Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?
Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không, di truyền như thế nào là những quan tâm và thắc mắc của người bệnh. Bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết để hiểu hơn và nắm rõ vấn đề này.
Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?
Bệnh viêm da cơ địa là một bệnh viêm da mãn tính. Bệnh rất khó điều trị và thường xuyên tái phát. Những nốt sẩn hồng, da bong tróc vảy, mụn nước, khi gãi sẽ dẫn đến tiết dịch kèm theo ngứa ngáy là những biểu hiện điển hình của bệnh. Bệnh thường hình thành và phát triển ở mặt, những vùng có nếp gấp, cổ tay.
Phần lớn, bệnh viêm da cơ địa là do di truyền học. Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà tỉ lệ di truyền bệnh sẽ khác nhau.
- Trong trường hợp cả người cha lẫn người mẹ đều mắc bệnh viêm da cơ địa thì người con sau khi sinh ra sẽ có tỉ lệ mắc bệnh do di truyền khá cao. Tỉ lệ mắc bệnh có thể lên đến 80%.
- Trong trường hợp chỉ có người cha hoặc chỉ có người mẹ mắc bệnh, tỉ lệ người con khi sinh sẽ có tỉ lệ mắc bệnh do di truyền đạt ở mức 50 – 60%.
- Trong trường hợp người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh viêm da cơ địa nhưng cả người mẹ và người bố không bị bệnh thì tỉ lệ người con khi sinh ra mắc bệnh do di truyền dao động trong khoảng dưới 50%.
- Đặc biệt những người rơi vào trường hợp sinh đôi cùng trứng (77%) sẽ có tần suất bị viêm da cơ địa cao hơn so với những người thuộc nhóm sinh đôi khác trứng (15%).
Bệnh viêm da cơ địa còn xuất hiện phổ biến ở những người bị vảy nến, bệnh viêm mũi dị ứng và bệnh hen suyễn. Có đến 35% những trẻ sinh ra bị viêm da cơ địa có triệu chứng của bệnh hen trong cuộc đời.
Đối với những người có cả người cha lẫn người mẹ đều bị viêm da cơ địa thì tỉ lệ sinh con mắc phải căn bệnh này sẽ cao hơn. Nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn khi so sánh với những người có cả cha lẫn mẹ bị viêm mũi dị ứng hoặc bị hen phế quản.
Từ những điều trên chúng ta có thể thấy bệnh viêm da cơ địa là bệnh xuất hiện do gen chuyên biệt. Đây được đánh giá là một bệnh lý di truyền phức tạp, sự tương tác mạnh mẽ giữa gen – môi trường và gen và gen đều mang những tác động và có vai trò sinh bệnh học của bệnh.
Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không phụ thuộc vào hai nhóm gen lớn:
- Gen mã hóa cho những protein tồn tại ở lớp thượng bì
- Gen mã hóa cho những protein mang chức năng miễn dịch.
Trong đó, đột biến gen mã hóa filaggrin – một protein trong cơ thể mang vai trò tác động và liên kết những sợi keratin trong suốt thời gian, quá trình biệt hóa thượng bì. Đây là một trong những yếu tố làm nâng cao tỉ lệ viêm da cơ địa.
Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, filaggrin nằm trong danh sách những yếu tố có khả năng tác động và làm tăng nguy cơ di truyền bệnh viêm da cơ địa mạnh nhất. Đồng thời có liên quan đến IgE, dạng viêm da cơ địa khởi phát sớm. Khi bị bệnh, bệnh kéo dài đến tuổi trưởng thành, bệnh thường nặng và làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý khác. Cụ thể như: Bệnh hen phế quản, dị ứng và eczema herpeticum.
Những điều cần lưu ý khi bị viêm da cơ địa do di truyền
Bệnh viêm da cơ địa hình thành do yếu tố di truyền thường có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong một thời gian ngắn. Đồng thời tạo nên nhiều khó khăn trong suốt quá trình điều trị bệnh. Trong thời gian bệnh hình thành và phát triển, bệnh nhân thường xuyên đối mặt với cảm giác ngứa ngáy, bội nhiễm, bề mặt da bị tổn thương nặng, đau rát, tiết dịch khi gãi và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
Để kiểm soát những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa do di truyền, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và phù hợp
- Uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm, chống khô da và bảo vệ da. Ngoài nước lọc bạn có thể sử dụng nước ép rau củ quả hoặc trái cây tươi.
- Tăng cường bổ sung vitamin, chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất quan trọng khác có trong rau củ quả, trái cây… để tái tạo da, kích thích quá trình chữa lành những tổn thương và nâng cao sức đề kháng.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng và những loại thực phẩm dễ gây kích ứng da như hải sản, trứng, rượu bia, thuốc lá…
Cải thiện chất lượng sinh hoạt
- Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng có chất tạo mùi hương.
- Không tiếp xúc với nguồn nước bẩn và những hóa chất độc hại.
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể và vùng da bệnh sạch sẽ để kiểm soát những triệu chứng của bệnh và hạn chế sự phát triển của những tác nhân gây hại.
- Không cọ xát mạnh, không cào gãi để tránh làm nặng thêm tình trạng tổn thương, viêm nhiễm của vùng da bệnh.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, có nguồn gốc rõ ràng để dưỡng ẩm cho da, chống da khô, chống nứt nẻ và phòng ngừa bệnh phát triển.
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
- Luôn lạc quan và giữ cho tinh thần thoải mái.
- Bạn nên mặc những bộ quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi, thoáng mát, rộng rãi và sạch sẽ. Hạn chế mặc những bộ quàn áo bó sát, ôm vào cơ thể, không có khả năng thấm hút mồ hôi. Bởi những bộ quần áo này có thể gây kích ứng da dẫn đến ngứa ngáy nghiêm trọng.
- Tăng cường sức mạnh, nâng cao hệ miễn dịch và đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm bằng cách luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày.
- Khi nhận thấy da xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để khám bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được mức độ phát triển của bệnh lý và có những phương hướng điều trị bệnh thích hợp.
Bài viết là thông tin cơ bản giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề “Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?”. Bệnh viêm da cơ địa là bệnh rất khó điều trị, đặc biệt là khi có yếu tố di truyền. Do đó người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay khi các dấu hiệu của bệnh xảy ra. Đồng thời áp dụng phương pháp điều trị thích hợp, xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngày Cập nhật 16/08/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!