Viêm khớp cùng chậu – Triệu chứng, biến chứng, cách điều trị
Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý xảy ra khá phổ biến hiện nay, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Bệnh gây ra các cơn đau nhức ở vùng thắt lưng gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và nghĩ ngơi của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm khớp vùng chậu, cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả.
Nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng khớp giữa xương cột sống và xương chậu bị viêm nhiễm gây ra cảm giác đau nhức khó chịu, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp cùng chậu thường gặp là:
- Chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc tập luyện thể thao không đúng cách khiến khớp xương chậu bị tổn thương, đây là nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp cùng chậu rất phổ biến.
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Thường xuyên khuân vác vật nặng, sai tư thế làm việc hoặc nghỉ ngơi,… những điều này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khớp cùng chậu và gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Mang thai: Khi mang thai cơ thể phụ nữ sẽ tiết ra một số hormone kích thích các khớp xương cùng chậu mở rộng để phù hợp cho quá trình sinh sản. Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai kích thước của thai nhi sẽ lớn dần lên, gia tăng áp lực lên xương chậu khiến chúng bị tổn thương và hình thành nên các cơn đau nhức rất khó chịu.
- Mắc các bệnh lý có liên quan: Viêm khớp dạng thấp cũng có thể xảy ra ở những người mắc các bệnh lý về xương khớp, bệnh về đường ruột, bệnh nam khoa hoặc bệnh phụ khoa như viêm cột sống dính khớp, viêm đại trực tràng, viêm ruột thừa, nhiễm trùng tiết niệu, năng buồng trứng, viêm cổ tử cung,…
- Nhiễm trùng: Đây là tình trạng vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào khớp cùng chậu gây nhiễm trùng, dẫn đến viêm khớp cùng chậu. Tuy nhiên đây là nguyên nhân gây bệnh rất hiếm gặp.
- Nguyên nhân khác: Viêm khớp cùng chậu cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như di truyền, thừa cân béo phì, căng thẳng stress kéo dài,…
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp cùng chậu, người bệnh cần phải hết sức lưu ý để có thể phòng tránh một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh cũng sẽ có tác dụng rất hữu ích cho quá trình điều trị.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp cùng chậu
Chuyên gia cho biết, khi bị viêm khớp cùng chậu người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình sau đây:
- Xuất hiện cơn đau nhức tại vùng chậu, cụ thể là ở lưng dưới sau đó nhanh chóng lan sang mông, đùi.
- Vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, khớp cùng chậu bị cơ cứng khiến người bệnh cảm thấy cử động khó khăn.
- Phần da ở vùng viêm nhiễm bị bỏng rát, ửng đỏ gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh.
- Cơn đau diễn ra âm ỉ đôi khi là dữ dội, gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của người bệnh như cúi xuống, nghiêng hoặc xoay người,…
- Cơn đau nhức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn đứng trong thời gian dài hoặc vận động như leo cầu thang, chạy bộ, đi bộ bước dài,…
- Đối với phụ nữ sẽ có thêm triệu chứng đau bụng dưới âm ỉ, âm đạo tiết dịch và chảy máu bất thường.
- Ngoài ra, bệnh còn gây ra các triệu chứng toàn thân như cơ thể mệt mỏi, sốt, buồn nôn và rét run vào ban đêm.
Khi thấy cơ thể có những triệu chứng ở trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ, tiến hành thăm khám xác định chính xác tình trạng để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Không nên chủ quan để bện tiến triển nặng gây ra các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng vận động.
Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?
Viêm khớp cùng chậu nếu để lâu không được tiến hành điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như:
- Bệnh tác động tiêu cực đến thắt lưng, mông, hông, chân và cả bàn chân ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của người bệnh, gây khó khăn khi thực hiện cúi xuống, nghiêng người hoặc xoay người.
- Viêm khớp cùng chậu sẽ gây viêm nhiễm lan rộng, làm tổn thương đến dây thần kinh tọa khiến khả năng vận động bị hạn chế, lâu dần sẽ dẫn đến teo cơ đùi và tao cơ mông.
- Cơn đau xuất hiện âm ỉ kéo dài làm suy giảm chất lượng cuộc sống và năng suất làm việc cử người bệnh.
- Ở nữ giới sẽ có nguy cơ gây dính khớp khiến xương chậu không thể giãn nở trong thời kỳ mang thai gây khó khăn cho việc sinh đẻ.
Các phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu, tùy thuộc vào mức độ bệnh trạng của từng trường hợp sẽ có phương pháp điều trị phù hợp như dùng thuốc Tây y, phẫu thuật hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian,…
Điều trị bằng y học hiện đại
Khi bị viêm khớp cùng chậu, tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định mức độ bệnh trạng và được hướng dẫn điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc hoặc là tiến hành phẫu thuật.
– Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y điều trị viêm khớp cùng chậu là phương pháp mang lại hiệu quả rất nhanh chóng, có tác dụng đẩy lùi cơn đau giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa kê đơn điều trị cho bệnh nhân bị viêm khớp cùng chậu là:
- Thuốc giảm đau: như Acetaminophen, Floctafenine,…
- Thuốc chống viêm: không chứa Steroid như Diclofenac, Celecoxib, Piroxicam,…
- Thuốc kháng sinh: như Erythromycin, Penicillin, Amoxicillin,…
- Thuốc giãn cơ: như Myonal
- Tiêm thuốc có chứa Corticoid: như Betamethasone, Methylprednisolon,… được dùng cho những trường hợp bệnh nặng.
Trong quá trình sử dụng thuốc Tây điều trị viêm khớp cùng chậu người bệnh cần phải tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng và thuốc điều trị sẽ dẫn đến quá liều, gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hiệu quả mang lại.
– Vật lý trị liệu
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện kết hợp với vật lý trị liệu giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Các phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng để hỗ trợ cải thiện bệnh viêm khớp cùng chậu là:
- Đốt laser
- Sóng cao tần
- Điện trị liệu
- Dùng nẹp hoặc dây đai khớp cùng chậu
Các phương pháp này đều có tác dụng đả thông kinh mạch giúp quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn, đẩy lùi cơn đau nhức một cách nhanh chóng và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
– Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng, thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện cho những trường hợp viêm khớp cùng chậu không đáp ứng điều trị nội khoa, bệnh chuyển biến nặng có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện điều trị bằng phương pháp này có thể để lại những rủi ro và biến chứng không mong muốn. Vì vậy, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành phẫu thuật.
Điều trị bằng bài thuốc dân gian
Ở những trường hợp viêm khớp cùng chậu nhẹ, bệnh mới phát triển thì người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện tình trạng bệnh. Các bài thuốc này có nguồn gốc là các loại dược liệu thiên nhiên dễ kiếm xung quanh nhà nên rất an toàn cho sức khỏe và tiết kiệm chi phí điều trị. Dưới đây là các bài thuốc dân gian hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm khớp cùng chậu, bạn có thể tham khảo:
– Bài thuốc từ quả cà tím
- Lấy một quả cà tím cắt bỏ phần đầu rồi đem rửa sạch.
- Dùng dao thái cà tím thành khúc có độ dày khoảng 0,5cm.
- Cho 1 lít nước vào nồi, bắc lên bếp đun đến khi sôi lên thì tắt bếp.
- Cho cà tím vào nồi nước ngâm cho đến khi nước nguội hoàn toàn.
- Sau đó chắt lấy nước cho vào lọ thủy tinh và bỏ phần xác.
- Bảo quản nước cà tím trong tủ lạnh để sử dụng.
- Chia lượng nước thu được thành 4 phần để sử dụng vào trước mỗi bữa ăn.
– Bài thuốc từ rễ cây trinh nữ
- Lấy 30 gram rễ cây trinh nữ đem rửa sạch rồi để cho ráo nước.
- Dùng dao thái mỏng rễ cây trinh nữ rồi đem tẩm với rượu trắng.
- Sau đó cho vào chảo nóng sao đến khi có mùi thơm là được.
- Cho rễ cây trinh nữ đã được sơ chế vào ấm sắc với 400ml nước.
- Sắc đến khi cạn còn 100 ml thì tắt bếp, chắt lấy nước.
- Chia lượng nước thu được thành 2 phần bằng nhau để uống trong ngày.
– Bài thuốc từ đu đủ và rễ mật nhân
- Lấy nửa quả đu đủ xanh đem gọt bỏ phần vỏ.
- Đu đủ đem rửa sạch với nước và thái thành miếng nhỏ.
- Cho đu đủ vào nồi cùng với 2 bát nước và mễ nhân đã rửa sạch.
- Bắc nồi lên bếp đun trên lửa nhỏ cho đến khi mễ nhân chín mềm.
- Sau đó cho đường vào khuấy đều cho tan hết rồi tắt bếp.
- Sử dụng hỗn hợp khi còn nóng để mang lại hiệu quả điều trị bệnh.
- Kiên trì áp dụng cách này 3 – 4 lần/tuần, sau thời gian dài bệnh sẽ được cải thiện.
Các bài tập hỗ trợ cải thiện bệnh
Các bài tập có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm khớp cùng chậu rất tốt, người bệnh nên thường xuyên tập luyện tại nhà là đẩy mông lên cao, căng gối sát ngực, tư thế con mèo,… Để mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tập luyện với chuyên gia để được điều chỉnh đúng tư thế, đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại.
– Bài tập đẩy mông lên cao
- Nằm ngửa trên mặt sàn và duỗi thẳng lưng.
- Hai tay đặt dọc theo cơ thể, lòng bàn tay úp xuống dưới.
- Co đầu gối lên sao cho lòng bàn chân song song với mặt sàn.
- Dồn lực vào hai chân từ từ nâng hông lên cao hết mức có thể.
- Giữ yên như vậy trong khoảng 5 giây rồi từ từ hạ lưng xuống sàn.
- Thực hiện lặp lại động tác này khoảng 10 lần cho một hiệp tập.
– Bài tập căng gối sát ngực
- Nằm ngửa xuống sàn, hai chân duỗi thẳng và mở rộng, từ từ co chân phải lên trên áp sát vào ngực.
- Dùng tay giữ lấy gối đồng thời hít thở nhẹ nhàng, để yên như vậy trong khoảng 10 giây.
- Sau đó thả lỏng cơ thể, đưa chân trở về vị trí ban đầu và thực hiện tương tự với chân còn lại
- Nên thực hiện động tác này lặp lại mỗi chân khoảng 8 lần trong một hiệp tập
– Tư thế rắn hổ mang
- Thực hiện nằm sấp trên sàn nha, duỗi thẳng hai chân và đặt lòng bàn tay úp xuống mặt sàn.
- Dồn lực về hai bàn tay rồi từ từ nâng cơ thể lên cao, sao cho khung xương chậu và chân vẫn nằm trên mặt sàn.
- Ngửa cổ về phía sau và giữ yên như vậy trong khoảng 20 giây rồi từ tự hạ người xuống, trở về trạng thái ban đầu.
- Thực hiện lặp lại động tác này khoảng 10 – 15 lần cho một hiệp tập.
– Tư thế đứa trẻ
- Qùy gối trên mặt sàn, để mông về phía gót chân và thẳng lưng.
- Từ từ hạ người về phía trước sao cho ngực áp sát vào đùi, hai tay để thư giãn nằm trên sàn.
- Thực hiện hít thở đều đặn và giữ yên tư thế này trong khoảng 15 giây.
- Sau đó thả lỏng cơ thể và trở về vị trí ban đầu.
- Thực hiện lặp lại động tác này từ 8 – 10 lần cho một hiệp tập.
Một số lưu ý khi điều trị viêm khớp cùng chậu
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh ở trên, người bệnh cần phải lưu ý một số điều dưới đây để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng và nâng cao hiệu quả mang lại:
- Khi bị viêm khớp cùng chậu, người bệnh có thể thực hiện chườm nóng và chườm lạnh xen kẽ nhau để đẩy lùi cơn đau một cách nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế vận động nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày sao cho hợp lý để tránh làm tổn thương đến khớp cùng chậu khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý và hạn chế thực hiện các hoạt động như leo cầu thang, chơi đá bóng, chơi đá cầu,…
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, chất béo omega-3,… sẽ có tác dụng rất tốt đối với xương khớp và giảm đau hiệu quả. Các loại thực phẩm người bệnh nên sử dụng vào bữa ăn hàng ngày là các loại hạt, cá béo, hải sản, sữa và chế phẩm từ sữa, rau quả tươi,…
- Nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn chứa nhiều muối, thực phẩm ngọt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn chứa chất bảo quản,… chúng sẽ gây ảnh hưởng tốt không đến xương khớp. Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thuốc lá,… đây là những loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh.
- Tăng cường luyện tập bằng các bài tập nhẹ nhàng giúp cải thiện chức năng và sức khỏe của xương khớp, tốt nhất người bệnh nên thực hiện các bài tập như yoga, bơi lội, đạp xe,…
- Khi mắc các bệnh có liên quan như viêm trực tràng, viêm đại tràng, viêm nhiễm phụ khoa,… thì người bệnh cần phải tiến hành điều trị bệnh một cách dứt điểm. Tránh để lâu khiến tình trạng viêm nhiễm lan rộng và gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cùng chậu.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm khớp cùng chậu mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện bệnh và có các biện pháp can thiệp kịp thời, tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng gây ra các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm: