Bệnh trĩ có mấy cấp độ? Biểu hiện của từng cấp độ là gì?

Việc hiểu và nắm bắt rõ những cấp độ của bệnh trĩ và các biểu hiện sẽ giúp người bệnh xác định được mức độ phát triển bệnh lý. Đồng thời lựa chọn cho mình những phương pháp điều trị thích hợp nhất giúp khắc phục bệnh. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề “Bệnh trĩ có mấy cấp độ? Biểu hiện của từng cấp độ là gì?”.

Bệnh trĩ có mấy cấp độ? Biểu hiện của từng cấp độ là gì?
Tìm hiểu bệnh trĩ có mấy cấp độ? Biểu hiện của từng cấp độ là gì? Cách phòng ngừa và chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là một trong những bệnh về hậu môn trực tràng thường gặp nhất. Căn bệnh này được hình thành và phát triển khi các đám rối tĩnh mạch trĩ bị tác động và căng giãn quá mức. Hiện tượng này còn được gọi là phình tĩnh mạch xảy ra ở mô xung quanh hậu môn khiến cho hậu môn và những vị trí xung quanh rơi vào tình trạng viêm, sưng, tấy đỏ.

Bệnh trĩ không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, các hoạt động sinh hoạt thường ngày mà còn khiến tâm lý của người bệnh bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.

Bệnh trĩ được hình thành với ba loại chủ yếu cùng những đặc điểm như sau:

Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội là tình trạng búi trĩ xuất hiện ngay bên trong hậu môn. Trong trường hợp trĩ nội không được sớm khắc phục và điều trị đúng cách, những búi trĩ sẽ phát triển một cách mạnh mẽ. Hơn thế những búi trĩ sẽ lòi ra ngoài khi bệnh trĩ của bạn phát triển theo chiều hướng xấu và trở nên nặng hơn.

Bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng những búi trĩ hình thành xung quanh ống hậu môn. Khi bạn vô tình hoặc dùng tay sờ vào, bạn sẽ có cảm giác đau rát khó chịu. Khi dùng tay ấn vào, búi trĩ của bạn có thể thụt vô bên trong. Tuy nhiên một lúc sau, búi trĩ của bạn lại rơi vào tình trạng trôi ra ngoài.

Bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp là một dạng bệnh trĩ kết hợp cả bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội trong cùng một thời gian. Hai đám trĩ này sẽ xuất hiện ngoài rìa hậu môn hoặc bên trong ống hậu môn.

Triệu chứng của bệnh trĩ

Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh sẽ nhận thấy rõ tại vùng hậu môn xuất hiện hai triệu chứng sau:

Đi ngoài ra máu

Trong thời gian đầu khi mắc bệnh trĩ, người bệnh sẽ nhận thấy có hiện tượng đi ngoài ra máu. Ban đầu, lượng máu chảy ra ít nên người bệnh chỉ phát hiện khi thấy máu dính vào giấy chùi vệ sinh hoặc lẫn vào thỏi phân rắn. Ở giai đoạn nặng hơn máu sẽ nhỏ giọt hoặc chảy thành tia.

Đi ngoài ra máu là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ
Đi ngoài ra máu là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ

Sa búi trĩ

Ở trĩ ngoại thì người bệnh bị sa búi trĩ ngay từ khi mới mắc bệnh. Còn với trĩ nội thì triệu chứng sa búi trĩ thường xảy ra muộn hơn so với triệu chứng chảy máu. Tình trạng chảy máu khi đi đại tiện xuất hiện và duy trì trong một thời gian thì triệu chứng này mới xuất hiện.

Ngoài hai triệu chứng điển hình là chảy máu và sa búi trĩ, khi mắc bệnh trĩ, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng khó chịu khác. Cụ thể như có cảm giác đau rát khi đi đại tiện, ẩm ướt do tiết dịch quanh hậu môn, ngứa ngáy. Những triệu chứng này xuất hiện do tiết dịch viêm da quanh hậu môn và do búi trĩ sa ra ngoài.

Bệnh trĩ có mấy cấp độ? Biểu hiện của từng cấp độ là gì?

Để trả lời cho câu hỏi “Bệnh trĩ có mấy cấp độ? Biểu hiện của từng cấp độ là gì?”, bạn cần dựa vào từng loại trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp). Khi đó bạn sẽ nhận thấy vùng hậu môn của mình xuất hiện những biểu hiện khác nhau tương ứng với từng cấp độ và loại bệnh trĩ.

Các cấp độ và biểu hiện của bệnh trĩ nội

Khi mới hình thành, bệnh trĩ nội sẽ tồn tại và phát triển bên trong hậu môn. Đối với những trường hợp bệnh nặng, búi trĩ sẽ phát triển một cách mạnh mẽ và sa ra ngoài. Điều này khiến người bệnh luôn có cảm giác đau nhức. Hơn thế tình trạng viêm nhiễm sẽ dễ dàng xuất hiện hơn. Các cấp độ của bệnh trĩ nội bao gồm 4 giai đoạn sau:

Các cấp độ và biểu hiện của bệnh trĩ nội
Các cấp độ và biểu hiện của bệnh trĩ nội

Giai đoạn hình thành:  Trong giai đoạn hình thành, biểu hiện để nhận biết bệnh trĩ nội là ra máu khi đi đại tiện. Ở thời điểm này những búi trĩ của người bệnh chưa hề sa ra ngoài.

Giai đoạn 2: Trong giai đoạn 2, ở lỗ hậu môn của người bệnh sẽ xuất hiện một cục thịt thừa khi đi đại tiện. Cục thịt thừa này được gọi là búi trĩ. Búi trĩ sẽ tự tụt vô sau khi người bệnh đi đại tiện xong.

Giai đoạn 3: Trong giai đoạn 3, búi trĩ sẽ phát triển và sa ra ngoài nhiều hơn. Sau khi đi đại tiện và vệ sinh xong, người bệnh sẽ phải dùng tay ấn và đẩy búi trĩ thụt vào thì nó mới vào trong được.

Giai đoạn cuối: Trong giai đoạn cuối, búi trĩ sẽ phát triển một cách mạnh mẽ và thường xuyên ở bên ngoài hậu môn. Việc búi trĩ sa ra ngoài khiến người bệnh có cảm giác vô cùng khó chịu. Hơn thế việc búi trĩ nằm ngoài hậu môn như vậy sẽ khiến vùng hậu môn của người bệnh rất dễ rơi vào tình trạng viêm nhiễm và hoại tử.

Các cấp độ và biểu hiện của bệnh trĩ ngoại

Đối với bệnh trĩ ngoại, búi trĩ sẽ hình thành và phát triển ở bên rìa hậu môn. Nhờ đó người bệnh rất dễ phát hiện bệnh trĩ và có thể điều trị sớm hơn so với bệnh trĩ nội. Búi trĩ ngoại xuất hiện với màu đỏ sẫm, búi trĩ rất khó để bị chảy máu. Tuy ít gây chảy máu những người bệnh lại có cảm giác đau đớn, đau rát khi ngồi. 

Các cấp độ và biểu hiện của bệnh trĩ ngoại
Các cấp độ và biểu hiện của bệnh trĩ ngoại

Những cấp độ và những biểu hiện của bệnh trĩ ngoại được xác định như sau:

Cấp độ nhẹ: Khi mắc bệnh trĩ ngoại cấp độ nhẹ, người bệnh sẽ nhận thấy vùng hậu môn của mình có cảm giác vướng víu, bị cộm. Sau một thời gian búi trĩ sẽ phát triển và sưng to. Đồng thời chúng xoắn lại gây nên cảm giác đau đớn, đau rát và gây bất tiện cho người bệnh.

Cấp độ nặng: Khi mắc bệnh trĩ ngoại cấp độ nặng, búi trĩ của bạn sẽ phát triển một cách mạnh mẽ và to lớn nằm ngay tại lỗ hậu môn. Việc lỗ hậu môn xuất hiện một búi trĩ lớn sẽ gây bất tiện cho người bệnh khi thực hiện quá trình đào thải các chất cặn bã còn được gọi là phân ra bên ngoài. Hơn thế ở cấp độ nặng, bệnh trĩ ngoại sẽ nặng và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Các cấp độ và biểu hiện của bệnh trĩ hỗn hợp

Các cấp độ và biểu hiện của bệnh trĩ hỗn hợp
Các cấp độ và biểu hiện của bệnh trĩ hỗn hợp

Trên thực tế bệnh trĩ hỗn hợp không hề có cấp độ để xác định cũng như phân biệt hay phân loại. Việc mắc bệnh trĩ hỗn hợp đồng nghĩa với việc người bệnh đã rơi vào giai đoạn nguy hiểm. Hơn thế đây còn là cấp độ cao nhất của bệnh trĩ. Trĩ hỗn hợp là một loại trĩ bao gồm cả trĩ ngoại và trĩ nội. Búi trĩ tại thời điểm này đã kéo dài từ trong ra ngoài.

Khi mắc bệnh trĩ hỗn hợp, người bệnh cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra bệnh lý và điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp bạn tránh mắc phải những biến chứng vừa nguy hiểm vừa phức tạp của bệnh trĩ.

Chế độ sinh hoạt hỗ trợ điều trị cho người bệnh trĩ

Để phòng tránh bệnh trĩ, hoặc để giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn, các bạn cần thay đổi những thói quen sinh hoạt sau:

Hình thành thói quen đi đại tiện khoa học

Người bệnh cần biết việc duy trì một thói quen đi đại tiện không khoa học như ngồi lâu khi đi đại tiện, thường xuyên nhịn đi đại tiện, rặn mạnh khi đi đại tiện, căng thẳng khi đi đại tiện… đều là những nguyên nhân hình thành nên bệnh trĩ. Chính vì thế, người bệnh cần phải hình thành cho mình một thói quen đi đại tiện khoa học. 

 

Hình thành thói quen đi đại tiện khoa học
Hình thành thói quen đi đại tiện khoa học

Hãy chú ý những vấn đề sau trong sinh hoạt hàng ngày để trĩ không chuyển biến nặng thêm cũng như để nhanh khỏi bệnh:

  • Đi đại tiện đều đặn mỗi ngày, tuyệt đối không được nhịn đi đại tiện. 
  • Hình thành thói quen đại tiện vào một thời điểm, một khung giờ nhất định. 
  • Tránh căng thẳng khi đi đại tiện, không ngồi lâu, không rặn mạnh…
  • Dừng việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

Tăng cường vận động 

Một trong những thói quen hình thành bệnh trĩ là ngồi lâu. Bởi việc ngồi lâu sẽ tác động và tạo áp lực lên trên tĩnh mạch được xác định tại vùng hậu môn. Đồng thời khiến khí huyết ứ đọng. Chính vì thế để phòng ngừa bệnh trĩ xuất hiện và phát triển, người bệnh không nên ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ.

Thay vào đó bạn nên thường xuyên đi lại và tăng cường vận động. Trong trường hợp bạn đang phải thực hiện những công việc như làm văn phòng, lái xe… thì hãy cố gắng dành thời gian đứng lên, vận động nhẹ nhàng bằng cách đi lại sau khoảng 1 giờ làm việc.

Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì?

Người bệnh cần hiểu được rằng, táo bón là một trong những nguyên nhân hàng đầu hình thành nên bệnh trĩ. Bệnh táo bón xảy ra chủ yếu là do trước đó người bệnh không cung cấp đầy đủ lượng nước và lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. 

Chính vì những điều trên, chúng ta cần tăng cường bổ sung chất xơ có trong rau xanh, củ quả, trái cây tươi. Đồng thời uống nhiều nước và giảm lượng thịt. Hãy uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày. Ngoài việc sử dụng nước lọc bạn có thể uống nước ép hoa quả, nước canh, nước hầm xương.

Bên cạnh đó, bệnh nhân trĩ nên chọn ăn thêm những thực phẩm thuộc các nhóm sau:

  • Thực phẩm nhuận tràng: Mật ong, măng, khoai lang, chuối, các loại rau xanh…
  • Thực phẩm giàu Magie:  Đậu nành, quả hạnh sấy khô, cá bơn, bột yến mạch, rau chân vịt, quả bơ, bơ lạc, nho khô không hạt…
  • Củ hành, gừng, tỏi giúp phân hủy fibri. Đồng thời giúp khắc phục những tổn thương tồn tại trên nội tạng, mô và động mạch.
  • Bổ sung Curcumin có trong nghệ: Kích thích quá trình làm lành những tổn thương của trĩ và chống viêm.

Những thực phẩm cần tránh khi bị bệnh trĩ:

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ cần kiêng sử dụng những thực phẩm mang gia vị nóng, cay. Hạn chế ăn muối, kiêng sử dụng rượu, bia, cà phê và thực phẩm chứa cafein và đồ uống có ga. Bởi thực phẩm này có khả năng làm tăng áp lực trong khung ruột.

Hạn chế tối đa vệ sử dụng bánh mì, bánh ngọt, cơm tắm và các loại sô-cô-la. Bởi những loại thực phẩm này không chỉ gây nên tình trạng táo bón còn tác động và làm tăng phản ứng ngứa hậu môn.

Hơn thế, bệnh nhân bị trĩ cần tuyệt đối kiêng ăn những loại thực phẩm nào đã gây dị ứng trước đó.

Những thực phẩm cần tránh khi bị bệnh trĩ
Bệnh nhân bị trĩ cần kiêng ăn những loại thực phẩm nào đã gây dị ứng trước đó

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Bệnh trĩ có mấy cấp độ? Biểu hiện của từng cấp độ là gì?”. Bên cạnh đó bài viết còn là thông tin cơ bản về cách phòng ngừa và chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ. Từ những thông tin này người bệnh có thể hiểu và nắm rõ những biểu hiện của từng cấp độ, từng loại bệnh trĩ. Từ đó giúp việc phát hiện bệnh lý trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời giúp việc điều trị sớm được tiến hành. Điều này giúp người bệnh phòng ngừa được những rủi ro, biến chứng của bệnh trĩ không ai mong muốn.

Ngoài ra, thông tin về cách phòng ngừa và chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ sẽ giúp người bệnh hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh. Đồng thời giúp những người khỏe mạnh phòng ngừa được sự xuất hiện của bệnh trĩ.

Trĩ là bệnh lý xuất hiện ở vùng kín nên nhiều bệnh nhân thường e ngại không muốn đi khám, dẫn đến việc búi trĩ ngày càng phát triển. Đây là một sai lầm khiến cho người bệnh có nguy cơ cao gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy hãy đi khám và điều trị ngay khi phát hiện để khắc phục nhanh chóng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra thông tin, lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp y khoa thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Ngày Cập nhật 06/06/2024

Bình luận (18)

  1. Tôm says: Trả lời


    Mấy phương pháp đấy không hiệu quả lắm đâu, thấy nhiều người phàn nàn là làm xog rồi một thời gian sau lại tái phát ấy. Chắc bạn cũng bị vậy. ĐI khám lại đi. Với chuyển sang chữa bằng đông y thử xem, hiệu quả hơn ấy.

  2. Lâm Xu says: Trả lời


    Có ai bị trường hợp như mình không? Hơn 1 năm trước mình bị trĩ ngoại 2, đi viện tiêm xơ búi trĩ rồi cũng đỡ nhưng thời gian gần đây lại thấy đau rát vùng hậu môn quá, không biết phải do tái lại không?

  3. Du nghiêm says: Trả lời


    Bên Trung tâm Thuốc dân tộc bạn ạ. Bạn đến đó khám luôn, xog bsi sẽ kê cho liều lượng thuốc tùy vào tình trạng bệnh nữa. Địa chỉ bên đó bạn lên web thuocdantoc.org xem nhé vì nó có 3 cơ sở ở HN, HCM với Quảng Ninh. Bạn ở gần đâu nhất thì qua đó.

  4. Lác Ba Ba says: Trả lời


    Vậy à, nhưng mà thuốc đó mua ở đâu vậy?

  5. Đây là tôi says: Trả lời


    Khuyên bạn nên dugnf thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang kia. Tôi cũng bị giống bạn đấy mà từ ngày dùng thuốc này thấy khác hẳn.

  6. huyenthu88 says: Trả lời


    Bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại thôi đã khó điều trị rồi, tôi bị trĩ hỗn hợp, dùng rất nhiều thuốc rồi mà không khỏi, chẳng biết chữa bằng đông y thì hiệu quả như nào, giờ chuyển sang sử dụng đông y mà không khỏi được nữa thì đúng là hết cách rồi.

    1. Đây là tôi says: Trả lời


      Khuyên bạn nên dugnf thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang kia. Tôi cũng bị giống bạn đấy mà từ ngày dùng thuốc này thấy khác hẳn.

      1. huyenthu88 says:


        Vậy à, nhưng mà thuốc đó mua ở đâu vậy?

    2. Du Nghiêm says: Trả lời


      Bên Trung tâm Thuốc dân tộc bạn ạ. Bạn đến đó khám luôn, xog bsi sẽ kê cho liều lượng thuốc tùy vào tình trạng bệnh nữa. Địa chỉ bên đó bạn lên web thuocdantoc.org xem nhé vì nó có 3 cơ sở ở HN, HCM với Quảng Ninh. Bạn ở gần đâu nhất thì qua đó.

  7. Mai Qr says: Trả lời


    Bài thuốc Thăng trĩ dưỡng huyết thang này có dễ uống không anh/chị? Em thấy thuốc đông y thường hơi khó uống mà thuốc thang phải sắc mất nhiều thời gian với tốn công lắm mà sắc không cẩn thận khéo lại hongr cả ấm thuốc.

    1. Nhàn says: Trả lời


      Cá nhân mình thấy dễ uống bạn ạ. Ít ra là đỡ hơn thuốc bắc. Không bị đắng ngắt. Thuốc này có dạng bột pha uống mà không cần đun sắc đâu. thuốc ngâm thì có túi lọc, chỉ cần cho vào chậu nước nóng đợi nó thôi chất ra xogn là ngồi ngâm thôi

  8. quang huy trần says: Trả lời


    Đang nghi bị trĩ mà không biết nên đi khám ở đâu. Ai có kinh nghiệm rồi chia sẻ với.

    1. Quỳnh says: Trả lời


      Sang bên trung tâm thuốc dân tộc đi bạn. bên này chuyên về y học cổ truyền, có bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang ấy. Ở đây toàn bác sĩ giỏi thôi. Hôm trước mình đến thì được bác sĩ gì là nguyên trưởng khoa ở bvien y học cổ truyền trung ương khám cho luôn.

    2. Thái says: Trả lời


      Đây bạn ơi, mấy bác sĩ chữa bệnh trĩ bên Trung tâm Thuốc dân tộc đây mình vừa đọc được xong. https://www.nguoiduatin.vn/nhung-bac-si-chua-benh-tri-co-tam-va-co-tam-noi-tieng-tai-trung-tam-thuoc-dan-toc-a447761.html Thấy bác sĩ nào cũng là chuyên gia đầu ngành hết ấy.

      1. Thanh says:


        Ừ đúng rồi. Bsi khám cho mình là bsi tuyết lan đấy. bác sĩ tư vấn nhiệt tình lắm.

  9. Lương Thoan says: Trả lời


    Dạo này thấy hậu môn cứ hơi ngứa ngứa, khó chịu… không biết có phải bị trĩ ko? Bác nào biết chỉ em với… haiz

    1. vinh thụ says: Trả lời


      Muốn biết có bệnh không thì đi khám đi bác ơi, ở đây mà hỏi thì được gì. Trên này có phải bs đâu lại đi hỏi.Đi khám biết tình trạng cụ thể thì mới tìm hướng điều trị thì mới khỏi được mà đi khám sớm nhỡ bị bệnh thật còn biết đường mà điều trị cho sớm.

    2. danh says: Trả lời


      Co the lam day, luc dau cung thay ngua ngua kho chiu chu qun khong kham, den luc dau rat qua, lai di ra mau, moi lan di ve sinh nhu cuc hinh, den kham thi bi do 2 moi di chua. uong thuoc tay toan thuoc boi, khang sinh… dau lại vao day. chac qua day kham thu xem the nao

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *