Viêm khớp háng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị giúp người bệnh thoải mái vận động

Viêm khớp háng là bệnh khá nguy hiểm gây ra những cơn đau nhức nhối, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình vận động cũng như chất lượng cuộc sống của con người. Nếu không phát hiện sớm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phù hợp sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng, thậm chí là bại liệt suốt đời.

Viêm khớp háng là bệnh gì?

Khớp háng nằm giữa xương chậu và xương đùi, được bao phủ bởi một lớp sụn khớp, có cấu trúc láng và đàn hồi, vừa có vai trò làm trụ, nâng đỡ cho phần trên của cơ thể, vừa giúp cho chi dưới hoạt động linh hoạt. Khớp gối được ví như chiếc “bản lề” giúp cơ thể thực hiện các động tác như dạng đùi, khép đùi, xoay trong, xoay ngoài đùi, chạy nhảy… dễ dàng hơn. Chính vì vậy, bộ phận này rất dễ gặp tổn thương.

Viêm đau khớp háng
Ảnh minh họa khi khớp háng bị viêm

Viêm khớp háng xuất hiện do tình trạng lão hóa và tổn thương của phần sụn khớp. Ban đầu chỉ xuất hiện các cơn đau ở vùng háng và cả phần khớp với đùi và hông. Sau đó, cơn đau lan dần xuống chân, đùi, hông, thắt lưng,… 

Người bệnh bị viêm khớp háng thường bị đau đớn kéo dài, cấu trúc khớp bị biến đổi gây teo cơ mông, biến dạng khớp và thậm chí là bại liệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển chậm, giảm triệu chứng đau đớn, ngăn ngừa nguy cơ tàn phế. 

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp háng

Viêm khớp háng rất dễ gặp ở người ngoài 50 tuổi. Do tuổi tăng cao, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, mài mòn khiến cho sụn khớp không còn chắc khỏe và không bảo vệ được xương dưới sụn. Theo thống kê, cứ khoảng 3 người trên 50 tuổi thì có 1 người mắc viêm đau khớp hàng. Ngoài ra, một số ít trường hợp đau khớp háng có thể xảy ra ở người trẻ, do những chấn thương do lao động hay thể thao,… không được chữa trị kịp thời gây viêm đau. 

Phụ nữ là đối tượng dễ mắc phải viêm khớp hàng. Theo nhiều cứu chỉ ra rằng  so với nam giới, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh này thường cao hơn 8 lần nhất là với phụ nữ trên 35 tuổi, nguyên nhân liên quan trực tiếp tới vấn đề mang thai và sinh đẻ. Cụ thể, trong quá trình mang thai, các khớp háng sẽ phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng do việc tăng cân đột ngột. Điều này khiến cho khớp háng thoái hóa, sụn khớp hư hỏng, mất dần chức năng và sinh ra viêm đau. 

Nguyên nhân và triệu chứng viêm khớp háng dễ nhận biết

Viêm khớp háng ra do nhiều yếu tố khác nhau, có thể là do nguyên nhân cơ học như do chấn thương, dị tật bẩm sinh tuổi tác, sinh hoạt làm việc không khoa học, đặc thù công việc phải đứng lâu hay thường xuyên phải mang vác đồ nặng, do giới tính, do thừa cân, béo phì,… dẫn tới khớp háng dễ bị thoái hóa, viêm đau.

Ngoài ra, viêm khớp hàng còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm như: Thoái hóa khớp háng, viêm đau khớp háng do viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm gân, viêm bao hoạt dịch, viêm đau khớp do thoát vị đĩa đệm,…. 

Nguyên nhân viêm đau khớp gối phổ biến
Nguyên nhân viêm đau khớp gối phổ biến

Triệu chứng phổ biến của căn bệnh viêm khớp háng là tình trạng sưng đau khu vực khớp háng khiến bạn khó đi lại, khó di chuyển, ngay cả khi đứng hay ngồi lâu cũng khiến người bệnh nhăn nhó vì quá đau nhức. Không những vậy cơn đau còn lan xuống dưới háng, đau sau mông và cả xuống đùi, đầu gối, kèm theo những rối loạn chức năng hệ vận động. 

Những cơn đau khớp háng sẽ tăng dần qua các giai đoạn bệnh, người bệnh có thể nhận biết tình trạng sức khỏe của mình thông qua những dấu hiệu sau:

  • Ở giai đoạn đầu: Tại vùng bẹn, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau thoáng qua, thỉnh thoảng đau lan xuống đùi và chân. Đau tăng lên khi vận động mạnh, leo cầu thang hay đứng lâu, kèm theo đó là cảm giác tê mỏi, khó co duỗi chân.
  • Ở giai đoạn giữa: Bệnh ở giai đoạn này đã tiến triển nặng hơn. Bởi lúc này người bệnh có thể cảm nhận rõ những cơn đau nhói mỗi khi vận động, xoay người dạng háng, gập người thậm chí nằm, ngồi ngủ cũng khó khăn. Đặc biệt cơn đau xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi mới thức giấc và trở nên đau mỏi hơn vào chiều tối. 
  • Ở giai đoạn nặng: Giai đoạn này, khớp háng bị đau trở nên khô cứng, các gai xương bám đầy quanh xương khiến mọi vận động đi lại, co duỗi chân, xoay gập người… đều trở nên đau đớn. Người bệnh có cảm giác bên chân viêm ngắn hơn, bên chân lành, tình trạng rối loạn hệ vận động trở nên nghiêm trọng và người bệnh đối mặt với nguy cơ tàn phế.

Cách chẩn đoán bệnh viêm khớp háng

Quá trình chẩn đoán bệnh viêm đau khớp háng dựa trên triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm.

Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mức độ căng cứng cơ, khớp của vùng háng, bẹn và vùng lân cận. Thông thường, bệnh nhân sẽ được yêu cầu di chuyển, nằm xuống và thực hiện một số động tác tư thế nhất định. Qua đó bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân, vị trí đau và tình trạng cơ, trương lực cơ, mức độ thả lỏng, khả năng vận động và cảm nhận của người bệnh.

Kết hợp với đó là bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử bệnh lý, thói quen, sức khỏe, triệu chứng của người bệnh để đưa ra kết luận cần thiết.

Đồng thời để loại bỏ những nuyên nhân khác của cơn đau vùng hông, trong đó có các bệnh lý cột sống, vùng xương chậu, viêm túi thanh mạc, bệnh lý khớp gối,… Và một số bệnh lý tại khớp háng như gây đau vùng hông, bẹn như gãy cổ xương đùi, hoại tử chỏm, viêm khớp háng bằng cách thực hiện một vài xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm chung: Xét nghiệm công thức máu, máu lắng, C – Reactive Protein (CRP), xét nghiệm chức năng gan, thận, X-quang tim, phổi, thực hiện ECG,… Việc này giúp phát hiện sớm những tổn thương của cơ thể mà bệnh viêm đau khớp háng có thể gây ra.
  • Xét nghiệm đặc hiệu: Xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF) cộng, xét nghiệm yếu tố Anti CCP (+), Chụp X – quang khớp, Chụp cắt lớp vi tính (CT) quét,….

Viêm khớp háng nên ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh việc kết hợp giữa thuốc uống và vật lý trị liệu việc duy trì chế độ ăn uống khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng các khớp, đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm. Do đó, trong thực đơn hàng ngày, bệnh nhân viêm khớp cần chú ý thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt là ăn nhiều chất xơ, thức ăn chứa vitamin C, vitamin E, khoáng chất và canxi,… Theo đó người bệnh có thể tham khảo những nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu canxi: Có nhiều trong thịt nạc, sữa tách béo, trứng, sữa chua, hải sản,…
  • Các loại ngũ cốc: gạo lứt, lúa mạch, yến mạch, thức uống từ hạt như hạt óc chó, hạt điều, hạt hạnh nhân,….
  • Rau xanh: bắp cải, súp lơ, cải bó xôi,… 
  • Trái cây: Ăn đủ các loại quả giàu vitamin C và chất chống oxy hóa như cam, chanh, kiwi, dâu tây,… 

Bên cạnh đó, để duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh, tránh làm cho tình trạng viêm đau khớp háng tồi tệ hơn người bệnh nên tránh xa các loại thực phẩm xấu như: thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ uống có ga, có cồn,…

Viêm khớp háng nên ăn gì?
Viêm khớp háng nên ăn gì?

Các bài tập chữa viêm đau khớp háng

Thường xuyên tập luyện các bài thể dục sẽ giúp người bị viêm đau khớp háng đẩy lùi tình trạng bệnh. Đồng thời giúp sản dịch khớp, tăng độ dẻo dai, sức mạnh cho khớp háng, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa của các khớp, giảm nguy cơ viêm đau khớp háng cho người khỏe mạnh. Dưới đây là một vài bài tập đơn giản tại nhà cho người bị viêm đau khớp háng:

  • Động tác đứng lên ngồi xuống: Bệnh nhân ngồi trên ghế, đặt 2 tay lên thành ghế và đứng lên ngồi xuống liên tục 10 lần để tập các khớp chân sao cho chúng trở nên linh hoạt hơn.

  • Bài tập ngồi căng giãn: Bệnh nhân ngồi xếp bàn tròn, chú ý để 2 gót chân chạm vào nhau. Kéo từ từ hai bàn chân về phía khớp háng để tạo sự căng giãn phù hợp cho khớp háng. Thả lỏng và trở về tư thế ban đầu, kết hợp thở nhẹ.

  • Bài tập kéo gối: Nằm ngửa trên sàn, duỗi thẳng hai chân. Sau đó từ từ nâng chân phải lên chạm ngực, kéo và giữ tư thế trong 20s. Thả lỏng tư thể và đổi chân.

Viêm khớp háng có chữa được không?

Viêm khớp háng có chữa được không? là băn khoăn của nhiều người bệnh. Theo chia sẻ của lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường cho biết: Viêm khớp háng là một trong những bệnh khớp mãn tính đồng thời là bệnh lý tự miễn điển hình với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau, diễn biến phức tạp. Vì vậy việc xác định viêm đau khớp háng có chữa được không phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguyên nhân gây bệnh, thời gian phát hiện bệnh, mức độ bệnh lý và phương pháp điều trị bệnh. 

Trường hợp bị viêm đau khớp háng ở giai đoạn nặng, xuất hiện biến chứng như teo cơ tại vùng mông đùi, sưng đau ngón chân cái, khớp biến dạng hoặc các biến chứng về tim mạch thì việc điều trị chỉ mang tính bảo tồn, giúp các khớp không bị tổn thương thêm và ngăn ngừa tàn phế.

Còn đối với các trường hợp bệnh nhẹ, phát hiện kịp thời thì cơ hội chữa khỏi hoàn toàn là có. Lúc này việc bệnh nhân cần làm là lựa chọn đúng phương pháp điều trị, kiên trì thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với ăn uống, tập luyện tại nhà.

Như vậy, để có thể chữa khỏi viêm đau khớp háng, phòng tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu lạ tại vùng bẹn, đùi, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế khám để được bác sĩ chẩn đoán kịp thời. 

Các phương pháp điều trị viêm khớp háng phổ biến

Để can thiệp có hiệu quả, người bệnh cần áp dụng nguyên tắc điều trị viêm đau khớp háng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, kiên trì và lâu dài. Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi thật sát sao tình trạng bệnh của mình để ngăn chặn những biến chứng. Các cách chữa bệnh thông dụng hiện nay là dân gian, Tây y và Đông y

Chữa tại nhà bằng các bài thuốc dân gian

Cách chữa viêm đau khớp háng tại nhà bằng các bài thuốc dân gian vừa an toàn, lành tính, cách thực hiện đơn giản mà hiệu quả đem lại rất tốt. Tuy nhiên, nguyên liệu sử dụng thường có dược tính thấp, phát huy tác dụng hiệu quả với trường hợp bệnh nhé, mới chỉ ở giai đoạn khởi phát, có nguyên nhân là do tác động cơ học đơn giản. Bệnh nhân có thể áp dụng một vài bài thuốc điển hình sau: 

  • Chữa viêm đau khớp háng bằng mật ong và bột quế: Lấy 1 thìa cà phê mật ong trộn cùng 1 thìa cà phê bột quế, uống ngày 2 lần.
  • Lá lốt: Sử dụng 50g lá lốt tươi, rửa sạch và đun nước uống hàng ngày thay nước lọc. 
  • Gừng và rượu trắng: Gừng rửa sạch, giã nát rồi ngâm với rượu trắng trong bình thủy tinh. Sau 2 tháng thì lấy bã gừng đắp vào vị trí khớp háng bị sưng đau. 

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Ngoài ra, hiệu quả của cơ thể với thuốc dân gian còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Do đó, cách chữa này đến nay vẫn chưa được khoa học công nhận.

Điều trị viêm đau khớp háng bằng Tây y

Phương pháp điều trị đau khớp bằng Tây y với ưu điểm là giảm đau nhanh chóng, tiện lợn nên được nhiều người bệnh lựa chọn. Tùy theo tình trạng người bệnh mà các bác sĩ Tây y sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị theo hướng nội khoa hay ngoại khoa. Cụ thể

  • Điều trị nội khoa

Đối với trường hợp bị đau khớp háng nhẹ, mức độ trung bình phương pháp nội khoa được xem là lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân và bác sĩ. Hướng điều trị cho bệnh nhân lúc này là dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu để cải thiện triệu chứng, giúp giảm đau và duy trì khả năng vận động. 

Thuốc uống: Bao gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm chữa viêm đau khớp háng NSAIDS. Đồng thời bổ sung acid hyaluronic, các chất sinh học cần thiết để tăng khả năng bôi trơn ổ khớp, giảm ma sát khi cử động. 

Thuốc tiêm: Bao gồm triamcinilone hexacetonide, thuốc tê, steroid… Trong đó steroid là loại thuốc tiêm được áp dụng sau khi bệnh nhân đã được điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ, xét nghiệm dịch khớp không có nhiễm khuẩn

* Lưu ý: Thuốc tây có thành phần hóa học là chủ yếu nên được khuyến cáo không nên sử dụng thường xuyên vì có thể gây tác dụng phụ như: viêm loét dạ dày, tá tràng, suy gan, suy thận,…. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa

  • Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật được chỉ định khi tình trạng viêm đau khớp háng quá trầm trọng, mất khả năng phục hồi, gây rối, chụp chiếu thấy phần sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng, có nguy cơ gãy xương đùi, hoại tử chỏm đầu và những biến chứng khác. Lúc này người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp như thay thế hoàn toàn khớp háng, thay thế một phần hoặc hàn cứng khớp,… Tùy theo tình trạng bệnh cũng như tình trạng sức khỏe mà sẽ có phương án phẫu thuật phù hợp. 

Phẫu thuật thay khớp háng
Phẫu thuật thay khớp háng

Tuy nhiên, biện pháp ngoại khoa được xem như là giải pháp cuối cùng khi người bệnh không đáp ứng những cách điều trị nội khoa vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng máu, phẫu thuật không thành công, bệnh tái phát và hậu phẫu. Do đó, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Chữa viêm khớp háng bằng Đông y

Nếu Tây y tập trung chữa trị triệu chứng, thì cơ chế trị bệnh của Đông y là loại bỏ bệnh từ gốc, mang lại hiệu quả lâu dài. Cụ thể, Đông y xem thoát vị đĩa đệm thuộc chứng yêu thống (yêu cước thống). Bệnh xảy ra do các yếu tố ngoại nhân (phong, hàn, tà, thấp) xâm nhập, kết hợp cùng tạng phủ suy yếu, nhiệt độc tích tụ, can thận suy giảm chức năng. 

Để điều trị thoát vị đĩa đệm, y học cổ truyền sử dụng các bài thuốc từ thiên nhiên, kết hợp với châm cứu, bấm huyệt nhằm khu phong, tán hàn, trừ thấp, lưu thông kinh lạc, tăng cường sức khỏe cơ xương khớp. 

Đông y cũng là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Đông y là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn, lành tính

Nếu Tây y tập trung chữa trị triệu chứng, thì cơ chế chữa bệnh của Đông y là loại bỏ bệnh từ gốc, mang lại hiệu quả lâu rồi. Cụ thể, Đông y quan điểm viêm đau khớp háng thuộc chứng yêu thống (yêu cước thống). Bệnh xảy ra do yếu tố ngoại nhân (phong, hàn, tà, thấp) xâm nhập kết hợp cùng tạng phủ suy yếu, nhiệt độc tích tụ, can thận suy giảm chức năng.

Để điều trị bệnh viêm đau khớp háng hiệu quả, Y học cổ truyền sử dụng các bài thuốc từ thảo dược, kết hợp với phương pháp châm cứu bấm huyệt giúp khu phong, tán hàn, trừ thấp, lưu thông kinh lạc, tăng cường sức khỏe cơ xương khớp. 

  • Bài thuốc uống: Thường là bài thuốc kết hợp từ nhiều vị dược liệu tốt cho xương khớp như: dây đau xương, gối hạc, phòng phong,…. mang lại tác dụng kháng viêm, giảm đau, phục hồi hệ vận động đồng thời bồi bổ can thận, đẩy lùi bệnh toàn diện.
  • Vật lý trị liệu: Song song với việc dùng thuốc, người bệnh thường được chỉ định thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu nhằm tác động vào kinh mạch, giúp lưu thông khí huyết, giảm đau, giảm viêm, tăng cường khả năng vận động. Thường được sử dụng phổ biến có chườm nóng, chườm lạnh, laser, nhiệt trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt,… hay thậm trí là tắm bùn, suối khoáng.

Chữa viêm khớp háng ở đâu?

Dựa trên những đánh giá của bệnh nhân cũng như những khảo sát về mức độ uy tín, chất lượng đội ngũ bác sĩ và cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế. Chúng ta có thể đưa ra một số địa chỉ chữa đau khớp háng tin cậy sau:

Địa chỉ khám chữa viêm đau khớp háng theo Y học hiện đại:

  • Bệnh viện Bạch Mai: số 78 đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện quân đội trung ương 108: Số 1, đường Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh viện Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Việt Đức: Số 40, Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình: Số 929, Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Địa chỉ khám chữa viêm đau khớp háng theo Y học cổ truyền 

  • Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương: Số 29, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh viện Y học cổ truyền quân đội: Số 442, Kim Giang, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Khoa Cột sống – Bệnh viện Châm cứu Trung ương: Số 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội 
  • Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường:  Số 37A, ngõ 97, Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội và số 100, Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc:  Số 31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Trung Hoà, Thanh Xuân, Hà Nội.