Bị Gout Sưng Chân Đau Không Đi Được Phải Làm Sao?
Bị gout sưng chân đau không đi được cần phải được điều trị sớm nhằm tránh trường hợp bệnh chuyển nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phạm vị chuyển động của khớp. Để khắc chế cơn đau nhức do Gout gây ra tại nhà, người bệnh có thể tham khảo và thử áp dụng các mẹo sau đây.
Bị gout sưng chân đau không đi được phải làm sao?
Bệnh Gout thường gây sưng và đau nhức dữ dội ở các khớp. Không những thế, ở một số trường hợp bệnh còn gây khó khăn trong việc đi lại hoặc thực hiện hoạt động các hoạt động sinh hoạt cá nhân. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và công việc.
Do đó, để chữa bệnh Gout và giảm nhanh cơn đau tại nhà, bên cạnh dùng thuốc đặc trị và hạn chế thực phẩm giàu purine, người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp giảm đau sau đây.
1. Thoát khỏi đau nhức bằng thuốc kê đơn
Thuốc giảm đau không kê đơn là một trong những lựa chọn được người bệnh ưu tiên hàng đầu nhằm giúp khớp xương và cơ thể trở nên dễ chịu hơn. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không chứa steroid ngay sau khi triệu chứng bệnh bùng phát.
Một số loại thuốc kháng viêm không kê đơn thường dùng như:
- Ibuprofen (Advil, Motrin IB)
- Naproxen Sodium (Aleve).
Khi sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm không kê toa, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau:
- Không nên dùng thuốc Aspirin để giảm đau nhức xương khớp ở người bị bệnh Gout. Bởi thuốc có tác dụng phụ làm tăng nồng độ acid uric trong máu khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.
- Bên cạnh đó, các loại thuốc chống viêm và giảm đau thông thường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày, gan và thận. Vì vậy, những đối tượng có vấn đề sức khỏe như bệnh thận, viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày không nên dùng thuốc.
- Không nên sử dụng thuốc giảm đau chung với các loại thuốc khác khi chưa được bác sĩ cho phép.
2. Ngâm chân nước ấm giúp giảm sưng đau do Gout
Ngâm chân bằng nước ấm là một trong những biện pháp an toàn, được khuyến cáo sử dụng để giảm nhanh cơn đau nhức. Theo các chuyên gia, hơi nước ấm có tác dụng thúc đẩy acid uric trong khớp hòa tan và đào thải ra ngoài nhanh.
Chưa kể đến, nước ấm còn giúp kích thích giãn nở mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu đến khớp. Nhờ vậy, sử dụng nước ấm ngâm chân giúp giảm nhanh cơn đau và sưng, đồng thời giúp khớp thư giãn, hạn chế tình trạng khớp bị co cứng gây khó khăn trong đi lại.
Để cải thiện hiện tượng bị gout sưng chân đau không đi được, bệnh nhân có thể tiến hành ngâm chân với nước ấm 20 phút trước khi đi ngủ. Ngoài ra, để tăng cường tác dụng giảm đau, người bệnh cũng có thể ngâm chân với muối. Hàm lượng magie có trong muối có tác dụng đào thải độc tố và kích thích lưu thông máu. Để hạn chế những cơn đau tái phát về đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, bệnh nhân có thể cho một nắm muối vào nước ấm, hòa tan và tiến hành ngâm chân.
3. Giảm đau Gout bằng nghệ
Người bị Gout sưng chân đau không đi được có thể dùng nghệ để cải thiện triệu chứng bệnh. Theo một vài nghiên cứu, trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin có tác dụng kháng viêm và chống khuẩn mạnh. Do đó, sử dụng thường xuyên có thể giúp ức chế viêm phát triển ở khớp bị Gout.
Thêm vào đó, nghệ còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa có công dụng bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do gây hại. Từ đó giúp giảm nguy cơ căng thẳng oxy hóa gây viêm. Đây là một trong những cách giúp kiểm soát bệnh Gout hiệu quả.
+ Cách thực hiện:
- Cách 1: Cho 2 muỗng cà phê sữa chua, 1 muỗng cà phê bột nghệ và 1 muỗng mật ong hoặc dầu dừa vào bát con. Trộn đều hỗn hợp và thoa lên các khớp bị ảnh hưởng do Gout. Sau đó massage nhẹ nhàng vài phút và để trong vòng 15 phút cho hỗn hợp khô lại. Cuối cùng rửa lại bằng nước ấm.
- Cách 2: Trộn đều 1 muỗng bột nghệ với 1 muỗng dầu mè ấm. Dùng hỗn hợp này thoa đều lên khu vực khớp bị đau nhức. Rửa lại bằng nước sạch sau 30 phút thoa. Mỗi ngày thực hiện 2 lần giúp hỗ trợ điều trị và làm giảm nhanh triệu chứng bệnh.
4. Chữa bệnh gout bằng giấm táo
Nguyên nhân gây bệnh gout chủ yếu là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, người bệnh cần giảm nồng độ acid uric trong cơ thể.
Theo các nghiên cứu, acid malic trong giấm táo có tác dụng phá vỡ và đào thải acid uric ra ngoài. Hơn nữa, hàm lượng vitamin C tìm thấy trong gia vị này giúp làm giảm tác hại của gốc tự do đối với cơ thể. Đồng thời, giấm táo còn giúp chống viêm, giảm đau và chống béo phì, hỗ trợ điều trị bệnh Gout.
+ Cách thực hiện:
- Thêm 2 chén giấm táo vào thau nước ấm
- Dùng tay khuấy đều và cho chân vào ngâm khoảng 30 phút
- Cuối cùng lau khô chân bằng khăn mềm
Thực hiện đều đặn mỗi đêm để giúp ngăn chặn đau nhức do bệnh bùng phát nửa đêm, đồng thời giúp người bệnh có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
5. Chữa bị gout sưng chân đau không đi được bằng cỏ nhọ nồi
Theo các chuyên gia, chức năng thận bị suy giảm dẫn đến việc đào thải acid uric qua đường tiểu diễn ra chậm. Điều này làm tăng nguy cơ bùng phát cơn đau nhức ở khớp do Gout gây nên. Do đó, để cải thiện chức năng thận và giúp khắc phục triệu chứng bệnh, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc từ cây nhọ nồi.
Cây nhọ nồi là một trong những vị thuốc Đông y, có tác dụng bồi bổ thận và hỗ trợ điều trị can thận âm kém. Vì thế, chúng có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động và sức khỏe cho thận. Từ đó thúc đẩy quá trình đào thải acid uric ra ngoài nhanh, giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh Gout tái phát hoặc gây biến chứng trong tương lai.
+ Bài thuốc chữa bệnh Gout từ cây nhọ nồi:
- Sử dụng cây nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo, trạch tả, hoàng bá, thổ phục linh và lá nhàu, mỗi vị thuốc có lượng bằng nhau.
- Đem tất cả các thảo dược này rửa sạch, để ráo và cho vào ấm sắc chung với 6 bát nước
- Sau khi nước thuốc cạn còn khoảng 3 bát đem tắt bếp, chia thuốc làm 3 và uống trong ngày.
Với bài thuốc chữa bệnh Gout bằng cây nhọ nồi, người bệnh nên sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng để nhận được kết quả điều trị như ý.
6. Giảm đau Gout bằng cần tây
Cần tây là một trong những loại thực phẩm thường được sử dụng trong điều trị bệnh Gout và các bệnh lý về đường tiết niệu. Theo một số tài liệu nghiên cứu khoa học, nguyên liệu này có tác dụng giảm viêm và giảm sưng đau. Thường xuyên sử dụng mỗi ngày với liều lượng phù hợp giúp cải thiện bệnh Gout.
+ Cách thực hiện:
- Cách 1: Sử dụng một nắm cây rau cần đem rửa sạch và cắt đốt cỡ ngón tay. Cho vào nồi sắc chung với 3 bát nước. Sau khi nước sôi, lọc lấy nước, chia làm 3 phần dùng uống trong ngày.
- Cách 2: Dùng một nắm cần tây đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng từ 5 – 10 phút. Sau đó, thái khúc và cho vào máy xay xay nhuyễn. Tiếp đó dùng rây lọc lấy nước và thêm một ít mật ong, đem đun nóng và uống.
7. Giảm đau nhức chân không đi lại được bằng gừng
Gừng có khả năng chống Gout nhờ chứa các hoạt chất có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên mạnh mẽ. Theo một số nghiên cứu cho thấy, thực phẩm này có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu, đồng thời giúp giảm đau và sưng ở khớp bị tổn thương.
+ Cách giảm đau Gout bằng gừng:
- Cách 1: Gừng tươi đem rửa sạch, thái lát mỏng đun sôi với nước. Chờ nước nguội đến nhiệt độ thích hợp, thêm một ít muối vào ngâm chân.
- Cách 2: Hãm 2 – 3 miếng gừng trong cốc nước sôi. Sau đó thêm một ít mật ong và uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 cốc nước trà gừng giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh Gout.
8. Thay đổi chế độ ăn giúp làm giảm triệu chứng Gout
Chế độ ăn giàu purine sẽ làm tăng sản sinh acid uric trong khớp xương khiến bệnh Gout thêm trầm trọng. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng bệnh, việc thay đổi chế độ ăn khoa học chính là cách hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Để làm giảm nồng độ acid uric trong máu, người bệnh nên ăn và kiêng sử dụng một số loại thực phẩm sau đây:
- Hạn chế hoặc ăn ít thịt đỏ như thịt gà tây, thịt cừu hoặc thịt bò,..
- Tránh sử dụng nội tạng động vật như gan, tim, thận hoặc lá lách,..
- Kiêng ăn một số loại hải sản như cua, tôm hoặc động vật có vỏ như sò, nghêu hoặc trai,.. Bên cạnh đó nên tránh ăn các loại cá có hàm lượng purine cao như cá trích, cá cơm, cá mòi hoặc cá hồi,…
- Thỉnh thoảng uống đồ uống chứa cồn như rượu hoặc bia giúp mang lại lợi ích tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người bệnh Gout, các loại thức uống này có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh.
- Hạn chế sử dụng thức uống có chứa đường Fructose. Bởi các loại thức uống này có thể khiến bệnh Gout ngày càng nghiêm trọng hơn. Thế nhưng, thức uống chiết xuất từ quả hoặc hoa anh đào được xem là trường hợp ngoại lệ. Các hoạt chất chứa trong loại quả này có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric, hỗ trợ điều trị bệnh Gout.
- Nên uống nhiều nước nhằm giúp thúc đẩy chức năng hoạt động của thận, hỗ trợ đào thải acid uric ra ngoài. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng nước mà lượng nước nạp vào cơ thể của mỗi người không giống nhau. Tuy nhiên, để cung cấp đủ nước cho cơ thể, người bệnh nên uống ít nhất từ 6 – 8 cốc nước mỗi ngày.
- Tăng cường uống bổ sung thực phẩm chức năng hoặc thức uống chứa vitamin C như nước chanh hoặc cam. Theo các chuyên gia, vitamin chứa trong các loại thức uống này giúp đào thải acid uric từ thận ra ngoài bằng đường tiểu, hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh Gout.
9. Giảm nhanh triệu chứng Gout bằng thay đổi lối sống
Bị gout sưng chân đau không đi được có thể được cải thiện nhờ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Tập thể dục thường xuyên, đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giúp xoa dịu tình trạng đau nhức và co cứng ở khớp.
Người bệnh có thể dành khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày để đi bộ, bơi lội hoặc tập luyện các bài tập yogag nhẹ nhàng. Không nên tập luyện các bộ môn thể thao có tính đối kháng hoặc cường độ cao để giảm nguy cơ tổn thương ở khớp.
Bên cạnh tập thể dục thể thao, bệnh nhân cũng nên nghỉ ngơi nhiều Đồng thời hạn chế các hoạt động mang vác nặng hoặc di chuyển nhiều nhằm ngăn chặn cơn đau Gout bùng phát.
Ngoài ra, để kiểm soát và hạn chế bệnh tái phát, bệnh nhân nên duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định. Bởi thừa cân hoặc béo phì chính là yếu tố khiến khớp bị tổn thương, góp phần làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh Gout.
Bị gout sưng chân đau không đi được cần được điều trị càng sớm càng tốt. Để giảm đau nhanh chóng tại nhà, người bệnh có thể áp dụng các mẹo và biện pháp tự nhiên nêu trên. Tuy nhiên, để chữa trị dứt điểm và ngăn chặn biến chứng có thể xảy ra, bệnh nhân cần có phương pháp chăm sóc và sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu theo đúng chỉ định từ nhân viên chăm sóc sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!