Viêm da cơ địa dị ứng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Viêm da cơ địa dị ứng là một bệnh cấp tính dễ dẫn đến mãn tính khi không được tư vấn và điều trị kịp thời. Vì sao bệnh xuất hiện, triệu chứng cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây giúp người đọc có thêm thông tin cần thiết về bệnh từ đó tìm được phương pháp phòng và chữa bệnh hiệu quả. 

Viêm da cơ địa dị ứng là bệnh da liễu phổ biến ở nhiều lứa tuổi nhưng thường thấy hơn ở trẻ em. Bệnh thường có biểu hiện mãn tính với các triệu chứng xuất hiện từng đợt. Dấu hiệu bệnh xuất hiện thường do cơ địa bẩm sinh phản ứng với một vài yếu tố nhất định như đồ ăn, phấn hoa,  lông động vật… Ngoài những biểu hiện ngoài da viêm da cơ địa dị ứng còn kèm theo các cơn hen, rối loạn tiêu hóa, hô hấp khó khăn…

Hình ảnh viêm da cơ địa dị ứng
Hình ảnh viêm da cơ địa dị ứng

Triệu chứng viêm da cơ địa dị ứng

Triệu chứng của bệnh rất đa dạng. Tùy thuộc vào thể trạng hay cơ địa của từng người mà mức độ biểu hiện của bệnh cũng khác nhau. Tuy vậy người bệnh có thể xác định viêm da cơ địa dị ứng dựa trên một vài triệu chứng chính như: 

Giai đoạn cấp tính

  • Mụn nước, ban đỏ mọc thành từng đám 
  • Mụn nước tiết dịch sẽ gây phù nề, đóng vảy nhưng không bong tróc
  • Cảm giác ngứa ngáy khó chịu ngoài da và nặng hơn vào ban đêm
  • Vị trí da thường bị viêm là má, cằm, tay, chân…

Giai đoạn mãn tính

  • Các tổn thương da xuất hiện rõ và dày hơn
  • Trên da xuất hiện các lớp sừng dày, rối loạn sắc tố da
  • Da bị bong tróc tạo thành các khe nứt, chảy dịch vàng

Ngoài những biểu hiện bên ngoài da, bệnh còn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, hoặc đi kèm các bệnh dị ứng khác như viêm xoang dị ứng, hen suyễn… Các vết thương hở ngoài da nếu gãi mạnh dễ khiến da bị tổn thương nặng, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng bội nhiễm rất nguy hiểm.

Những nguyên nhân gây bệnh

Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân của bệnh. Tuy vậy có nhiều yếu tố được coi là tác nhân chính làm gia tăng tình trạng và khả năng mắc bệnh như:

  • Yếu tố di truyền: Đây là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Viêm da cơ địa dị ứng không lây qua đường tiếp xúc tuy nhiên lại di truyền từ gia đình tới con cái. Người có tiền sử cha mẹ mắc bệnh có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường. Tỷ lệ có thể lên đến 80%. 
  • Do tiếp xúc hóa chất: Khi cơ thể tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, chất tẩy rửa, thành phần trong mỹ phẩm có thể xuất hiện triệu chứng bệnh. 
  • Dị ứng môi trường, thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể chưa thích ứng được nhanh cũng khiến bệnh xuất hiện. Ngoài ra môi trường ô nhiễm, khói bụi, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp gây dị ứng từ bên trong. 
  • Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản tôm cua, sữa trứng, đậu nành…
  • Căng thẳng, stress: Khi cơ thể căng thẳng, thiếu ngủ cũng khiến hệ trao đổi chất của cơ thể gặp vấn đề khi này chức năng nội tạng bất ổn dễ dẫn đến tình trạng viêm da.
  • Sức đề kháng yếu, cơ địa nhạy cảm: Cơ thể quá yếu, cơ địa dễ kích ứng khiến vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập hơn.

Các cách chữa viêm da cơ địa dị ứng

Để điều trị viêm da cơ địa dị ứng hiện nay có rất nhiều phương pháp như dân gian, thuốc tây y hoặc đông y. Bệnh nhân có thể tham khảo các cách dưới đây và lựa chọn liệu pháp phù hợp. 

Cách chăm sóc và điều trị bước đầu 

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh người bệnh cần thực hiện một vài biện pháp điều trị ban đầu như: 

  • Cách ly khỏi các tác nhân gây dị ứng

Đây là bước đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng với bệnh viêm da cơ địa dị ứng.Khi đã xác định được bệnh viêm da dị ứng cơ địa, người bệnh cần được cách ly khỏi các tác nhân gây bệnh. Nếu do hóa mỹ phẩm, nên ngưng sử dụng ngay, nếu do môi trường, nên lập tức vệ sinh cơ thể, che chắn cho da khi ra đường…

  • Tắm rửa vệ sinh cơ thể đúng cách  

Người bệnh nên giữ cho da luôn sạch sẽ, tắm rửa vệ sinh cơ thể bằng các loại sữa tắm có tình kiềm thấp và dịu nhẹ. Tốt hơn cả nên sử dụng các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên. Nước tắm cũng nên dùng nước ấm, không tắm bằng nước quá nóng hay quá lạnh có thể khiến da viêm nặng hơn và mất độ ẩm bên ngoài da.

  • Dưỡng ẩm cho da

 Đổ ẩm của da là yếu tố rất quan trọng, da mất đi độ ẩm cũng là một phần khiến tình trạng viêm xuất hiện và trở nặng. Do đó người bệnh nên chú ý trong việc giữ ẩm cho da. Bôi kem dưỡng ẩm có nồng độ dịu nhẹ hay uống nhiều nước là biện pháp phổ biến nhất. Ngoài ra trên thị trường cũng có nhiều loại thực phẩm chức năng có khả năng cấp nước cho da hiệu quả. 

Dưỡng ẩm cho làn da đúng cách giúp giảm viêm da cơ địa dị ứng
Dưỡng ẩm cho làn da đúng cách giúp giảm viêm da cơ địa dị ứng

Mẹo dân gian chữa bệnh viêm da cơ địa dị ứng

Bệnh xuất hiện thường đi kèm cảm giác ngứa ngáy. Không ít người bệnh sử dụng mẹo dân gian như tắm hoặc xông hơi bằng nước lá để làm dịu cảm giác ngứa ngoài da. Người bệnh có thể tham khảo một vài công thức như:

  • Lá trầu không: Rửa sạch vò nát lá. Chà sát lên vùng da đã được vệ sinh sạch.Vệ sinh da thật sạch rồi chà xát nhẹ lá trầu không đã vò nát lên da. Cách này giúp các tinh chất thấm vào da và phát huy công dụng điều trị. Mỗi ngày áp dụng từ 2-3 lần.

  • Cây vòi voi: Có thể dùng phần thân và lá rửa sạch, bỏ các phần dập, héo, bỏ rễ. Cắt thành từng đoạn nhỏ sau đó bạn giã dập. Đắp lên vùng bị viêm da cơ địa sau đó để khoảng 30 phút. Rửa sạch vùng da đã đắp với nước ấm để làm sạch 

  • Lá khế: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi và 1 ít muối, rửa thật sạch rồi vò nát để tinh chất của lá thoát ra ngoài. Bỏ vào nồi nước đun sôi lên cùng 1 chút muối cho tinh chất của lá tan ra trong nước. Đợi nước nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bị viêm da cơ địa. Tận dụng phần lá để chà xát lên vùng da bị tổn thương.

Đây chỉ là những biện pháp ban đầu giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Nếu bệnh có tiến triển nặng hơn, tốt hơn hết nên tới khám chữa tại cơ sở y tế uy tín.

Chữa bệnh bằng thuốc Tây y 

Lựa chọn điều trị bằng các biện pháp y tế là điều nên làm với người bệnh viêm da cơ địa dị ứng. Việc điều trị nên tiến hàng sớm để tăng khả năng khỏi bệnh tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

Đối với Tây y, bác sĩ có thể kê cho người bệnh một số loại thuốc uống, bôi hoặc tiêm tùy thuộc vào thể trạng bệnh. Những loại thuốc này có khả năng giúp các triệu chứng biến mất nhanh chóng nhưng lại dễ gây nên tác dụng phụ và nhiều trường hợp bệnh vẫn tái phát. Người bệnh có thể tham khảo: 

Thuốc chống nhiễm trùng: Kháng sinh vốn là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất cho người bệnh để ngăn ngừa vi khuẩn và nhiễm trùng ngoài da

Thuốc chữa viêm: Thường chứa corticoid ví dụ như thuốc Prednisone. Đối với từng đối tượng người bệnh mà liều lượng thuốc sẽ khác nhau do đó việc sử dụng thuốc này cần theo đơn của bác sĩ. 

Thuốc dị ứng: Các loại thuốc này có thành phần kháng Histamin giúp giảm nhẹ triệu chứng dị ứng ngoài da. 

Kem bôi giảm ngứa, làm lành da: Thuốc mỡ kháng sinh, corticoid dạng bôi, thuốc tím, nước muối sinh lý… là những loại thuốc có thể sử dụng để bôi ngoài da cho người viêm da cơ địa dị ứng.

Chữa viêm da cơ địa dị ứng bằng Đông y

Đông y quan niệm nguyên nhân bệnh viêm da cơ địa dị ứng do chức năng gan thận suy giảm, rối loạn trao đổi chất và miễn dịch dẫn đến tổn thương tỳ bì. Cơ thể yếu sinh phong sinh táo khiến độc tố không đào thải được phát da ngoài dẫn đến viêm da.

Đông y đi sâu vào đẩy lùi bệnh từ nguyên căn bên trong, cải thiện chức năng đào thải độc tố của gan thận. Từ đó bệnh được đẩy lùi tận gốc, hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra thành phần của thuốc Đông y đều được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên, an toàn lành tính. 

Một số bài thuốc trong đông y được sử dụng cho người bệnh như:

  • Tán phong, trừ thấp: Phòng phong, kinh giới, ngưu bàng tử, thuyền thoái
  • Hoạt huyết: Sinh địa, đường quy, hồ ba nhân…
  • Thanh nhiệt, giải độc:  Chi mẫu, thạch cao 
  • Tiêu viêm, sát trùng: Khổ sâm, thương truật
"Đông
Chữa bệnh bằng Đông y an toàn lành tính

Viêm da cơ địa dị ứng kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh và chữa bệnh. Một số thực phẩm kiêng kị với người bệnh viêm da cơ địa dị ứng như:

  • Hải sản tôm, cua, ốc, sò…
  • Trứng, sữa, đậu nành 
  • Các loại thịt đỏ như thịt cừu, bò, chó…
  • Rượu bia thuốc lá, chất kích thích

Người bệnh nên bổ sung vào bữa ăn các loại thực phẩm:

  • Thực phẩm giàu vitamin A,C,E như rau củ quả tươi
  • Yến mạch, ngũ cốc và các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa
  • Thực phẩm nhiều omega 3 như cá hồi, cá ngừ…
Bổ sung vitamin từ rau củ quả cho cơ thể
Bổ sung vitamin từ rau củ quả cho cơ thể

Nắm được rõ các thông tin thiết yếu về bệnh viêm da cơ địa dị ứng người bệnh sẽ có cho mình được hướng điều trị đúng đắn nhất. Hy vọng với bài viết này, bệnh sẽ không còn là gánh nặng của nhiều người.