Viêm vùng chậu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Chị em phụ nữ khi nghe đến thuật ngữ viêm vùng chậu chắc hẳn sẽ rất lo lắng và sợ hãi bởi đây là một trong những căn bệnh phụ khoa tương đối nguy hiểm. Trong trường hợp này, thay vì lo sợ, tốt nhất chị em nên chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh sẽ kịp thời phát hiện để tìm ra hướng điều trị thích hợp.
Viêm vùng chậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu bệnh ra sao?
Ngoài những cái tên như viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm cổ tử cung hay viêm lộ tuyến cổ tử cung thì viêm vùng chậu (PID) cũng được xếp vào danh sách các căn bệnh phụ khoa có nguy cơ cao đe dọa sức khỏe sinh sản của chị em.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản của nữ giới, xuất hiện khi vi khuẩn, nấm lây truyền qua đường tình dục, sau đó đi từ âm đạo đến tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Vậy nguyên nhân gây viêm vùng chậu là gì?
Nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh phụ khoa này?
Theo các nhà nghiên cứu, đường sinh sản của phái nữ có khả năng phòng vệ tự nhiên tương đối hoàn hảo để chống lại các tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn, trùng roi hay bất kể một đối tượng nào khác. Thông thường, trong âm đạo luôn tồn tại cả vi khuẩn có hại lẫn vi khuẩn có lợi với số lượng gần như nhau.
Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch toàn thân bị suy yếu hoặc có sự xâm nhập, tấn công của hại khuẩn từ bên ngoài thì khả năng lớp phòng vệ tự nhiên của vùng sinh sản sẽ bị phá vỡ và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vùng chậu. Hiện tượng này xuất phát từ một số nguyên nhân chính như:
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ
- Thường xuyên thụt rửa hoặc xông hơi âm đạo
- Có thói quen “dọn cỏ” vùng kín
- Đời sống quan hệ tình dục quá phong phú, quan hệ không an toàn với các bạn tình
- Không vệ sinh sạch sẽ “cô bé” trước và sau khi quan hệ tình dục
- Đang mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, nấm âm đạo,… nhưng không điều trị đúng cách khiến cho tình trạng viêm nhiễm ngược tổn thương đến các bộ phận khác trong cơ thể
- Đã từng nạo phá thai, sảy thai
- Thực hiện biện pháp tránh thai bằng cách đặt vòng cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm vùng chậu
- Nhiễm trùng sau khi sinh con bởi thời điểm đó, lượng sản dịch ra nhiều có thể khiến vùng kín của chị em dễ bị nấm, vi khuẩn tấn công và dẫn đến bệnh viêm nhiễm phụ khoa, rồi dần dần lâu ngày nếu không được điều trị, các tác nhân gây bệnh sẽ tấn công sâu vào bên trong cơ quan sinh sản.
- Bị viêm ruột thừa, viêm phúc mạc nhưng không chữa trị kịp thời khiến cho vi trùng tạo ra viêm nhiễm từ các cơ quan này sẽ lây nhiễm tời cơ quan sinh sản như cổ tử cung, vùng chậu,…
- Phụ nữ sau khi tiến hành các thủ thuật liên quan đến thông tắc vòi trứng, bóc tách u xơ tử cung,… nếu không được thực hiện bài bản và chu đáo có thể khó phòng tránh được tình trạng nhiễm trùng. Khi ấy, chị em có nguy cơ bị viêm nhiễm vùng chậu.
Từ những thông tin kể trên, các bạn có thể thấy rõ có nhiều nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng chậu. Bệnh thường được chia ở hai giai đoạn rõ ràng là viêm vùng chậu mãn tính và cấp tính với những dấu hiệu rõ ràng.
Biểu hiện của bệnh là gì?
Thông thường, biểu hiện của viêm vùng chậu sẽ rất rõ ràng. Do đó, chỉ cần chị em chú ý đến bản thân mình nhiều hơn sẽ sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường như:
- Tình trạng đau bụng dưới âm ỉ tăng dần theo thời gian, đặc biệt đau dữ dội khi quan hệ tình dục
- Chảy máu âm đạo bất thường trong hoặc sau khi làm “chuyện ấy”
- Khí hư ra nhiều, khí hư có mùi hôi, khí hư vón cục và có màu sắc chuyển từ trắng trong sang màu vàng, nâu hoặc xanh
- Tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh dữ dội xuất hiện thường xuyên
- Chảy máu âm đạo bất thường khi chưa đến thời điểm kinh nguyệt
- Sốt, ớn lạnh cũng là triệu chứng của viêm vùng chậu
- Đau rát khi đi tiểu, khó tiểu hoặc tiểu buốt
- Thường xuyên bị chướng bụng, khó đi vệ sinh
- Một số người sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn
Với những dấu hiệu viêm vùng chậu kể trên, chị em cần phải lưu ý. Ngoài những câu hỏi liên quan đến triệu chứng, nguyên nhân bệnh, phụ nữ đặc biệt muốn tìm hiểu xem bệnh có nguy hiểm không, có chữa được không. Hãy đọc tiếp phần thông tin dưới đây để biết rõ câu trả lời.
Viêm vùng chậu có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Chắc hẳn khi mắc phải bất cứ bệnh gì, chị em đều lo nghĩ đến mức độ nguy hiểm, mức độ tác động của nó đến sức khỏe cũng như tìm hiểu cách điều trị. Riêng với bệnh viêm vùng chậu ở phụ nữ, hầu hết các bác sĩ sẽ khẳng định bệnh có nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, tâm sinh lý, bệnh còn kéo theo một hệ lụy nghiêm trọng khác cho sức khỏe như:
- Mang thai ngoài tử cung: Khi bị viêm nhiễm vùng chậu, nguy cơ trứng đã được thụ tinh không thể làm tổ trong tử cung là rất cao. Khi ấy, trứng gặp tinh trùng và có thể làm tổ bên ngoài tử cung và dẫn đến mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này tương đối nguy hiểm cho tính mạng người mẹ nếu không kịp thời phát hiện. Nếu mang thai ngoài tử cung, việc phá thai là điều bắt buộc phải làm để tránh rủi ro.
- Áp xe buồng trứng, ống dẫn trứng: Viêm vùng chậu mãn tính có thể gây ra hiện tượng áp xe buồng trứng, ống dẫn trứng và những bộ phận khác. Những khối áp xe thường có chứa mủ, nếu nó bị vỡ ra trong ổ bụng sẽ gây đau đớn và nguy hiểm cho người bệnh.
- Gây hiếm muộn, vô sinh: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm nhiễm vùng chậu. Như đã nói ở trên, khi bệnh phát triển đến mức độ nặng sẽ gây ra tình trạng áp xe ống dẫn trứng, buồng trứng và dẫn đến viêm tắc vòi trứng khiến cho chất dịch không bài tiết được ra ngoài, từ đó làm ứ mủ vòi trứng, tắc ống dẫn trứng khiến quá trình thụ thai không có thể được thực hiện.
Các biến chứng kể trên đều tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như cơ hội làm mẹ của chị em. Nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng thực chất căn bệnh này có thể được điều trị nếu như các bạn sớm nhận biết dấu hiệu bệnh và đi thăm khám. Với trường hợp mẹ bầu, nếu không may gặp phải rắc rối này, các mẹ cần phải đặc biệt lưu ý.
Bị viêm vùng chậu khi mang thai có sao không?
Khi mang thai, cơ thể nữ giới có nhiều biến đổi. Sự thay đổi về nội tiết tố, sức đề kháng giảm, khí hư ra nhiều,… là những nguyên nhân khiến cho nấm, vi khuẩn và trùng roi dễ tấn công và gây bệnh phụ khoa.
Hơn nữa, trong thời gian mang thai vùng chậu của người mẹ cần có sự mở rộng để giúp bé có đủ không gian phát triển. Đó chính là lí do vì sao khi càng về cuối thai kỳ, trọng lượng của thai nhi lớn dần lên sẽ gây áp lực cho vùng chậu cũng như vùng lưng khiến các mẹ có cảm giác đau nhức.
Nếu triệu chứng đau nhức mỏi có kèm theo hiện tượng đau bụng dưới, huyết trắng ra nhiều bất thường, chảy máu âm đạo,… các mẹ cần lưu ý bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm vùng chậu khi mang thai.
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, bệnh có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe và có biện pháp điều trị đúng cách để ngăn chặn sảy thai hoặc sinh non.
Điều trị bệnh viêm vùng chậu như thế nào cho hiệu quả?
Số lượng người mắc bệnh viêm nhiễm vùng chậu ngày một tăng, điều đó đòi hỏi các chuyên gia y tế cần phải có nhiều biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Theo thống kê của chuyên trang chúng tôi, hiện việc điều trị bệnh viêm vùng chậu có thể được tiến hành theo 3 biện pháp điển hình dưới đây.
Thuốc điều trị viêm vùng chậu ở phụ nữ
Sử dụng thuốc Tây có lẽ là biện pháp chữa trị bệnh PID đầu tiên được mọi người nghĩ đến ngay sau khi nhận được kết quả chẩn đoán bệnh. Các loại thuốc kháng sinh tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc uống sẽ được cung cấp cho bệnh nhân nhằm ức chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn, từ đó tăng sức đề kháng cho cơ thể để dần cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
Thông thường khi dùng thuốc Tây, chỉ sau 3-4 ngày, các bạn sẽ nhận thấy triệu chứng bệnh giảm dần. Tùy vào cơ địa cũng như mức độ bệnh, thời gian sử dụng thuốc của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyến cáo chị em tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng, không sử dụng quá liều để tránh tác dụng phụ.
Với phụ nữ mang thai, trong quá trình điều trị bệnh PID bằng thuốc kháng sinh cần có sự theo dõi cẩn thận của bác sĩ để hạn chế tối đa tác động xấu cho thai nhi.
Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh
Khi viêm nhiễm vùng chậu mãn tính hoặc ở giai đoạn áp xe, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên phẫu thuật để chọc hút hoặc cắt bỏ khối áp xe trước khi nó bị vỡ. Biện pháp phẫu thuật có thể tiến hành theo cách phẫu thuật rạch bụng hoặc nội soi tùy theo tình trạng bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này không thích hợp với đối tượng phụ nữ đang mang thai.
Ngoài ra, biện pháp này cần có sự can thiệp của trang thiết bị y tế hiện đại cũng như đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Do đó, một khi đã quyết định phẫu thuật điều trị PID, các bạn nên tìm đến bệnh viện phụ sản Trung ương, bệnh viện phụ sản Hà Nội, khoa phụ sản bệnh viện Bạch Mai hay ở khu vực phía nam có bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Mê Kông.
Đây là những địa chỉ hàng đầu trong cả nước về dịch vụ khám chữa bệnh phụ khoa với chất lượng đảm bảo nên hạn chế tối đa rủi ro, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh.
Cách điều trị viêm vùng chậu tại nhà
Thay vì sử dụng thuốc Tây, chị em có thể tham khảo một số mẹo dân gian trị viêm vùng chậu dưới đây:
- Dùng nghệ: Pha ½ thìa bột nghệ nguyên chất với một cốc nước ấm rồi uống mỗi ngày cho đến khi dấu hiệu viêm vùng chậu giảm dần.
- Dùng tỏi: Bóc vỏ 2-3 tép tỏi, giã nát rồi trộn với 1 thìa dầu oliu. Cho hỗn hợp này lên bếp và đảo đều tay cho đến khi tỏi chuyển sang màu nâu thì dùng rây lọc dầu vào một cái bát, để nguội. Dùng một miếng bông y tế thấm vào dung dịch vừa thu được để bôi lên âm đạo, giữ nguyên như vậy 10-15 phút và vệ sinh lại bằng nước ấm. Tuần thực hiện 2-3 lần.
- Dùng trà hoa cúc tím: Các bạn sử dụng trà hoa cúc hãm với một ly nước sôi rồi uống mỗi ngày 1 lần liên tiếp trong vòng 1-2 tuần.
Chữa viêm vùng chậu bằng mẹo dân gian có thể sẽ tiết kiệm được một khoản lớn chi phí nhưng mức độ hiệu quả chưa chắc đã cao. Hơn nữa, thông thường các phương pháp điều trị bệnh kể trên chỉ thích hợp cho người bị viêm vùng chậu cấp tính. Vì thế, với đối tượng mắc bệnh nặng cần tìm điều trị khác để thay thế.
“Đánh bại” bệnh bằng Đông y
Nếu không muốn sử dụng biện pháp có sự can thiệp của dao kéo, các bạn có thể xem xét chữa viêm vùng chậu bằng Nam dược. Sự kết hợp hoàn hảo của các dược liệu quý trong tự nhiên như sa sàng tử, trinh nữ hoàng cung, trinh nữ tử, đinh hương,… đã hình thành nên nhiều bài thuốc Nam giúp đánh bại bệnh.
Đặc biệt, theo cơ chế chữa bệnh của Đông y, thuốc sẽ không chỉ loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây viêm vùng chậu mà còn tăng cường sức đề kháng, bổ tỳ, can, thận, phục hồi các cơ quan bị tổn thương. Quan trọng là hầu hết các bài thuốc Nam điều trị viêm nhiễm vùng chậu đều có cơ chế không xâm lấn, không gây đau đớn, không tác dụng phụ nên an toàn cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Nếu đang muốn lựa chọn phương pháp này, các bạn có thể tìm đến Trung tâm phụ khoa Đông y Việt Nam hoặc nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường để được các chuyên gia hướng dẫn cụ thể.
Người bệnh nên ăn gì, kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?
Ngoài việc dùng thuốc trị viêm vùng chậu, chị em cần kết hợp với một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh để bệnh nhanh khỏi. Dưới đây chúng tôi đưa ra một số lời khuyên các bạn nhất định phải nhớ nhằm mau chóng “đánh bại” bệnh.
Bị viêm vùng chậu nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Trong thời gian điều trị bệnh PID, mọi người nên tích cực ăn:
- Hoa quả và rau xanh
- Sữa chua
- Uống nhiều nước mỗi ngày
- Tỏi
Ngoài ra, để bệnh không tiến triển nặng thêm, chị em nhớ kiêng:
- Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Đồ ngọt
- Hải sản
- Thực phẩm muối chua
Người bệnh nên kiêng gì?
Các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo trong thời gian điều trị viêm nhiễm vùng chậu, chị em cố gắng thực hiện một số điều dưới đây:
- Kiêng quan hệ tình dục
- Khi đến ngày kinh, tuyệt đối không dùng một chiếc băng vệ sinh quá 4 tiếng
- Tránh thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo
- Cần có kế hoạch tránh thai cẩn thận
- Không quên vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày
Trên đây là tất tần tật thông tin cơ bản liên quan đến bệnh viêm vùng chậu ở phụ nữ. Như đã đề cập đến ở trên, bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, do đó nếu đang trong độ tuổi sinh sản và không may mắc bệnh, chị em cần sớm đi thăm khám ở những địa chỉ uy tín.