Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn và nguy hiểm hơn?
Trĩ nội giai đoạn đầu khó nhận biết hơn so với trĩ nội. Điều này khiến nhiều người cho rằng trĩ nội nguy hiểm và nặng hơn trĩ ngoại. Thực tế bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn sẽ được phân tích kỹ trong bài viết dưới đây.
Búi trĩ ở hậu môn hình thành khi các đám rối tĩnh mạch bị phình giãn quá mức. Nguyên nhân cụ thể gây bệnh này vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng nó liên quan đến việc gia tăng áp lực quá lớn lên hậu môn. Bệnh trĩ chia thành nhiều loại, phổ biến nhất là trĩ nội và trĩ ngoại. Một vài trường hợp bị trĩ hỗn hợp và bệnh trĩ vòng.
Đặc điểm của trĩ nội
Búi trĩ nội hình thành ở cuối trực tràng và phía trên đường lược. Như vậy, bao quanh nó là lớp niêm mạc hậu môn. Đặc điểm này khiến cho búi trĩ dễ bị tổn thương và chảy máu khi bị cọ sát. Đồng thời, ở vị trí phía trên đường lược rất ít dây thần kinh cảm giác nên người bị trĩ nội giai đoạn đầu thường không cảm thấy đau.
Bệnh trĩ nội chia thành 4 cấp độ, tương ứng với tình trạng bệnh từ nhẹ đến nặng:
-
Cấp độ 1
Mới hình thành nên búi trĩ có kích thước nhỏ. Nó nằm hoàn toàn trong ống hậu môn và không thể quan sát bằng mắt thường. Búi trĩ không gây đau nhưng thường gây chảy máu khi đại tiện. Nếu không thực hiện các thủ tục thăm khám thích hợp, bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với polyp trực tràng hoặc viêm loét đại tràng.
-
Cấp độ 2
Búi trĩ bắt đầu sưng và to hơn. Nó thường xuyên thập thò khi người bệnh đi đại tiện. Tuy nhiên, ở cấp độ 2, búi trĩ vẫn còn khả năng tự co lại. Song song đó, tình trạng đau rát và chảy máu khi đại tiện sẽ diễn ra thường xuyên và nhiều hơn cấp độ 1.
-
Cấp độ 3
Khi đại tiện, đi lại nhiều hoặc lao động nặng, búi trĩ sẽ sa ra ngoài. Tuy nhiên, lúc này chúng không còn khả năng tự co lại. Người bệnh phải dùng tay đẩy vào. Cảm giác đau rát, khó chịu và ngứa ngáy ở hậu môn vẫn tiếp tục diễn ra với cường độ mạnh hơn. Thế nhưng, đa số các trường hợp bị trĩ nội cấp độ 3 không chảy máu hoặc ít chảy máu.
-
Cấp độ 4
Búi trĩ nằm hoàn toàn ngoài ống hậu môn. Thậm chí có dùng tay đẩy vào cũng không được. Tình trạng chảy máu và đau rát hậu môn diễn ra dữ dội nhất vào giai đoạn này. Đồng thời, búi trĩ sẽ sưng to và dễ bị nhiễm trùng hơn.
Đặc điểm của trĩ ngoại
Trĩ ngoại nằm dưới đường lược. Nói cách khác, nó nằm ở mép rìa hậu môn. Khi quan sát bằng mắt thì nó giống như cục thịt dư. Bao quanh búi trĩ là lớp da ở hậu môn với nhiều dây thần kinh cảm giác. Chính vì thế, ngay từ khi mới xuất hiện, trĩ ngoại đã gây đau rát và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các búi trĩ ngoại ở giai đoạn đầu lại không gây chảy máu.
Trĩ ngoại không chia thành các cấp độ như trĩ nội. Thay vào đó, nó chia thành 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu, búi trĩ có kích thước nhỏ như hạt ngô. Nó thường không gây chảy máu nhưng khiến người bệnh đau rát và ngứa hậu môn.
Ở giai đoạn tiếp theo, búi trĩ phát triển nhanh về kích thước. Tình trạng đau rát và ngứa ngáy vẫn tiếp diễn. Đến giai đoạn 3, nó bắt đầu gây chảy máu, ngứa ngáy và đau đớn cho người bệnh nhiều và thường xuyên hơn. Chuyển sang giai đoạn 4, búi trĩ tiết nhiều dịch mủ. Nó có thể gây nhiễm trùng toàn bộ vùng da xung quanh hậu môn.
Các góc độ so sánh trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn
-
Dấu hiệu nhận biết
Rất nhiều người dựa vào dấu hiệu nhận biết để so sánh trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn. Thực tế, căn cứ này chưa đủ để đánh giá. Dù đứng ở một góc độ nhất định, nó có vẻ thuyết phục.
Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu bệnh trĩ nội mờ nhạt và khó nhận biết. Trong khi đó, trĩ ngoại dễ nhận biết hơn. Phát hiện bệnh càng sớm thì cơ hội chữa trị càng cao. Đây cũng là lý do vì sao đa số các trường hợp bị trĩ ngoại khi điều trị đều là các trường hợp bệnh nhẹ. Còn bệnh trĩ nội khi phát hiện bệnh đều ở cấp độ 3 và 4, thậm chí chuyển sang biến chứng. Khi đó, điều trị gặp nhiều khó khăn và dễ bị tái phát.
Nếu căn cứ vào hiện tượng này để đánh giá bản chất trĩ nội nguy hiểm hơn trĩ ngoại hoặc ngược lại thì không hợp lý. Thực tế, rất nhiều trường hợp bị trĩ nội vẫn điều trị khỏi hoàn toàn và dễ dàng. Trong khi đó, nhiều trường hợp bị trĩ ngoại nhưng điều trị rất khó khăn và đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
-
Biến chứng nếu không điều trị kịp thời
Cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Các tình trạng thường gặp là nhiễm trùng máu, thiếu máu cấp; tắc, áp xe hậu môn; bệnh phụ khoa; ung thư trực tràng, hậu môn….
-
Phương pháp điều trị
Điều trị trĩ nội và trĩ ngoại đôi khi chỉ cần áp dụng phương pháp nội khoa. Trong một số trường hợp thì cần đến nội khoa lẫn ngoại khoa. Cụ thể, với bệnh trĩ nội cấp độ nhẹ (1 và 2), bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn đầu thì có thể áp dụng các biện pháp nội khoa, không cần phẫu thuật vẫn hết bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, với trường hợp trĩ nội độ 3 và 4; trĩ ngoại giai đoạn nặng hoặc chuyển sang biến chứng thì nhất định phải dùng đến phẫu thuật.
Kết luận trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn
Từ những phân tích trên có thể thấy bệnh trĩ nội và trĩ ngoại chỉ khác nhau về đặc điểm hình thành búi trĩ. Cả hai loại này đều dẫn đến những biến chứng nguy hiểm giống nhau và phương pháp điều trị cũng tương tự nhau. Chính vì vậy không thể kết luận trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn. Thay vào đó, chỉ có thể dựa vào tình trạng bệnh.
Các chuyên gia khuyên người mắc bệnh trĩ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra để tìm hướng điều trị tốt nhất. Cứ mãi băn khoăn trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn không giúp bạn cải thiện bệnh tình. Nếu để lâu không điều trị, bệnh rất dễ chuyển sang biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngày Cập nhật 11/07/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!