu và điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây đưa đến cho người đọc những thông tin cần thiết về bệnh.  

Hình ảnh vảy nến móng tay
Hình ảnh vảy nến móng tay

Vảy nến móng tay là gì? Có lây không?

Vảy nến móng tay hay vảy nến thể móng là một dạng biến chuyển của vảy nến. Bệnh xuất hiện do cơ chế tăng sinh tế bào của cơ thể bị rối loạn, hệ miễn dịch hoạt động quá mức… Vùng da ở các móng dày lên liên tục, đỏ ngứa thậm chí đau rát.

Tỷ lệ người mắc các triệu chứng này chiếm đến 55%  trong những người mắc vảy nến. Bệnh dễ chuyển biến nặng và khó điều trị nếu không được chăm sóc và chữa bệnh kịp thời.

Với các biểu hiện bên ngoài nhiều người lo lắng rằng bệnh có thể lây lan qua người khác khi tiếp xúc. Tuy vậy có thể khẳng định rằng vảy nến hay vảy nến thể móng không lây nhiễm. Bệnh không do các vi khuẩn virus truyền nhiễm gây ra dó đó khi chạm tay hay dùng chung đồ đạc với người bệnh sẽ không khiến bệnh lây truyền. Tuy vậy các tổn thương vẫn có khả năng lan ra các vùng da khác trên chính cơ thể người bệnh. Do đó không nên chủ quan với các biểu hiện của bệnh. 

Triệu chứng vảy nến móng tay 

Bệnh vảy nến thể móng xuất hiện nhiều ở vùng đầu ngón hoặc ở chính móng tay. Các biểu hiện bệnh có thể chuyển biến theo từng giai đoạn phát bệnh:

  • Giai đoạn khởi phát, vùng da quanh móng tay ngả vàng hoặc nâu xanh. Trên bề mặt móng xuất hiện những đốm màu sẫm.
  • Hình dạng móng bị biến dạng với các rãnh hoặc đường lằn trên móng. Thậm chí móng còn rỗ lồi lõm các vết với kích thước khác nhau.
  • Rụng móng gây đau nhức là hiện tượng khi bệnh trở nặng. Các lớp vảy hình thành gây dày vùng da dưới móng gây đau đớn.
  • Giai đoạn nặng nhất người bệnh có thể bị chảy máu, sưng và phù nề vùng đầu ngón tay. Mụn nước cũng có thể xuất hiện, khả năng cầm nắm bị ảnh hưởng. 
Vảy nến gây ra hiện tượng rụng móng
Vảy nến gây ra hiện tượng rụng móng

Phân biệt với nấm móng 

Với các triệu chứng ở móng tay có khá nhiều điểm tương đồng với bệnh nấm móng, nhiều người bệnh thường dễ nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai cách. Một số đặc điểm cần ghi nhớ để phân biệt các bệnh này là:

  • Nấm móng bắt đầu bằng những điểm màu vàng dưới đầu ngón tay và thường có mùi hôi khó chịu,móng tay dễ bị gãy hơn. Với vảy nến móng tay cấu trúc móng thường rời rạc và rụng từ từ. 
  • Vảy nến móng tay đem lại cảm giác đau do các mảng da tích tụ dưới móng. Đối với nấm móng, cảm giác đau ít xuất hiện thay vào đó là ngứa ngáy.
  • Vảy nến móng tay phổ biến ở mọi lứa tuổi còn với bệnh nấm móng đối tượng bị bệnh thường là người già, người hay đổ mồ hôi hay mang giày tất khiến da bức bí.

Nguyên nhân gây ra bệnh

Cho đến nay y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây vảy nến móng tay. Tuy nhiên có thể nói bệnh xuất phát từ các yếu tố nội sinh như do di truyền, do hệ miễn dịch suy yếu khi dinh dưỡng không đủ. Hoặc do môi trường sống ô nhiễm, da bị tổn thương hay tâm lý căng thẳng mệt mỏi. Một vài tác nhân gây bệnh khác như:

  • Yếu tố di truyền từ cha mẹ 
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý da liễu không điều trị đúng cách dẫn đến biến chứng.
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm, sơn móng tay không rõ nguồn gốc gây kích ứng. 
  • Chế độ ăn uống không phù hợp…
Hóa chất trong sơn móng tay tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh
Hóa chất trong sơn móng tay tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh

Vảy nến móng tay có nguy hiểm không?

Căn bệnh này không chỉ khiến người bệnh lo lắng vì khó điều trị dứt điểm mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh:

  • Tình trạng viêm da có thể lan rộng ra bàn tay và cánh tay gây ra hiện tượng nhiễm trùng khi không điều trị kịp thời. 
  • Các vi khuẩn dễ xâm nhập sâu vào các khớp tay, ngón tay gây đau đớn. Lúc này các khớp có hiện tượng sưng đỏ, đau cứng. Nhiều trường hợp bị biến chứng gây dị tật ở tay…
  • Người mắc vảy nến dễ bị tăng huyết áp hơn người bình thường. Khi bệnh chuyển nặng, cảm giác khó chịu ngoài da còn làm bệnh nhân khó thở, chóng mặt…

Với những nguy hiểm tiềm ẩn, người bệnh không được chủ quan trước bệnh lý này. Điều trị cần thực hiện sớm để đạt hiệu quả cao cũng như hạn chế khả năng tái phát.

Cách chữa vảy nến móng tay

Để đưa đến phương pháp điều trị phù hợp cần chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm cũng như dựa vào thể trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn hoặc có phác đồ điều trị phù hợp.

Thuốc trị bằng Tây y

Điều trị bằng Tây y được sử dụng 2 nhóm thuốc chính là bôi ngoài da và dạng thuốc uống. 

Thuốc bôi trị vảy nến móng tay 

Với giai đoạn khởi phát,người bệnh có thể sử dụng một số loại kem bôi ngoài da với tác dụng làm mềm da,diệt khuẩn như:

  • Kem bôi chứa Vitamin D: chống viêm, chữa lành móng
  • Kem dưỡng ẩm: Làm mềm vùng da đầu ngón tay, giảm thiểu khô nứt.

Thuốc điều trị vảy nến móng tay dạng uống hoặc tiêm 

Trường hợp bệnh nặng hơn, một số loại thuốc bôi đặc trị được áp dụng. Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn và tránh sử dụng bừa bãi:

  • Biotin là một trong những loại vitamin B thường được sử dụng với mục đích kích thích móng phát triển mạnh.
  • Steroid điều trị tại chỗ thường hữu ích trong trường hợp bệnh vẩy nến ở da. Và thuốc cũng mang lại công dụng nhất định trong việc cải thiện các triệu chứng của vẩy nến móng tay. 
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Methotrexate, Cyclosporine, Cyclosporine

Điều trị bằng quang trị liệu

Phương pháp quang trị liệu hay liệu pháp ánh sáng là các sử dụng các tia cực tím(UV) tác động lên da để diệt khuẩn, tái tạo tế bào mới,… Biện pháp này đem lại hiệu quả cao hơn việc dùng thuốc nhưng chi phí đắt đỏ. Các tia cực tím có thể còn làm bỏng da, mất sắc tố da, tăng nguy cơ ung thư. 

"Quang

Bệnh vảy nến móng tay kiêng gì?

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, việc phòng ngừa bệnh trong những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng rất quan trọng. Trong thói quen sinh hoạt hàng ngày, người bệnh nên kiêng:

  • Hạn chế sử dụng hóa chất lên tay như sơn móng tay,kem dưỡng không rõ nguồn gốc dễ gây kích ứng. 
  • Kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, cua đồng, đậu tương..
  • Tránh xa rượu bia, chất kích thích. 

Song song với đó, người bệnh nên thực hiện một vài biện pháp như:

  • Giữ vệ sinh vùng da tay và móng. Cắt móng tay gọn gàng.
  • Bảo vệ tay khỏi khói bụi độc hại, chất tẩy rửa
  • Ăn uống khoa học đủ chất. Bổ sung vitamin A, B, C, E, omega 3…
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng  mệt mỏi.

Bài viết trên cung cấp đến người đọc những thông tin hữu ích về bệnh vảy nến móng tay. Trường hợp bệnh có tiến triển bất thường cần đi khám ở bệnh viện uy tín, tránh những biến chứng không đáng có.