Vảy nến thể mủ là gì? Điều trị bệnh như thế nào hiệu quả?
Bệnh vảy nến thể mủ được biết đến là dạng nghiêm trọng của vảy nến. Việc điều trị thể bệnh này cần hết sức thận trọng tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy nhận biết cũng như chữa trị bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về vảy nến thể mủ.
Vảy nến thể mủ là gì? Có nguy hiểm không?
Vảy nến xuất hiện khi những tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ và tạo thành những vảy ánh như bạc trên bề mặt da. Bệnh có thể nhẹ, nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng.
Vảy nến thể mủ là một dạng tiến triển nặng của vảy nến. Bệnh khiến da xuất hiện những mảng đỏ, mụn mủ màu trắng đục, đóng vảy ở các vùng da bị bệnh. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Những tổn thương do vảy nến thể mủ gây ra có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
Bệnh đặc biệt nguy hiểm bởi các biến chứng do nó gây ra. Người bệnh nên lưu ý một vài ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh như:
-
Gây bội nhiễm vi khuẩn: Mụn mủ do vảy nến gây ra dễ vỡ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và nguy cơ nhiễm trùng tăng cao.
-
Tình trạng đau nhức nghiêm trọng: Bệnh gây ra cảm giác ngứa ngáy ban đầu. Khi trở nặng hiện tượng đau rát xuất hiện đặc biệt là khi các mụn mủ vỡ.
-
Ảnh hưởng xương khớp: Vảy nến thể mủ thường xuất hiện ở đầu ngón tay, ngón chân. Các vi khuẩn có thể ăn sâu vào các khớp gây đau nhức. Nghiêm trọng hơn hiện tượng này có thể dẫn đến co rút chân tay, biến dạng khớp.
-
Sốt cao nguy hiểm: Vảy nến thể mủ có thể lan tỏa toàn thân khiến cơ thể người bệnh phản ứng gây sốt cao, suy giảm hô hấp thậm chí co giật. Đây là mức độ nguy hiểm của bệnh có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
-
Gây ra các bệnh ở bộ phận sinh dục: Vảy nến thể mủ ở gần cơ quan sinh dục làm tăng nguy cơ viêm nhiễm tuyến tiền liệt ở nam hay viêm âm đạo ở nữ giới.
Dấu hiệu bệnh vảy nến thể mủ
Dấu hiệu chung của bệnh này là các mụn nhỏ đơn lẻ trên da. Các đám mụn này xuất hiện dày đặc hơn và phân bố rộng trên da. Mụn mủ gây đau nhức cũng như tăng khả năng bị bội nhiễm vi khuẩn.Tùy thuộc vào các dấu hiệu mà bệnh được chia thành 2 loại:
- Vảy nến thể mủ khu trú
Vị trí xuất hiện vảy nến ở lòng bàn tay, bàn chân và có xu hướng tiến triển mạn tính. Da có các mụn mủ màu vàng kem mọc thành từng đám ở lòng bàn tay, bàn chân, hai bên gót chân. Chúng dần to ra theo thời gian, gây ngứa và chuyển sang màu nâu đỏ rồi bong tróc tạo thành một lớp vỏ mỏng.. Các mụn mủ ở đầu ngón tay khi vỡ ra có thể có màu đỏ tươi. Đây là kết quả của tình trạng tổn thương tế bào da hoặc bệnh nhiễm trùng.
- Vảy nến thể mủ lan tỏa
Bệnh có tên tiếng Anh là Von Zumbusch. Ở thể này các mụn mủ bắt đầu xuất hiện ở những vùng da đỏ ứng và căng rát bất thường. Mụn mủ khô lại và bong tróc. Lớp màng trắng xuất hiện bao phủ vùng da bị tổn thương. Một số trường hợp, người bệnh còn có triệu chứng như sốt, ớn lạnh, người ngứa ngáy mệt mỏi.
Bệnh thường tái phát sau vài ngày hoặc vài tuần gây ra tình trạng kiệt sức vì mất nước ở bệnh nhân. Bệnh còn có thể gây tổn thương gan và nhiễm trùng da nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân của vảy nến
Xác định được nguyên nhân gây bệnh giúp việc điều trị đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính:
-
Người có tiền sử mắc bệnh vảy nến thông thường có khả năng mắc vảy nến thể mủ cao.
-
Người có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp, đặc biệt là viêm họng liên cầu khuẩn.
-
Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc cho người trầm cảm… Các loại thuốc có các thành phần như: aspirin, methotrexate, corticosteroid, hydroxychloroquine, lithium, penicillin, phenylbutazone, progesterone, salicylat, trazodone.
-
Tổn thương và nhiễm trùng ở da nhưng không được điều trị đúng cách có thể là căn nguyên gây ra vảy nến thể mủ.
-
Tiếp xúc với hóa chất độc hại
-
Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc bệnh
-
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
- Thiếu hụt các chất dinh dưỡng gây ra suy giảm hệ miễn dịch.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh
Bệnh có lây không? Đến nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được bệnh vảy nến lây lan qua đường tiếp xúc hay dùng chung đồ đạc. Có thể tạm khẳng định vảy nến thể mủ không lây nhiễm. Tuy vậy bệnh lại có yếu tố di truyền cũng như các tổn thương có thể lan rộng ra các vùng da khác nếu không được điều trị.
Vảy nến thể mủ có tự khỏi không? Có chữa được không?
Vảy nến thể mủ có xu hướng mãn tính và thường bùng phát theo chu kỳ. Các triệu chứng của bệnh có thể tự cải thiện sau một thời gian tuy nhiên sẽ tái phát và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Vảy nến có thể bùng phát bất cứ lúc nào nếu da tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Tuy vậy người bệnh có thể yên tâm nếu lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cũng như chế độ sinh hoạt khoa học, giúp người bệnh hạn chế sự tái phát cũng như cải thiện tình trạng bệnh.Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến thể mủ. Phần lớn các biện pháp chữa trị đều tập trung vào làm giảm nhẹ các triệu chứng ngoài da. Để bệnh không tái phát, điều trị sẽ cần đẩy lùi tận sâu căn nguyên bệnh.
Các cách điều trị vảy nến thể mủ
Với vảy nến thể mủ việc điều trị cần thận trọng. Các phương pháp điều trị tại nhà không được khuyến khích do tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm bệnh biến chứng. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn và dùng thuốc theo chỉ định. Một số phương pháp điều trị phổ biến có thể kể đến Tây y và Đông y.
Dùng thuốc điều trị vảy nến thể mủ theo Tây y
Tây y là thói quen chữa bệnh của nhiều người. Với thuốc tân dược việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ hoặc dùng sai liều lượng gây nguy hiểm. Bởi vậy người bệnh cần được thăm khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Các nhóm thuốc được dùng cho bệnh nhân vảy nến thể mủ là:
-
Thuốc mỡ bôi ngoài chứa acid salicylic: làm mềm da, khiến các lớp sừng, vảy bám nhanh bong, thúc đẩy quá trình tái tạo da.
-
Thuốc chứa Steroids toàn thân: Dùng cho trường hợp bệnh nặng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tình trạng bệnh viêm nhiễm nặng ảnh hưởng đến xương khớp,thuốc sẽ được kê cho người bệnh.
-
Thuốc ức chế miễn dịch chứa Methotrexat: Methotrexat có tác dụng chậm hơn steroid nhưng hiệu quả lâu dài hơn. Tuy vậy bệnh có thể tái phát lại nếu ngưng dùng thuốc.
-
Vitamin A: Không dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ dưới 12 tuổi.
Ngoài ra quang trị liệu cũng là một phương pháp chữa bệnh vảy nến thể mủ. Cách này sử dụng các tia UV tác động lên da ức chế quá trình tổng hợp ADN của thượng bì. Tuy vậy cách này tốn nhiều chi phí và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bong da hay ung thư da.
Bệnh vảy nến kiêng ăn gì, nên ăn gì?
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng của người bệnh cũng vô cùng quan trọng. Một số thực phẩm người bệnh nên tránh như:
-
Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng,
-
Đồ uống có cồn hay chất kích thích là những nhóm thực phẩm người bệnh nên tránh xa nếu không muốn bệnh nặng hơn.
-
Hải sản, tôm cua ghẹ, cua đồng, đậu tương dễ gây các kích ứng ngoài da.
Người bệnh nên:
-
Bổ sung các vitamin từ rau củ, trái cây tươi.
-
Uống nhiều nước
-
Bổ sung omega 3 từ dầu cá, cá hồi, cá ngừ…
Một số cách chăm sóc khi bị vảy nến
Khi mắc bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng tổn thương cũng như môi trường sống xung quanh. Dưới đây là một số lưu ý:
-
Vệ sinh da bằng các sản phẩm tính kiềm thấp, lành tính.
-
Tắm bằng nước ấm, không quá nóng .
-
Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc dị ứng.
-
Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, môi trường ô nhiễm. Cần che chắn cẩn thận khi ra đường.
-
Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
Người bệnh không nên chủ quan trước các dấu hiệu của vảy nến thể mủ. Hy vọng với những thông tin trên, bệnh nhân đã có cho mình hướng điều trị phù hợp.
>> Tìm hiểu thên: Vảy nến thể giọt: Biểu hiện và phương pháp điều trị