Viêm khớp phản ứng là gì? Biểu hiện và cách nhận biết
Viêm khớp phản ứng là bệnh lý thường xảy ra ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là nam giới. Các triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, làm suy giảm chất lượng đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Nếu bệnh không được tiến hành điều trị kịp thời sẽ chuyển biến sang mạn tính và tái phát nhiều lần.
Viêm khớp phản ứng và nguyên nhân gây bệnh.
Viêm khớp phản ứng và tình trạng khớp bị sưng đau do nhiễm trùng ở cơ quan nào đó trong cơ thể như hệ tiêu hóa, bộ phận sinh dục, hệ tiết niệu,… Đây là bệnh lý mang tính hệ thống và có thể gây tổn thương đến nhiều cơ quan khác của cơ thể không chỉ khớp như kết mạc, niệu đạo, đại tràng,…
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, viêm khớp phản ứng là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở những người trẻ có độ tuổi từ 20 – 40 và nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân và cơ chế gây bệnh, tuy nhiên bệnh có thể xảy ra do một số yếu tố sau đây:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục do vi khuẩn gây ra như Chlamydia, Trachomatis,…
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do khuẩn Shigella, Borrelia, Yersinia,…
- Nhiễm các loại virus như viêm gan, HIV, Rubella,…
- Mắc bệnh lao hệ thống, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng,…
- Yếu tố khác: Di truyền, cơ thể có tồn tại kháng nguyên bạch cầu HLA-B27,…
Viêm khớp phản ứng là bệnh lý không có khả năng lây nhiễm, tuy nhiên chúng có thể lây truyền sang người khác thông qua đường tình dục hoặc sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Dấu hiệu nhận biết viêm khớp phản ứng
Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh thì trong khoảng vài tuần, vài tháng hoặc vài năm sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà các triệu chứng biểu hiện ra ngoài sẽ có sự khác nhau. Bạn có thể nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng điển hình sau đây:
- Xuất hiện tình trạng đau và cứng khớp ở một bên cơ thể, thường xảy ra nhất là khớp đầu gối, khớp mắt cá chân và bàn chân. Tình trạng này kéo dài dai dẳng và trở nên nghiêm trọng hơn khi về đêm hoặc sáng sớm khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu.
- Ngoài ra, ngón tay và ngón chân của người bệnh cũng có thể bị sưng phồng một cách bất thường. Viêm các phần mềm xung quanh khớp như viêm bao gân, viêm gân cơ,… Các khớp cột sống, khớp vai, khớp chậu và khớp khuỷu cũng bị ảnh hưởng.
- Bệnh có thể ảnh hưởng đến kết mạc của người bệnh gây viêm, đỏ, ngứa và nóng mắt. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác sợ ánh sáng, đau hốc mắt hoặc viêm loét giác mạc, kết mạc.
- Khi đi tiểu sẽ có cảm giác nóng rát, châm chích rất khó chịu, số lần đi tiểu nhiều hơn so với thông thường. Có xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu.
- Bệnh còn có thể gây ra các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, miệng và lưỡi bị lở nhưng không đau, phát ban lòng bàn chân,…
Nếu thấy cơ thể có các triệu chứng trên và nghi ngờ bản thân mắc bệnh bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa, tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp. Ở những trường hợp viêm khớp phản ứng nếu không được tiến hành điều trị sớm và đúng cách sẽ chuyển biến sang mạn tính, tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh.
Viêm khớp phản ứng có nguy hiểm không?
Viêm khớp phản ứng khiến người bệnh phải gánh chịu các cơn đau nhức kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng toàn thân của bệnh như mệt mỏi, chán ăn, gây sút, sốt nhẹ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Chuyên gia cho biết, viêm khớp phản ứng là bệnh lý không gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người bệnh không tiến hành điều trị dứt điểm sẽ khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, tái phát nhiều lần khiến người bệnh gặp nhiều rắc rối trong đời sống và tổn thương nặng nề đến khả năng vận động thông thường.
Các phương pháp điều trị viêm khớp phản ứng
Khi bị viêm khớp phản ứng người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định tác nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc Tây kết hợp vật lý trị liệu, giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh và cải thiện khả năng vận động.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Hiện nay y học vẫn chưa có tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác bệnh, tuy nhiên bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các triệu chứng lâm sàng và chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có thể để chẩn đoán ra bệnh như:
- Xét nghiệm tốc độ lắng máu
- Kiểm tra tồn tại kháng nguyên HLA-B27
- Chụp x-quang các khớp bị ảnh hưởng
- Kiểm tra dịch
Điều trị bằng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp được chỉ định điều trị cho hầu hết các trường hợp bị viêm khớp phản ứng giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh là:
- Thuốc giảm đau: Được chỉ định sử dụng để điều trị giúp đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra như Acetaminophen, Floctafenine,…
- Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau do bệnh gây ra gồm Ibuprofen, aspirin, caproxen,…
- Thuốc Corticosteroid: Thường được kê đơn sử dụng cho những trường hợp nặng, thuốc được bác sĩ chỉ định tiêm vào khớp bị ảnh hưởng để làm giảm viêm và phục hồi chức năng của khớp.
- Thuốc kháng sinh: Tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây ra bệnh bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn kháng sinh phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
- Thuốc chặn hoại tử khối u TNT: Thuốc có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh như đau nhức, cứng khớp và viêm sưng.
- Các loại thuốc khác: Các loại thuốc như infliximab, etanercept cũng thường được bác sĩ chuyên khoa kê đơn điều trị cho những người bị viêm khớp phản ứng với công dụng chính và chống viêm sưng, giảm đau và cứng khớp.
Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có hướng dẫn điều trị của bác sĩ, nếu sử dụng quá liều sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vật lý trị liệu
Việc thực hiện vật lý trị liệu đối với những bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng sẽ có tác dụng phục hồi chức năng của khớp. Ngăn ngừa các biến chứng như teo cơ, cứng khớp,… gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động sau này.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập phù hợp giúp nâng cao chức năng của các cơ quanh khớp bị ảnh hưởng để hỗ trợ cho khớp. Tốt nhất người bệnh nên tập luyện thường xuyên và đều đặn mỗi ngày giúp khớp hoạt động linh hoạt hơn và ngăn ngừa tình trạng cứng khớp xảy ra.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện chườm nóng và chườm lạnh giúp đẩy lùi trình trạng co cứng khớp và sưng đau hiệu quả. Bạn cũng nên chú ý đến tư thế đứng ngồi và ngủ nghỉ sao cho đúng.
Một số lưu ý khi bị viêm khớp phản ứng
Trong quá trình điều trị viêm khớp phản ứng người bệnh cần phải lưu ý một số điều dưới đây:
- Người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ ra, uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng, thực hiện vật lý trị liệu đều đặn mỗi ngày và đúng cách giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
- Phải thường xuyên đi tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh và hiệu quả trong suốt quá trình điều trị để có biện pháp can thiệp phù hợp.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện độ linh hoạt của khớp, hạn chế tình trạng co cứng.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học và hợp lý sẽ có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Giữ đúng tư thế chuẩn khi đi, đứng ngồi và nghĩ ngơi giúp hạn chế tình trạng bệnh chuyển biến nặng.
- Chế độ ăn uống phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nên chú ý đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm ngọt, đồ uống có cồn, chất kích thích,…
- Khi mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn về đường tiêu hóa, hô hấp hoặc tiết niệu người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm và dứt điểm, hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm khớp phản ứng.
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi làm việc sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ chăn gối, drap nệm giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại. Thực hiện quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ giúp phòng tránh các bệnh truyền nhiễm làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp phản ứng.
Trên đây là các thông tin về bệnh viêm khớp phản ứng chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện bệnh để có các biện pháp can thiệp đúng cách giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, tránh để lâu khiến bệnh chuyển biến sang mãn tính gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm: