Viêm khớp vảy nến là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Viêm khớp vảy nến là bệnh lý gây tổn thương kết hợp trên da móng và các khớp xương. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tàn tật vĩnh viễn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm khớp vảy nến, nguyên nhân gây ra bệnh và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Viêm khớp vảy nến là gì?
Viêm khớp vảy nến là bệnh lý xảy ra ở những người mắc bệnh vảy nến ở giai đoạn nặng gây ra biến chứng viêm khớp. Bệnh gây ra các triệu chứng đặc trưng là sưng đau ở các khớp, hình thành nên các mảng màu đỏ đóng vảy cứng trên da, khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Viêm khớp vảy nến là căn bệnh tự miễn, bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể bị rối loạn và tấn công vào cơ quan khỏe mạnh bên trong cơ thể.
Theo thống kê cho thấy, hiện nay có hơn 50% trường hợp bệnh nhân bị vẩy nến gây biến chứng sang viêm khớp vẩy nến. Bệnh xảy ra khá phổ biến ở những người có độ tuổi từ 30 – 55 do nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, nhiễm trùng, chấn thương, căng thẳng quá mức,… Tùy thuộc vào biểu hiện của bệnh mà viêm khớp vảy nến được chia thành 5 loại cơ bản sau đây:
- Viêm khớp vảy nến đối xứng: Các triệu chứng của bệnh có sự giống nhau ở hai bên cơ thể và thường chỉ ở mức độ nhẹ.
- Viêm khớp vảy nến bất đối xứng: Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp trên cơ thể gây đau nhức và sưng đỏ.
- Viêm khớp vảy nến ngoại biên: Có khoảng 10% trường hợp mắc bệnh rơi vào loại này, các triệu chứng của bệnh xuất hiện ở các khớp ngón tay hoặc gần móng tay.
- Viêm cột sống vảy nến: Bệnh gây ảnh hưởng đến toàn bộ cột sống kéo dài từ cổ cho đến thắt lưng, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội.
- Viêm khớp vảy nến gây biến dạng: Đây là dạng bệnh nghiêm trọng nhất gây biến dạng bàn tay bàn chân, đồng thời người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn ở cổ và thắt lưng. Theo thống kê, loại này chiếm khoảng 5% trường hợp mắc bệnh.
Nguyên nhân gây viêm khớp vảy nến
Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra phần lớn là do yếu tố di truyền, theo thống kê cho thấy có khoảng 40% trường hợp mắc bệnh có người thân trong gia đình cùng mắc bệnh. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể xảy ra do một số yếu tố kích hoạt sau đây:
- Mắc các bệnh lý nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp.
- Có tiền sử mắc bệnh vảy nến, đặc biệt là ở móng tay và móng chân.
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất gây hại, da tổn thương như rách, xước, cháy nắng.
- Thời tiết lạnh khô khiến da bị mất đi độ ẩm thông thường.
- Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh khác như thuốc trị sốt rét, thuốc chẹn beta, lithium,…
- Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích.
- Căng thẳng, stress kéo dài.
- ….
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vẩy nến là bệnh lý mãn tính, gây tổn thương đến cả da và hệ thống khớp xương bên trong cơ thể. Bệnh gây ra các cơn đau nhức khó chịu ở xương khớp, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
– Triệu chứng tại khớp
- Các khớp bị tổn thương sẽ có triệu chứng sưng đau, nếu diễn ra kéo dài sẽ có khả năng gây biến dạng khớp và tổn thương không thể phục hồi.
- Cứng khớp gây khó khăn cho quá trình vận động, tình trạng này xảy ra khá phổ biến vào buổi sáng sau khi thức dậy và kéo dài trên 45 phút.
- Những trường hợp bệnh tổn thương đến xương chậu và gây viêm cột sống sẽ có triệu chứng đau lưng.
- Đau nhức ở các bắp thịt và dây chằng bám vào xương, tình trạng này nhận biết khá rõ ở gót chân.
– Triệu chứng trên da
- Trên da xuất hiện các vết chấm hoặc mảng da bị viêm đỏ, xuất hiện các mảng sừng dễ bong tróc có màu trắng đục. Kích thước vùng da bị tổn thương có thể nhỏ vài mm hoặc lan rộng thành mảng lớn trên da.
- Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở da đầu, mặt trước của chân tay, da dưới vú hoặc kẽ mông.
- Móng tay xuất hiện các đốm trắng, bị mất màu và trở nên dày hơn. Đầu móng bị nứt nẻ và xuất hiện các vết rỗ trên mặt giống như kim châm.
– Các triệu chứng khác:
- Ngoài ra, viêm khớp vảy nến còn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
- Các triệu chứng ít gặp của bệnh viêm khớp vảy nến là viêm kết mạc, loét miệng, loét niệu đạo, hở van động mạch chủ,..
Viêm khớp vảy nến có nguy hiểm không?
Khi mắc bệnh viêm khớp vảy nến, nếu người bệnh không tiến hành thăm khám và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:
- Gây viêm màng bồ đào ảnh hưởng đến thị lực, làm suy giảm thính lực của người bệnh.
- Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, loãng xương và gan nhiễm mỡ.
- Bệnh vảy nến và viêm khớp vảy nến khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm khi tiếp xúc với người khác, gia tăng nguy cơ bị trầm cảm.
- Có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư hạch, ung thư da nonmelanoma.
- Bệnh gây biến dạng khớp tay và chân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh, nguy cơ tàn tật cao.
Viêm khớp vảy nến có thể gây biến dạng và phá hủy khớp xương khiến chúng không hồi phục được, nguy cơ gây tàn phế ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe. Vì vậy, ngay khi phát hiện bản thân bị viêm khớp vảy nến người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và được hướng dẫn điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là căn bệnh tự miễn nên rất khó khăn trong trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng và gây ra các biến chứng không mong muốn.
Các cách chẩn đoán bệnh
Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, hỏi thăm về sức khỏe của người bệnh. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Các phương pháp y học thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm khớp vảy nến là:
- Xét nghiệm hình ảnh bằng cách chụp x-quang, chụp cộng hưởng từ MRI.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể RF để chẩn đoán phân biệt với bệnh thấp khớp.
- Xét nghiệm dịch khớp để chẩn đoán phân biệt với bệnh gout.
Điều trị bằng Tây y
Các loại thuốc Tây y thường được bác sĩ chỉ định sử dụng điều trị cho người bệnh sẽ có tác dụng làm lành các tổn thương trên da và cụ thể là:
- Thuốc chống viêm không chứa steroid như Ibuprofen, Advil, Naproxen,… có tác dụng kháng viêm và giảm đau nhanh chóng.
- Tiêm Corticosteroid: được chỉ định sử dụng cho các khớp bị sưng đau và không đáp ứng điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid.
- Thuốc chống thấp khớp như Sulfasalazine, Leflunomide, Methotrexate,… có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng
- Thuốc ức chế miễn dịch như Sandimmune, Imuran, Gengraf,… có tác dụng ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
- Thuốc ức chế TNF-alpha như Simponi, Enbrel, Cimzia,… giúp giảm triệu chứng sưng đau do bệnh gây ra.
- Thuốc bôi: Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc bôi dưới dạng kem, thuốc mỡ hoặc gel để làm giảm tình trạng nổi ban ngứa trên da. Thường được sử dụng là salicylic, acid, anthralin, kem steroid,…
Các loại thuốc Tây y điều trị viêm khớp vẩy nến có thể gây ra nhiều tác dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, trong suốt quá trình điều trị người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý thay đổi thuốc điều trị hoặc ngừng sử dụng thuốc.
Điều trị bằng phương pháp sinh học
Các chế phẩm sinh học có tác dụng chính là ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công vào khớp khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Các loại thuốc sinh học thường được sử dụng để điều trị bệnh là:
- Etanercept
- Ixekizumab
- Infliximab
- Tofacitinib
- Secukinumab
- …
Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như gây sưng đỏ và đau ở vùng da tiêm thuốc, ảnh hưởng xấu đến cơ quan gan, thận,…
Điều trị bệnh bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện điều trị cho các bệnh nhân bị viêm khớp vẩy nến. Phương pháp này sẽ có tác dụng đẩy lùi triệu chứng của bệnh một các nhanh chóng. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh là:
- Xoa bóp, bấm huyệt
- Châm cứu
- Liệu pháp ánh sáng
Ở những trường hợp bệnh nặng không đáp ứng điều trị bằng các phương pháp trên thì bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện và rất tốn kém chi phí, vì vậy người bệnh cần phải cân nhắc trước khi tiến hành phẫu thuật.
Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian
Bạn có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp vảy nến tại nhà bằng các mẹo dân gian sau đây:
- Dùng nghệ: Củ nghệ vàng chứa hoạt chất curcumin có khả năng chống viêm mạnh giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể bổ sung nghệ vào các món ăn sử dụng hàng ngày hoặc chế biến thành dạng viên uống để sử dụng hàng ngày.
- Giấm táo: Thành phần axit bên trong giấm táo có tác dụng rất tốt trong việc đẩy lùi triệu chứng ngứa da do bệnh gây ra. Bạn có thể sử dụng để điều trị bệnh bằng cách pha loãng giấm táo với nước để thoa lên vùng cần điều trị.
- Chườm nóng, chườm lạnh: Đây là phương pháp có tác dụng làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức và sưng khớp do bệnh gây ra, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Bạn chỉ cần cho nước nóng hoặc là đá lạnh vào túi chườm và sử dụng để chườm nhẹ nhàng lên vùng khớp cần điều trị.
Để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh cần phải thay đổi lối sống và sinh hoạt sao cho hợp lý và khoa học. Nên luyện tập thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả, tránh căng thẳng kéo dài và hạn chế các hoạt động gây tác động tiêu cực đến khớp.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp vảy nến
Để phòng tránh bệnh viêm khớp vảy nến và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày thì bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:
- Nên duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu đang trong tình trạng thừa cân béo phì thì bạn nên xây dựng cho bản thân kế hoạch giảm cân khoa học.
- Nên có các biện pháp bảo vệ da dưới tác động của ánh nắng mặt trời, tránh tình trạng gây tổn thương đến da làm xuất hiện các vết trầy xước và rách da,…
- Thay đổi lối sống và sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ các khớp xương, tránh vận động mạnh gây tổn thương đến các khớp như dùng hai tay để nâng vật nặng, mở nắp chai lọ bằng đồ khui hộp,…
- Căng thẳng, stress sẽ khiến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn và gia tăng nguy cơ tái phát bệnh. Vì vậy, bạn hãy luôn giữ tinh thần thoải mái bằng cách cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngồi thiền, tập yoga,…
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe và độ linh hoạt của xương khớp. Các bài tập nhẹ nhàng hạn chế gây áp lực lên các khớp xương mà bạn có thể tập luyện là đi bộ, đạp xe hoặc là bơi lội.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày các loại rau xanh, trái cây tươi giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các loại thực phẩm giàu omega-3 và vitamin D, sẽ có tác dụng ngăn ngừa viêm và nâng cao sức khỏe xương khớp.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và gia tăng nguy cơ mắc bệnh như bánh mỳ trắng, thực phẩm ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ,… Tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích, chúng sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe và làm suy giảm hệ miễn dịch.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa các loại thực phẩm bổ sung giúp cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng của bệnh viêm khớp vẩy nến để sử dụng tại nhà.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm khớp vẩy nến chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và hướng dẫn điều trị tích cực.
Có thể bạn quan tâm: