Viêm bao hoạt dich cổ tay – Nguyên nhân, Cách điều trị
Viêm bao hoạt dịch cổ tay có thể gây nhiều hạn chế trong vận động của người bệnh. Nếu không có biện pháp cải thiện hợp lý, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề xương khớp khác, bao gồm mất chức năng cổ tay, bàn tay.
Viêm bao hoạt dịch cổ tay là gì?
Bao hoạt dịch là một túi nhỏ chứa chất lỏng nằm ở giữa xương, cơ, gân và da. Bao hoạt dịch có nhiệm vụ bôi trơn để tránh ma sát, co xát và kích thích các khớp xương.
Bao hoạt dịch có mặt ở khắp nơi trên cơ thể, bao gồm cả hai cổ tay. Khi bao hoạt dịch hoạt động bình thường, cổ tay di chuyển ổn định và không gây đau đớn. Tuy nhiên, trong trường hợp, các chất lỏng tích tụ quá nhiều có thể dẫn đến viêm, sưng và gây đau cổ tay.
Tình trạng viêm bao hoạt dịch cổ tay có thể liên quan đến chấn thương, một hoạt động lặp lại nhiều lần hoặc quá lạm dụng cổ tay gây ra. Bên cạnh đó, một số bệnh lý có bản như bệnh Gout, nhiễm trùng, thoái hóa khớp cũng làm tăng nguy cơ viêm bao hoạt dịch.
Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch cổ tay
Viêm bao hoạt dịch cổ tay có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, tuổi tác, giới tính. Những người tham gia các hoạt động thể thao liên quan đến việc ném hoặc đánh như bóng chày, quần vợt, bóng rổ là đối tượng có nguy cơ cao.
Ngoài ra, các yếu tố nguy phổ biến có liên quan đến viêm bao hoạt dịch cổ tay thường bao gồm:
- Căng thẳng lặp đi lặp lại trên xương, khớp cổ tay liên quan đến các môn thể thao thể thao (như đạp xe, tennis và các môn thể thao vợt khác), nghề nghiệp (như nghề mộc, vẽ tranh, làm vườn).
- Chấn thương cổ tay hoặc té ngã.
- Trọng lượng cơ thể dư thừa liên quan đến béo phì, làm tăng căng thẳng cho các khớp.
- Có các bệnh rối loạn xương khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh Gout.
- Bệnh tiểu đường tuýp 1, đường huyết cao hoặc thiếu hụt khả năng bài tiết Insulin.
- Bệnh rối loạn hoặc ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Triệu chứng nhận biết viêm bao hoạt dịch cổ tay
Các triệu chứng viêm bao hoạt dịch thường gây sưng, đau và bầm tím cổ tay. Ngoài ra, một số đối tượng bệnh nhân có thể bị tê, ngứa ran và yếu lực ở cổ tay.
Một số trường hợp khác có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:
- Sưng, đỏ ở vùng cổ tay, đặc biệt là phía trên cổ tay.
- Đau, đặc biệt là khi chạm vào. Các cơn đau có thể nghiêm trọng hơn gốc ngón cái hoặc mặt trong cổ tay.
- Cứng khớp ở cổ tay hoặc các ngón tay.
- Khó nắm bắt đồ vật hoặc không thoải mái ở cổ tay khi vận động.
- Xuất hiện một số âm thanh lạ ở cổ tay. Các triệu chứng này có thể nghiêm trọng hơn theo thời gian phát triển của bệnh.
- Khó khăn khi thực hiện các hoạt động như xoay cổ tay hoặc căng cổ tay.
- Các triệu chứng có thể phát triển chậm trong vài tháng.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch, các triệu chứng có thể nhẹ hoặc trở nên nghiêm trọng. Lúc đầu cơn đau có thể xuất hiện ở một số hoạt động nhất định. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm thấy bị đau ngay khi nghỉ ngơi.
Chẩn đoán viêm bao hoạt dịch cổ tay
Để chẩn đoán tình trạng viêm bao hoạt dịch cổ tay bác sĩ có thể kiểm tra thể chất và các dấu hiệu bên ngoài của bệnh nhân. Ngoài ra, lịch sử y tế và các tình trạng rối loạn xương khớp khác cũng góp phần quan trọng để chẩn đoán bệnh.
Bên cạnh đó, một số xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh thường bao gồm:
- X – quang cổ tay: Sử dụng hình ảnh X – quang có thể giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng tổn thương, viêm khớp hoặc các rối loạn phát triển xương ở cổ tay.
- Chụp cộng hưởng MRI: Hình ảnh MRI có thể đưa ra một bản quét chi tiết hình ảnh khớp cổ tay để bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Siêu âm xương hoặc khớp: Đây là phương pháp sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh chi tiết hơn về tổn thương ở cổ tay.
Nhiều tình trạng lâm sàng khác có thể có các triệu chứng tương tự. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở cổ tay, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.
Cách điều trị viêm bao hoạt dịch cổ tay
Việc điều trị viêm bao hoạt dịch cổ tay thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Các biện pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:
1. Tự điều trị tại nhà
Trong hầu hết các trường hợp viêm bao hoạt dịch cổ tay không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế hoặc người có kiến thức chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Các biện pháp tự chăm sóc thường bao gồm:
- Bảo vệ cổ tay: Sử dụng đệm hoặc băng cổ tay để tránh việc tiếp xúc, ma sát hoặc tổn thương ảnh hưởng đến cổ tay.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Không nên sử dụng cổ tay bị ảnh hưởng trừ các trường hợp cần thiết. Nghỉ ngơi nhiều để cổ tay có thời gian hồi phục và tránh khỏi các biến chứng.
- Chườm lạnh: Đặt một túi nước đá được bọc trong khăn mỏng lên cổ tay có thể giảm đau và viêm. Không được đặt trực tiếp viên đá lên da để tránh gây bỏng lạnh hoặc kích thích khu vực bị tổn thương.
- Nâng cao cổ tay: Điều này có thể hạn chế lượng máu lưu thông đến cổ tay và giúp giảm viêm.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Ibuprofen là thuốc giảm đau và giảm viêm không kê đơn có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần tham đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Điều trị y tế
Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cần điều trị y tế để tránh các biến chứng. Các biện pháp phổ biến thường bao gồm:
- Steroid:
Bác sĩ có thể tiêm Steroid vào cổ tay. Các loại thuốc Steroid có thể ngăn chặn việc hình thành Prostaglandin gây viêm.
Tuy nhiên, thuốc tiêm Steroid cần được sử dụng cẩn thận. Bởi vì thuốc có thể làm tăng huyết áp của bệnh nhân nếu sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, sử dụng thuốc quá liều cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp.
- Thuốc kháng sinh:
Nếu tình trạng viêm bao hoạt dịch có liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc kháng sinh. Thuốc thường được sử dụng theo đường uống dưới dạng viêm hoặc tiêm tĩnh mạch.
3. Phẫu thuật
Rất hiếm các trường hợp viêm bao hoạt dịch ở cổ tay cần được phẫu thuật để điều trị. Tuy nhiên, trong các trường hợp tình trạng bệnh không được cải thiện sau 6 – 12 tháng điều trị, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
Các biện pháp phẫu thuật phổ biến thường bao gồm:
- Tạo một đường rách trên da để dẫn lưu bao hoạt dịch bị nhiễm trùng. Đây là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu có thể dẫn lưu các chất lỏng dư thừa và hạn chế áp lực lên cổ tay. Thủ thuật này thường được thực hiện sau khi người bệnh được gây mê toàn thân.
- Phẫu thuật nội soi khớp. Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng để loại bỏ bao hoạt dịch bị nhiễm trùng. Bác sĩ có thể sử dụng một thiết bị chỉnh hình với máy ảnh cực nhỏ để thực hiện ca phẫu thuật.
Biến chứng viêm bao hoạt dịch cổ tay
Mặc dù hiếm khi trở nên nghiêm trọng nhưng viêm bao hoạt dịch có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Đau và sưng khớp kéo dài dẫn đến thoái hóa khớp hoặc viêm khớp cổ tay.
- Khó thực hiện các công việc hàng ngày gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Gây viêm gân tại vị trí viêm bao hoạt dịch.
Biện pháp phòng ngừa viêm bao hoạt dịch cổ tay
Không thể phòng ngừa tất cả các nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng một số cách hạn chế nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Có biện pháp bảo vệ cổ tay: Người thường hay chơi các môn thể thao có thể sử dụng nẹp hoặc băng cố định cổ tay để tránh kích thích và tổn thương.
- Dành thời gian nghỉ giải lao: Khi cần thực hiện các hoạt động lặp lại nhiều lần, cần dành thời gian để cổ tay nghỉ ngơi.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giảm căng thẳng lên các khớp.
- Khởi động trước khi tập thể dục hoặc chơi thể thao: Khởi động 5 – 10 phút trước khi tập thể dục để tránh các tác động mạnh có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp.
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp cổ tay: Tăng cường cơ bắp là cách để tăng sự bảo vệ các khớp, đặc biệt là khu vực dễ chấn thương như cổ tay.
Viêm bao hoạt dịch cổ tay thường không quá nguy hiểm và có thể được cải thiện trong vài tháng. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh cần phẫu thuật để tránh gây ảnh hưởng đến các khớp xương lân cận. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan.