Bệnh xơ gan cổ trướng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh xơ gan cổ trướng (xơ gan mất bù) là một bệnh lý mãn tính nguy hiểm. Do chức năng gan bị suy giảm, không thể thực hiện được nhiệm vụ đào thảo độc tố, dẫn tới tích tụ trong cơ thể. Vậy làm sao để phát hiện ra dấu hiệu bệnh và điều trị như thế nào? Thông tin bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.
Bệnh xơ gan cổ trướng là gì?
Xơ gan cổ trướng (xơ gan mất bù) là tình trạng nặng hay nói cách khác tức giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Bệnh xơ gan cổ trướng thường gặp ở những người thường xuyên sử dụng rượu bia, chế độ ăn nhiều hải sản sống hoặc làm dụng thuốc khiến gan bị suy giảm chức năng.
Tại sao sao gan gây cổ trướng?
Gan là một trong những cơ quan nội tạng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như như đào thảo độc tố, tạo protein, làm sạch máu, chống nhiễm trùng, dự trữ năng lượng,….Khi chức năng gan bị suy giảm mọi hoạt động này đều bị trì trệ lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Xơ gan kéo dài khiến chức năng gan bị suy giảm trầm trọng, gần như tổn thương hoàn toàn không thể phục hồi trở lại và hình thành nên sẹo. Bước vào giai đoạn cuối của xơ gan là xơ gan cổ trướng. Việc hình thành sẹo khiến gan không thể thực hiện các chức năng vốn có của nó, dần dần làm mất đi hoàn toàn chức năng của gan, đe dọa tới tính mạng.
Các giai đoạn của xơ gan cổ trướng
Xơ gan cổ trướng phát triển theo 3 giai đoạn sau:
-
Xơ gan giai đoạn 1: Gan bắt đầu có dấu hiệu xơ hóa, các tế bào gan mới bị tổn thương, dấu hiệu nhận biết không rõ ràng nên rất khó để nhận biết bệnh.
-
Xơ gan giai đoạn 2: Lúc này, xơ gan đang ở giai đoạn xơ hóa, gan bị tổn thương hình thành mô liên kết lây lan sang các khu vực khác của gan.
-
Xơ gan giai đoạn 3: Mức độ tổn thương gan, xơ hóa mức độ nghiêm trọng, khiến gan không thể thực hiện được chức năng của mình.
-
Xơ gan giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của xơ gan hay còn gọi xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối, xơ gan mất bù. Lúc này, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nặn nhất là ung thư gan.
Nhận biết triệu chứng xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối
Xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối thường có biểu hiện rất rõ ràng. Người bệnh dễ dàng nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu như:
- Bụng phình to: Khi bước vào giai đoạn cuối, người bệnh sẽ thấy bụng phình to bất thường. Nguyên nhân do dịch bị tràn dịch màng bụng khiến bụng trương lên, nổi nhiều mạch máu, gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
- Mệt mỏi, uể oải: Ở giai đoạn này do gan không thực hiện được chức năng khiến chất độc tồn đọng trong cơ thể gây ra cảm giác mệt mỏi, suy nhược, thậm chí sốt nhẹ do tế bào gan hoại tử.
- Vàng da, vàng mắt: Tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng sẽ khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng vàng da, vàng mắt.
- Đau nhức ở khu vực gan: Do khối u trong gan tăng trưởng nhanh khiến gan bị kéo lại, cơ hoành bị tổn thương, hình thành ung thư gây ra nhiều cơn đau đột ngột.
Ngoài ra, một số triệu chứng xơ gan cổ trướng khác như: cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu vàng đậm, rụng tóc, lòng bàn tay đỏ bất thường,…
Nguyên nhân gây xơ gan cổ trướng
Theo các bác sĩ chuyên khoa, xơ gan cổ trướng hình thành do bệnh xơ gan ở giai đoạn đầu không được điều trị dứt điểm hoặc đúng cách khiến bệnh tiến triển nặng dẫn tới xơ gan cổ trướng.
Ngoài ra, các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bệnh xơ gan và khiến chức năng gan ngày càng suy yếu phải kể tới như:
1. Do virus gây viêm gan mãn tính
Những đối tượng bị nhiễm vi khuẩn viem gan B, viêm gan C nhưng không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng xơ gan gây ra biến chứng cổ trướng. Ngoài ra, một số nhiễm khuẩn khác gây bệnh như: Brucellose, Toxoplasmosis, Schistosomiasis,…
2. Xơ gan cổ trướng do nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết kéo dài khiến hệ miễn dịch bị suy giảm chứng năng khiến khiến gan bị ảnh hưởng, gây ra hậu quả xơ gan cổ trướng.
3. Do sử dụng bia rượu
Sử dụng nhiều rượu bia là một trong những nguyên nhân khiến gan bị quá tải, chức năng suy giảm. Vì trong những thức uống chứa cồn này chứa nhiều chất ethanol. Khi ethanol đo vào cơ thể sẽ theo mau đến gan và biến đổi thành Acetaldehyde – hoạt chất làm viêm, phá hủy tế bào gan, gây sẹo xơ gan.
4. Nhiễm những hóa chất độc hại
Cơ thể bị nhiễm hóa chất độc hại cũng là nguyên nhân gây xơ gan mặc dù hiếm gặp. Tuy nhiên nếu xơ gan do bị nhiễm chất độc hại như asen, thạch tím,… thì thời gian chuyển sang xơ gan cổ trướng sẽ diễn ra nhanh hơn, nguy cơ tử vong cao hơn.
Ngoài ra, một số tác nhân khác có thể dẫn tới xơ gan cổ trướng khác như:
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Người bị béo phì, thừa cân.
- Đối tượng bị mỡ máu cao.
Biến chứng bệnh xơ gan cổ trướng nguy hiểm chớ xem thường
Xơ gan cổ trướng là một bệnh nguy hiểm, do vậy người bệnh cần sớm điều trị và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Vì khi bệnh tiến triển tới mức không thể kiểm soát sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nặng.
Một số biến chứng như:
- Phù và cổ trướng: Khi chức năng gan suy giảm nặng sẽ ảnh hưởng tới thận. Lúc này cầu thận sẽ giữ muối và nước, gây tồn đọng trong cơ thể, lâu ngày dẫn tới hiện tượng phù nề, bụng phình và tăng cân nhanh chóng.
- Viêm phúc mạc tự phát do vi khuẩn: Do chất lỏng tỏng khoang bụng tồn đọng nhiều khiến vi khuẩn phát triển dẫn tới nhiễm trùng gây ra hiện tượng đau bụng dữ dội, tiêu chảy,… Đây là biểu hiện cho thấy viêm gan cổ trướng đang thực sự trầm trọng.
- Bệnh não: Do gan không hoạt động, chất độc không thể đi ra ngoài và tích tụ trong cơ thể và não bộ gây hậu quả các bệnh về não. Người bệnh sẽ thấy có biểu hiện kém trí nhớ, trầm cảm, thiếu tập trung,… thậm chí độc trong não nhiều sẽ gây hôn mê, tử vong.
- Ung thư gan: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của xơ gan cổ trướng, người bệnh sẽ phải đối diện với nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.
Bệnh xơ gan cổ trướng có chữa được không, có lây không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, xơ gan cổ trướng thuộc bệnh nan y mãn tính. Đây là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, các tế bào gan bị xơ hóa gần như toàn phần không thể bù trừ về mặt chứng năng để hoàn thành nhiệm vụ. Căn bệnh này vừa nguy hiểm vì có thể gây ung thư vừa không có phương pháp điều trị triệt để. Mọi liệu pháp chữa trị chỉ mang tính chất ức chế để bệnh không tiến triển nhanh.
Ngoài ra, các bạn lưu ý, bệnh xơ gan cổ trướng có lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau gồm:
- Truyền từ mẹ sang con
- Lây qua đường tình dục
- Lây nhiễm qua đường máu
- Lây truyền qua con đường sinh hoạt hằng ngày
Các phương pháp điều trị bệnh xơ gan cổ trướng
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị xơ gan cổ trướng chính là sử dụng Tây y, công nghệ tế bào gốc và thuốc Đông y. Người bệnh nên tìm hiểu kỹ và lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định lựa chọn cách chữa trị.
1. Trị bệnh theo thuốc Tây y
Nguyên tắc điều trị bệnh xơ gan mất bù trong Tây y là kết hợp hồi phục chức năng gan với việc dự phòng biến chứng, và ức chế sự tiến triển của bệnh lý.
Các loại thuốc điều trị có thể được bác sĩ chỉ định như:
- Thuốc Cholestyramin (Questran), ursolvan: Nhằm mục đích tăng đào thải mật, hỗ trợ quá trình loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể
- Thuốc Legalon, Hepatin, Liverin, Hepamez: Hỗ trợ hoạt động của gan
- Thuốc Albumin human: Nếu albumin máu giảm hàm lượng duwois 25g/l có phù hoặc tràn dịch các màng thì tiếp tục truyền albumin human
- Truyền dung dịch axit amin phân nhánh: Nhằm ức chế sự phát triển của bệnh.
Các bạn lưu ý, sử dụng thuốc tây có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, loét dạ dày, đại tràng,… Do vậy người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, trong trường hợp thấy có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có cách xử lý kịp thời.
2. Chữa xơ gan cổ trướng bằng tế bào gốc
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy tế bào đơn nhân trong máu của bệnh nhân rồi chuyển hóa thành tế bào thông qua quá trình nuôi cấy. Sau đó chuyển lại tế bào vào cơ thể để chống lại những yếu tố bất thường ở gan và máu.
Ngoài ra, với công nghệ tế bào gốc còn giúp sớm nhận biết được tổ chức xơ hóa ung thư từ đó có phương pháp đối phó kịp thời.
Đây là phương pháp áp dụng công nghệ hiện đại không cần sử dụng hoặc phẫu thuật vẫn có thể cải thiện tình trạng bệnh tuy nhiên chi phí đắt do vậy không phải đối tượng nào cũng đủ điều kiện để thực hiện. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện cũng có nguy cơ thất bại cao nếu lựa chọn cơ sở không uy tín, chất lượng.
3. Điều trị bệnh xơ gan bù nước bằng thuốc Đông y
Ngoài những phương pháp hiện đại thì không ít người bệnh lại lựa chọn thuốc Đông y. Một số bài thuốc như:
Bài thuốc 1: Nguyên liệu gồm 1 quả dứa dại đã sắt thành miếng nhỏ, 100g cây chó đẻ răng cưa và 50g bông mã đề tươi, 2g bột củ tam thất. Người bệnh có dứa dại, chó đẻ, mã đều vào sắc cùng với 2 lít nước tới khi cạn còn ½ thì ngưng. Dùng nước thuốc chia uống 3 lần/ngày, mỗi lần hòa với 2g bột tam thất. Kiên trì thực hiện mỗi ngày một thang tới khi bệnh thuyên giảm.
Bài thuốc 2: Nguyên liệu gồm 7g rễ cỏ tranh, 30g hạt mã đề, 50g hạt đậu đen đã sao vàng và vỏ 3 quả cau. Người bệnh cho tất cả các vị thuốc này vào sắc với 6 bát nước tới khi cạn còn 2 bát thì ngưng. Dùng thuốc chia 2 lần uống trong ngày. Kiên trì thực hiện hàng ngày để sớm cải thiện bệnh xơ gan.
Các bài thuốc Đông y có nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên nên có ưu điểm an toàn, không gây tác dụng phụ, chi phí thấp nên tạo điều kiện áp dụng lâu dài. Tuy nhiên hiệu quả ở mức độ nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người. Ngoài ra, để an toàn các bạn cũng nên chọn địa chỉ Đông y uy tín, chất lượng để tránh “tiền mất, tật mang”.
Người bệnh xơ gan cổ trướng sống được bao lâu?
Xơ gan cổ trướng tức người bệnh đã bước sang giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Lúc này chức năng gan đã suy yếu toàn toàn, điều này đồng nghĩa với việc người bệnh phải đối mặt với hàng loạt các biến chứng như phù và cổ chướng, Viêm phúc mạc tự phát do vi khuẩn, bệnh não, ung thư,… và có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Đặc biệt với đối tượng không áp dụng phương pháp chữa trị nào hoặc tâm lý bi quan thì thời gian “chống chọi” sẽ ngắn hơn.
Do vậy, khi không may bị xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối các bạn cần lưu ý:
- Tuân theo bác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng hoặc ngừng dùng thuốc.
- Giữ tâm lý lạc quan, tin tưởng vào bác sĩ, tránh bi quan gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, bổ sung dưỡng chất đầy đủ để tăng cường sức khỏe.
- Ngủ ngơi khoa học, không nên làm việc quá sức, thức quá khuya.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý.
Người bệnh xơ gan cổ trướng nên ăn gì và tránh những thực phẩm nào?
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất lớn trong quá trình điều trị bệnh, đặc biệt với xơ gan cổ trướng. Do vậy khi bị xơ gan nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh nên chú ý để góp phần bảo vệ chức năng của gan.
1. Xơ gan cổ trướng nên ăn gì?
Các bạn nên xây dựng chế độ ăn với những thực phẩm có lợi như:
- Tăng lượng đạm thực vật từ đậu hũ, rau xanh, ngũ cốc,… đảm bảo đủ lượng đạm 0.8g / kg / ngày, đồng thời hạn chế đạm từ động vật như thịt cá, trứng gà, vịt, sữa,…
- Ăn yaourt thường xuyên có thể giúp hoá giải một phần ammoniac từ đó tăng cường chức năng gan.
- Tăng cường chất xơ từ rau củ, quả trong bữa ăn hàng ngày.
2. Không nên ăn gì?
Để bảo vệ chức năng gan, người bệnh nên lưu ý hạn chế trong chế độ ăn của mình với những thực phẩm như:
- Hạn chế dầu, tuyệt đối không ăn mỡ động vật
- Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt màu đỏ, gan, huyết… vì dễ bị ứ sắt gây hậu quả tổn thương cơ quan trong gan.
- Hạn chế ăn mặn, vì lượng muối vào cơ thể cao sẽ khiến gan phải tăng hoạt động điều tiết quá tải gây suy yếu chức năng
- Người bệnh nên hạn chế các món chiên xào, tăng cường món luộc, hấp.
- Không ăn nước mắm, cá khô hay thực phẩm đóng hộp vì chúng có nhiều bột ngọt chứa muối natri gây hại cho gan, thận.
- Tuyệt đối kiêng rượu, bia vì chúng là tác nhân chính gây ra tình trạng xơ gan, xơ gan cổ trướng.
Như vậy có thể thấy xơ gan là một bệnh mãn tính nan y nguy hiểm tới tính mạng. Do vậy các bạn nên chủ động bảo vệ sức khỏe mình bằng lối sống lành mạnh. Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện chứng bệnh từ đó có phương pháp đối phó kịp thời, ngăn ngừa xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối.