Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền? Thông tin cần biết
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính và là một dạng tự miễn. Khi xuất hiện, bệnh thường gây ra những cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ở các khớp. Bên cạnh đó là triệu chứng viêm và sưng tấy gây khó chịu và làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?
Có rất nhiều cuộc nghiên cứu đã được thực hiện và chứng minh được rằng yếu tố di truyền không phải là yếu tố, nguyên nhân chính khiến bệnh viêm khớp hình thành và phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân chính hình thành bệnh viêm khớp là do thói quen sinh hoạt không đúng, yếu tố tuổi tác và do sự tác động của một số công việc đến hệ cơ xương khớp.
Hầu hết, kể cả nam giới lẫn phụ nữ khi bước qua tuổi 40 sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp. Ngoài ra, khả năng mắc bệnh viêm khớp của bạn sẽ tăng lên khi bạn thường xuyên sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá và dùng nhiều chất kích thích khác. Điều này xuất hiện là do xương khớp của bạn trong thời gian này đã có dấu hiệu lão hóa và rất dễ bị tổn thương.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng, viêm khớp dạng thấp là một dạng đặc biệt nhất của bệnh viêm khớp. Khác với các dạng viêm khớp khác, bệnh viêm khớp dạng thấp có khả năng di truyền từ mẹ sang con một cách mạnh mẽ. Bệnh thường xuất hiện trên những khớp đối xứng. Cụ thể như: Khớp bàn tay, khớp ngón tay, khớp ngón chân. Bên cạnh đó, do có diễn biến mạn tính nên bệnh bệnh gây nên tình trạng biến dạng khớp và cứng khớp.
Năm 2014, Hội di truyền học – Hội Humman genetics tại SanDego Mỹ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu xoay quanh bệnh viêm khớp dạng thấp và yếu tố di truyền. Kết quả cho thấy, có đến 50% phụ nữ mang thai bị viêm khớp dạng thấp di truyền bệnh cho con.
Ở giai đoạn đầu, bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ xảy ra với nhiều triệu chứng điển hình. Gồm: Các khớp xuất hiện cảm giác nóng đỏ, sưng tấy, viêm, đau nhức nghiêm trọng và dai dẳng, chỉ cần chạm nhẹ cũng có thể nhận thấy cơn đau.
Khi không có những biện pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển và chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Trong thời gian này những tổn thương sẽ xuất hiện nhiều hơn, triệu chứng nghiêm trọng và tái phát rất nhiều lần. Ở trường hợp nặng tình trạng viêm có thể dẫn đến các bệnh về phổi, tim, mắt, mạch máu, dây thần kinh, teo cơ, mù mắt, biến dạng khớp, tàn phế.
Hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên một số yếu tố có khả năng thúc đầy quá trình hình thành và phát triển bệnh gồm: Môi trường sống, thói quen xấu, cơ địa, virus, di truyền… Kết quả của một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp là do được di truyền một số gen nhất định. Những người có gia đình (cụ thể là bố mẹ) bị viêm khớp dạng thấp sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn người có gia đình không bị bệnh.
Một số loại gen có khả năng kích hoạt bệnh viêm khớp dạng thấp gồm:
- HLA: Gen HLA mang nhiệm vụ chính trong việc giúp cơ thể phân biệt protein cơ thể khỏe mạnh và protein cơ thể sinh bệnh. Những người khi được di truyền gen này sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp lớn hơn gấp 5 lần so với những người không được di truyền.
- TRAF và C5: Gen TRAF và C5 có khả năng kích thích những phản ứng viêm và góp phần hình thành nên nhiều bệnh viêm mãn tính.
- STAT4: Gen STAT4 mang nhiệm vụ kích hoạt, điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể.
- PTPN22: Gen PTPN22 có liên quan đến sự hình thành của bệnh. Đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển bệnh.
Bệnh viêm khớp dạng thấp có khả năng di truyền mạnh mẽ từ mẹ sang con. Tuy nhiên không phải ai mắc bệnh cũng do sự tác động của những gen này. Các gen chỉ có thể thúc đẩy và làm tăng cao nguy cơ hình thành bệnh. Điều này có nghĩa yếu tố di truyền khi tác động qua lại và kết hợp với nhiều yếu tố kích thích khác mới là điều kiện cần để bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp do di truyền
Hiện tại, vẫn chưa có một loại thuốc hay phương pháp điều trị nào có thể chữa đứt điểm bệnh viêm khớp dạng thấp. Việc điều trị chỉ nhằm mục đích cải thiện triệu chứng, cải thiện tổn thương, ngăn ngừa bệnh phát triển, ngăn ngừa sự xuất hiện của biến chứng và làm giảm nguy cơ bại liệt.
Chính vì thế, tốt nhất bạn nên áp dụng một số biện pháp để phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp hình thành và phát triển. Đối với những trường hợp đang mang thai, người bệnh cần có biện pháp điều trị thích hợp để giúp kiểm soát và ổn định bệnh. Đồng thời hạn chế nguy cơ di truyền cho con cái.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng cần thường xuyên đến bệnh viện để khám sức khỏe định kỳ. Thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán cần thiết để kiểm soát bệnh và tránh di truyền cho con. Ngoài ra, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai.
Đối với những người có cha mẹ bị viêm khớp dạng thấp, bạn nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:
- Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt bạn nên ăn những loại thực phẩm giàu canxi, omega – 3, vitamin C và vitamin D.
- Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe cho xương khớp. Đồng thời cải thiện sức bền, nâng cao sự dẻo dai và phòng ngừa tình trạnh viêm khớp xuất hiện.
- Hạn chế sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác. Không ăn những loại thực phẩm chứa chất bảo quản, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm nhiều chất béo và dầu mỡ, thức ăn quá ngọt hoặc quá mặn… Bởi đây đều là những loại thực phẩm có khả năng kết hợp với yếu tố di truyền để tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm khớp dạng thấp hình thành và phát triển.
- Không nên đứng yên hoặc ngồi yên một chỗ trong thời gian dài. Bởi điều này sẽ khiến khớp mất đi sự linh hoạt. Đồng thời làm tăng điều kiện hình thành bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Uống đủ nước mỗi ngày (2 – 2,5 lít) để duy trì sự linh hoạt cho hai đầu xương và cung cấp nước cho sụn. Đồng thời phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp do di truyền xuất hiện
Di truyền là yếu tố có khả năng làm gia tăng tình trạng rối loạn của hệ miễn dịch. Đồng thời tạo điều kiện cho bệnh viêm khớp dạng thấp hình thành. Tuy nhiên, trên thực tế, tỉ lệ phát bệnh còn phụ thuộc vào một số các yếu tố khác. Tốt nhất, những người có ba mẹ bị viêm khớp dạng thấp cần có những biện pháp phòng ngừa sự xuất hiện của bệnh ngay từ đầu. Điều này sẽ giúp bạn giảm khả năng mắc bệnh.
Bài viết là thông tin giúp giải đáp vấn đề “Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?”. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất bạn nên trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp do di truyền hiệu quả.
Ngày Cập nhật 06/09/2022
Em bị đau nhức mỏi khớp từ bé , lâu lâu là bị , nhà em chị em gái đều bị từ bé ,thấy bảo do di truyền từ bố có phải k ạ , lớn thì đỡ hơn chút nhưng lâu lâu vẫn bị đau khớp , lúc bị tay lúc bị chân , nó như kiểu di chuyển mỗi tay chân thôi ạ, cho em xin biện pháp lúc bị đau khớp với