Bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không? Lời khuyên từ bác sĩ
Rất nhiều người bị trĩ ngoại chủ quan không điều trị bệnh ngay từ đầu. Chỉ khi tình trạng đau rát vượt sức chịu đựng mới tìm đến bác sĩ. Lúc này, thắc mắc chung của nhiều người là bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không? Chắc chắn có. Và có thể bạn vẫn chưa hình dung hết những nguy hiểm nếu để bệnh này quá lâu.
Biểu hiện từ nhẹ đến nặng của bệnh trĩ ngoại
Búi trĩ hình thành dưới đường lược hậu môn được gọi là trĩ ngoại. Bản chất của nó là các đám rối tĩnh mạch bị phình giãn quá mức. Biểu hiện bệnh trĩ ngoại thường dễ nhận biết ngay từ đầu. Lúc mới xuất hiện, búi trĩ có thể không gây chảy máu nhưng sẽ gây đau rát và ngứa dữ dội. Trĩ ngoại không chia cấp độ, người ta thường căn cứ vào tình trạng xuất huyết và kích thước búi trĩ để đánh giá bệnh tình.
Khi đại tiện, các đám rối tĩnh mạch có thể bị căng phình nhiều hơn. Điều này gây ra tình trạng đại tiện ra máu. Đồng thời, vị trí của búi trĩ ngoại rất dễ bị các tác động từ bên ngoài. Chỉ cần người bệnh không chú ý kỹ là nó sẽ bị viêm nhiễm. Lúc này, cảm giác đau rát, ngứa ngáy và xuất huyết sẽ xuất hiện nhiều hơn. Máu có thể bắn thành tia hoặc nhỏ thành giọt.
Mất quá nhiều máu sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hay chóng mặt và luôn trong tâm trạng bồi hồi. Đồng thời, nếu người bệnh là nữ giới, nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa khi búi trĩ xuất huyết là rất lớn.
Bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không?
Theo PGS.TS. Bùi Khắc Hậu (Nguyên trưởng khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), bệnh trĩ ngoại có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu để lâu, bệnh rất dễ chuyển sang nhiều biến chứng. Đây đồng thời cũng là yếu tố trực tiếp dẫn đến tử vong. Do đó, với câu hỏi bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không thì câu trả lời chắc chắn là có.
Nếu bạn vẫn còn ngần ngại thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình thì sau khi tìm hiểu sơ qua các biến chứng dưới đây, bạn sẽ phải suy nghĩ lại. Biến chứng của bệnh trĩ ngoại khá nhiều. Nó gây ảnh hưởng đến hàng loạt các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, phổ biến nhất là tắc mạch trĩ ngoại, sa nghẹt búi trĩ và bội nhiễm.
-
Tắc mạch trĩ ngoại
Biến chứng này xảy ra khi cơ chế tự đông máu bị rối loạn. Bình thường, khi bị thương ngoài da, sau một lúc vết thương sẽ ngừng chảy máu vì sự xuất hiện của một cục máu đông hàn kín miệng vết thương. Tuy nhiên, đối với người bị trĩ ngoại, cục máu đông này lại hình thành phía trong búi trĩ. Điều này khiến nó bị hoại tử, sưng to và gây đau đớn dữ dội.
Diện tích hoại tử dần lan ra. Búi trĩ có thể bị vỡ và gây nhiễm trùng toàn bộ hậu môn. Song song đó, cục máu đông có thể tạo thành một lớp màng mỏng bám chặt lấy hậu môn, rất khó gỡ ra. Lúc này nguy cơ hoại tử hậu môn rất cao. Tuy nhiên, nếu được xử lý trong vòng 48 giờ sẽ không đe dọa đến tính mạng người bệnh.
-
Sa nghẹt búi trĩ
Không chỉ xảy ra ở trĩ nội, biến chứng sa nghẹt búi trĩ còn xuất hiện ở trĩ ngoại. Nó khiến cho quá trình lưu thông máu ở hậu môn gặp nhiều khó khăn. Lâu dần, máu ứ đọng tại các búi trĩ sẽ gây hoại tử. Búi trĩ rất dễ bị vỡ ra, gây lở loét và nhiễm trùng toàn bộ ống hậu môn. Nặng hơn, các vi khuẩn có thể theo đường này đi ngược vào trong cơ thể và gây nhiễm trùng máu.
-
Bội nhiễm
Biến chứng này rất hay xảy ra khi người bệnh là nữ. Môi trường âm đạo rất nhạy cảm và dễ tấn công bởi vi khuẩn. Trong khi đó, vị trí của hậu môn và âm đạo lại khá gần nhau. Búi trĩ ngoại khi đã xuất huyết thường kèm theo dịch nhầy và mủ. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Những vi khuẩn này không chỉ gây nhiễm trùng khu vực hậu môn mà còn di chuyển qua âm đạo và gây ra các bệnh phụ khoa.
Trĩ ngoại càng để lâu càng khó điều trị
TS.BS Nguyễn Thị Thư khuyên rằng, phát hiện bệnh trĩ ngoại càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh lý, bạn hãy nhanh chóng thăm khám ngay và chữa trị kịp thời.
1/ Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp nội khoa
Điều trị bệnh trĩ ngoại không phải lúc nào cũng cần đến phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được áp dụng trong các trường hợp bệnh nặng hoặc đã chuyển sang biến chứng. Đối với người bệnh mới chớm, giai đoạn nhẹ người bệnh có thể áp dụng điều trị nội khoa, dùng những đơn thuốc dưới đây:
- Thuốc bôi: Titanoreine, HemorrhoSTOP, Proctolog, Preparation H, Rectostop, Hemopropin,…
- Thuốc uống: BoniVein, Daflon 500mg, Agiosmin,…
- Thuốc đạn: Proctolog,…
- Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm: Aspirin, Ibuprofen, Acetaminophen,…
- Thuốc giảm ngứa: Corticoid,…
Ưu điểm: Thuốc tân dược nhanh chóng giảm đau, khó chịu trong vài liều thuốc đầu tiên.
Nhược điểm: Không giải quyết dứt điểm triệu chứng bệnh. Trong quá trình điều trị có nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, kháng thuốc.
Lời khuyên của bác sĩ khi bị trĩ ngoại
Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, ngoài việc quan tâm đến thời điểm chữa trị, người bệnh còn phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày của mình. Đây là một phương pháp điều trị nội khoa vô cùng cần thiết cho người bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng.
Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, người bị trĩ ngoại cần ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Mục đích là cải thiện tình trạng táo bón và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời, trong các loại rau củ quả nhiều chất xơ cũng thường chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Chất chất dinh dưỡng này sẽ góp phần nâng cao sức đề kháng để cơ thể “chiến đấu” tốt hơn với bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cafe và thuốc lá. Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc cay nóng cũng cần hạn chế. Bởi chúng là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng táo bón. Khi đó, các đám rối tĩnh mạch vốn đã bị phình giãn quá mức lại phải chịu thêm áp lực.
Ngoài ra, giữ cho hậu môn sạch sẽ là điều luôn luôn cần thiết dù có bị trĩ hay không. Đồng thời, khi bị trĩ ngoại, bạn cũng nên chú ý mặc quần rộng và thoáng. Mục đích là giúp hậu môn không hầm bí và hạn chế viêm nhiễm. Cuối cùng, hãy đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bệnh hoặc đang trong quá trình điều trị nhưng gặp dấu hiệu bất thường.
“Trĩ ngoại để lâu có sao không?”. Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Tất cả những thông tin trên đã giúp người bệnh tìm được phương pháp chữa bệnh dứt điểm.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!