Viêm phế quản cấp và cách điều trị bệnh dứt điểm không lo biến chứng
Bệnh viêm phế quản cấp tuy không quá nguy hiểm và có thể khỏi ngay sau một vài ngày điều trị. Cũng vì vậy mà nhiều người chủ quan, không chữa trị dứt điểm khiến bệnh viêm phế quản cấp có nguy cơ bị chuyển thành mãn tính, thậm chí là biến chứng sang các bệnh về đường hô hấp mãn tính nghiêm trọng khác.
Viêm phế quản cấp là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm phế quản cấp (viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản cấp j20) là tình trạng các ống khí quản – cơ quan có vai trò dẫn khí đến phổi bị nhiễm trùng. Lớp niêm mạc sưng tấy và bị tăng tiết dịch nhầy bên trong gây bít tắc phế quản khiến người bệnh thường bị ho và khó thở, thở khò khè.
Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là trẻ em. Người già có hệ miễn dịch suy giảm cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, có thể khỏi sau 3-10 ngày khi được điều trị tốt và hầu như không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không xử lý tốt sẽ có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như:
- Áp xe phổi: Vi khuẩn xâm nhập sâu vào phổi, gây viêm nhiễm tạo thành những ổ nhiễm trùng, có thể có mủ.
- Giãn phế quản: Phế quản suy yếu khiến việc tăng tiết dịch nhầy và nhiễm khuẩn ngày càng nhiều gây giãn phế quản.
- Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn: Vi khuẩn có thể gây hoại tử nghiêm trọng vùng biểu mô dẫn đến lòng phế quản bị tắc nghẽn bởi tổ chức xơ.
- Viêm phổi: Lớp niêm mạc phế quản bị suy yếu khiến vi khuẩn xâm nhập mạnh hơn và gây tổn thương đến các tổ chức xung quanh phổi.
- Hen phế quản: Viêm phế quản cấp có mối liên hệ mật thiết với hen phế quản, bệnh nhân ho nhiều không dứt có thể dẫn đến các cơn hen.
Viêm phế quản cấp ở trẻ em thường nguy hiểm hơn so với người lớn. Ngoài những biến chứng thường gặp trên đây, có thể xảy ra một số tình trạng nguy hiểm như: xẹp phổi và suy hô hấp.
Viêm phế quản cấp có lây không? Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Đây là căn bệnh dễ lây từ người sang người thông qua đường hô hấp hoặc chạm và tiếp xúc với người bệnh. Bởi vì nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đến từ các virus, vi khuẩn có tính truyền nhiễm.
Tác nhân vi sinh
Virus là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu với tỷ lệ lên đến 90%. Có khoảng hơn 180 chủng virus liên quan đến viêm phế quản cấp. Trong đó các loại phổ biến nhất là: virus cúm, rhinovirus, coronavirus, virus cúm gia cầm, virus đại thực bào đường hô hấp (respiratory syncytial virus), adenovirus, enterovirus (coxsackie và echovirus) và một số chủng herpes virus (cytomegalovirus, varicellae).
Vi khuẩn chiếm tỷ lệ gây bệnh ít hơn so với virus và thường là nguyên nhân thứ phát. Sau khi virus tấn công, các vi khuẩn sẽ tiếp nối phát triển gây ra nhiễm trùng ở phế quản. Một số loại vi khuẩn thường gặp là Bordetella pertussis, Streptococcus species, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae. Khuẩn phế cầu và Haemophilus influenzae thường ít gặp hơn và hầu hết không phải nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn.
Tác nhân lý hóa:
Đường hô hấp dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thời tiết và môi trường. Không khí lạnh, hanh khô hay việc hít phải khí độc (amoniac, acid, dung môi công nghiệp, khói xe, khói thuốc lá) đều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập qua mũi và tràn xuống phế quản gây bệnh.
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp
Lớp niêm mạc bên trong phế quản chứa các tế bào tiết nhầy có nhiệm vụ là bắt giữ các hạt bụi, vi khuẩn và các chất độc hại rồi thải bỏ chúng ra ngoài. Khi bị viêm phế quản cấp, các tế bào trong lớp niêm mạc có thể bị chết đi hoặc bị vô hiệu hóa chức năng khiến các triệu chứng xuất hiện.
Khi các tác nhân lý hóa tác động vào phế quản sẽ có một số triệu chứng xuất hiện ngay:
- Ho, khàn tiếng, viêm họng
- Hắt hơi, sổ mũi
- Sốt nhẹ từ 37,7-38 độ C
- Đau lưng và cơ
Đối với tác nhân vi sinh, bệnh thường diễn tiến thầm lặng và khó nhận biết hơn. Thông thường, diễn tiến của bệnh sẽ theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn ủ bệnh: thời kỳ các tác nhân vi sinh mới bắt đầu xâm nhập vào phế quản thường không có triệu chứng.
- Giai đoạn viêm đường hô hấp trên: bệnh nhân có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, đau nhức cơ và hội chứng nhiễm trùng như sốt nhẹ.
- Giai đoạn viêm phế quản cấp: tác nhân vi sinh bắt đầu trú ngụ nhiều ở đường hô hấp dưới khiến bệnh nhân bị ho khan, ho từng cơn, sau đó là ho có đờm. Đờm thường đặc, có màu đục, một số trường hợp có màu xanh hoặc vàng. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau ngực khi ho liên tục.
- Giai đoạn phục hồi: các triệu chứng giảm dần trong khoảng 7-10 ngày.
Triệu chứng lâm sàng của viêm phế quản cấp khá giống với các bệnh về đường hô hấp khác như viêm phổi, hen phế quản, giãn phế quản bội nhiễm, dị vật đường thở, lao phổi, ung thư phổi, ung thư phế quản, đợt cấp suy tim sung huyết. Để chẩn đoán phân biệt thì người bệnh cần phải thực hiện chụp X-quang phổi.
Viêm phế quản cấp ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm, khi các triệu chứng chuyển biến nặng thì cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để cấp cứu ngay:
- Nhịp thở nhanh, gấp trên 60 lần/phút
- Cơ thể tím tái
- Thở gắng sức, cánh mũi phập phồng
- Co rút lồng ngực
Bệnh viêm phế quản cấp bao lâu thì khỏi? Điều trị như thế nào?
Bệnh có thể khỏi sau 3-10 ngày điều trị nếu không bị biến chứng. Người bệnh có thể sử dụng phương pháp tây y, đông y hay dân gian tùy thuộc vào thể trạng và nguyên nhân gây bệnh.
Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp trong tây y
Viêm phế quản cấp là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp không quá phức tạp. Đôi khi người bệnh có thể tự khỏi sau 3-5 ngày mà không cần điều trị. Trường hợp bị ho kéo dài trên 7 ngày, xuất hiện đờm mủ hoặc là bệnh ở người có bệnh mãn tính khác, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các thuốc điều trị viêm phế quản cấp sau:
- Thuốc kháng khuẩn: Ampicillin, Amoxicillin, Acid clavulanic, Sulbactam, Cephalosporin, Cephalexin, Cefuroxim, Macrolid (không dùng với thuốc giãn phế quản nhóm Xanthin, thuốc nhóm IMAO).
- Thuốc giảm ho: Trị ho có đờm bằng Acetylcystein. Ho co thắt phế quản sử dụng một trong ba loại là Salbutamol (Ventolin bình xịt), khí dung Ventolin hoặc uống Salbutamol.
- Thuốc hạ sốt: paracetamol dùng cho người bệnh sốt trên 38 độ C
Trường hợp nhiễm bệnh do virus không sử dụng thuốc kháng sinh vì không có tác dụng. Bác sĩ sẽ chỉ kê đơn sử dụng thuốc điều trị triệu chứng. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và sử dụng khi chưa khám và xác định nguyên nhân gây bệnh.
Viêm phế quản cấp ở trẻ, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị vì thường gặp các tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Những đối tượng này nên chuyển sang điều trị bằng những phương pháp tự nhiên, an toàn và lành tính.
Cách chữa viêm phế quản cấp theo dân gian
Viêm phế quản cấp điều trị bằng thuốc dân gian trong trường hợp nhẹ, không xuất hiện các triệu chứng như ho kéo dài, tức ngực, khó thở. Một số bài thuốc thường được sử dụng trong dân gian có thể kể đến:
- Gừng và mật ong
- Chanh đào ngâm
- Nước ép hành tây
- Sữa pha bột nghệ
- Lá hẹ và đường phèn
Bé bị viêm phế quản cấp cũng có thể sử dụng bài thuốc dân gian vì rất lành tính. Tuy nhiên hiệu quả thường không cao, dễ bị tái phát trở lại do thuốc không có tính đặc trị. Sau 5-7 ngày điều trị, nếu bệnh tình không thuyên giảm thì người bệnh nên chuyển sang các liệu pháp có tác động chuyên sâu hơn.
Bài thuốc đông y chữa viêm phế quản cấp
Điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em, phụ nữ có thai, người quá mẫn cảm với các thành phần tân dược thì nên sử dụng phương pháp đông y. Thuốc đông y đều được bào chế 100% từ các loại thảo dược nên an toàn và lành tính với mọi đối tượng. Hơn nữa, đông y cũng tập trung điều trị từ căn nguyên gây bệnh nên có thể chữa trị dứt điểm và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Đông y cho rằng, bệnh tật phát sinh là do âm dương mất cân bằng. Viêm phế quản cấp sinh ra là do tạng phế bị tổn thương, tạng tỳ suy giảm chức năng, ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào thì sinh bệnh. Phế âm hư thì tạo thành ho, đờm thì do tỳ thấp mà thành. Để chữa trị bệnh thì cần cân bằng âm dương, sơ phong thanh nhiệt, bồi phế bổ tỳ, tuyên thông phế khí, tiêu viêm trừ đàm.
Một trong những bài thuốc được đánh giá cao hiện nay bởi cả giới chuyên môn và người bệnh là Thanh hầu bổ phế thang. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện YHCT Trung ương nhận định: “Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được nghiên cứu, phát triển trên tinh thần vừa kế thừa những đặc tính tốt của bài thuốc cổ phương vừa làm mới để phù hợp với nhiều đối tượng và mang lại hiệu quả tối ưu hơn. Cái hay của bài thuốc là giúp triệt tiêu viêm nhiễm đồng thời cân bằng âm dương. Nhờ vậy sức đề kháng của cơ thể được cải thiện, nâng cao cơ chế tự chữa bệnh và phòng tái phát của cơ thể con người. Bài thuốc đã thể hiện đúng tinh thần của Đông y là chữa bệnh tự nhiên nhất”.
Tính đến nay đã có khoảng 25.700 người sử dụng Thanh hầu bổ phế thang và hầu hết đều phản hồi tích cực về hiệu quả điều trị của thuốc.
Sở dĩ Thanh hầu bổ phế thang có hiệu quả điều trị cao là bởi các thảo dược chính có trong bài thuốc như kiết cánh, xích thược, bạc hà, liên kiều, quất hồng bì, bạch cương tàm, phật thủ, sơn trà, tân chỉ… Các vị thuốc này đều có tính diệt khuẩn, sát trùng, tiêu viêm, trừ mủ đồng thời có lợi cho tất cả các tạng phủ trong cơ thể. Cũng vì vậy mà bài thuốc có nhiều công dụng nổi bật như:
- Hồi phục chức năng tạng phủ
- Cân bằng âm dương
- Tiêu viêm, tiêu mủ
- Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu mủ, trừ đàm
- Tăng cường sức đề kháng và phòng chống bệnh tái phát
Ngoài hiệu quả điều trị cao, bài thuốc còn có những ưu điểm nổi bật sau:
- Dược liệu sạch: các thảo dược đều được trồng và thu hái tại các vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO đặt ở Hòa Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh…đồng thời sử dụng phương pháp bào chế theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
- Không gây tác dụng phụ: các thảo dược kết hợp theo tỷ lệ vàng vừa bổ trợ trong điều trị vừa khắc chế một phần độc tính tự nhiên. Bài thuốc đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại Trung tâm phòng chống nhiễm độc – Bệnh viện Quân y.
- Phù hợp cho mọi đối tượng: mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng Thanh hầu bổ phế thang. Ngay cả những trường hợp đặc biệt như người đang mắc bệnh mãn tính khác, trẻ em hay phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng. Thầy thuốc sẽ gia giảm theo tỷ lệ cho phù hợp hoặc thêm vào đó các vị thuốc có công dụng bổ trợ, chữa trị cho cả bệnh khác.
Để nhận được bài thuốc phù hợp nhất với thể trạng và diễn tiến bệnh, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam để bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp.
Viêm phế quản cấp kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
Người bệnh ngoài sử dụng phương pháp điều trị tích cực thì cần biết xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hỗ trợ điều trị giúp bệnh nhanh khỏi.
Viêm phế quản cấp kiêng ăn gì?
Người bệnh cần kiêng những thực phẩm gây kích thích đến cổ họng hoặc có thể dẫn đến tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc điều trị. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh nên kiêng:
- Đường và thực phẩm nhiều ngọt
- Thức ăn nhanh
- Đồ cay nóng
- Đồ uống có ga
- Thực phẩm đông lạnh
Viêm phế quản cấp nên ăn gì?
Ngoài hạn chế các thực phẩm gây hại, người bệnh nên xây dựng thực đơn với nhiều loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ diệt khuẩn và giúp giảm triệu chứng ho:
- Hoa quả chứa nhiều vitamin C: cam, quýt, ổi, dâu tây…
- Rau xanh lá đậm: họ nhà cải
- Nước ép hoa quả
- Thực phẩm giàu protein: thịt, trứng, đậu hũ…
Viêm phế quản cấp trẻ em thường diễn tiến nhanh và dễ gặp biến chứng. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách chăm sóc để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho trẻ: giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh, không để trẻ tiếp xúc với hóa chất độc hại, bịt khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài đường, không xem nhẹ việc ốm vặt của con trẻ, trường hợp có triệu chứng nặng cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.
Ngày Cập nhật 23/07/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!