Hay bị ngứa vào ban đêm do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa
Bị ngứa vào ban đêm là tình trạng phổ biến thường có liên quan đến tình trạng kích ứng da hoặc một số loại thuốc. Tình trạng này có thể gây gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các nguyên nhân gây ngứa da để có cách khắc phục hiệu quả.
Nguyên nhân bị ngứa vào ban đêm
Theo một số nghiên cứu cho biết, có khoảng 90% người bị ngứa da vào ban đêm hoặc có xu hướng ngứa da nghiêm trọng vào ban đêm. Các trường hợp ngứa nghiêm trọng có thể gây gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc gia đình và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Tương tự như các tình trạng da khác, ngứa da có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Các nguyên nhân và tác nhân phổ biến có thể bao gồm:
1. Chu kỳ sinh học tự nhiên
Đối với hầu hết mọi người, các cơ chế tự nhiên của cơ thể có thể làm tăng cảm giác ngứa ngáy về đêm. Nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến các chức năng của da như cân bằng độ ẩm, điều chỉnh nhiệt độ da và chức năng của hàng rào bảo vệ.
Nhịp độ sinh học có thể gây ra một vài biến động hoặc thay đổi khác nhau. Điều này có thể gây cảm giác ngứa ngáy vào ban đêm. Cụ thể, các thay đổi bao gồm:
- Tăng nhiệt độ dưới da và lưu lượng máu đến da. Điều này khiến da bị kích ứng và dễ ngứa.
- Tăng số lượng phân tử Cytokine trong cơ thể. Đây là các tế bào liên kết trong hệ thống miễn dịch. Tăng số lượng tế bào Cytokine có thể gây viêm và ngứa da.
- Tăng hormone gây kích ứng các mạch máu ở tuyến tiền liệt. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bị ngứa vào ban đêm.
Ngoài ra, nếu uống ít nước vào ban đêm có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Đặc biệt vào mùa đông hoặc ở nơi có khí hậu lạnh khô, hanh thường dễ gây kích ứng da và ngứa vào đêm hơn. Bên cạnh đó, ban đêm thường có ít phiền não hơn. Điều này cũng khiến người bệnh tập trung vào cảm giác ngứa trên da.
2. Bệnh mề đay mẩn ngứa
Mề đay mẩn ngứa là tình trạng phát ban đỏ trên da. Bệnh thường có liên quan đến một số tác nhân gây dị ứng hoặc làm tăng phản ứng dị ứng trong cơ thể.
Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, cơ thể sẽ tiết ra hormone gọi là Histamine. Khi Histamine được giải phóng, các mao mạch nhỏ dưới da có thể rò rỉ các chất lỏng. Chất lỏng này tích tụ sẽ gây nên tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.
Bệnh mề đay có thể gây ra nhiều vùng da phát ban hồng hoặc đỏ trên bề mặt da. Các mảng da này thường ngứa ngáy, khó chịu. Các cơn ngứa thường có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm và được cải thiện trong vòng 24 giờ.
3. Bệnh chàm gây ngứa vào ban đêm
Bệnh chàm là một tình trạng rối loạn da mãn tính. Bệnh khiến da rất khô và ngứa dữ dội. Sau một thời gian, bệnh có thể phát triển thành một mảng viêm da, phát ban đỏ.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh chàm khác bao gồm:
- Phát ban, thường phổ ở các nếp gấp khuỷu tay, đầu gối.
- Các mảng da bong vảy tại vùng da bệnh.
- Da trở nên sáng hoặc tối màu hơn so với vùng da xung quanh.
- Day trở nên dày và cực kỳ khô.
- Ngứa ngứa tại vùng da bệnh. Cơn ngứa có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
Hiện tại không có cách điều trị bệnh chàm. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp để ngứa và hạn chế nhiễm trùng da.
4. Vẩy nến gây ngứa da vào ban đêm
Vẩy nến là một tình trạng tự miễn khiến các tế bào da phát trên nhanh chóng. Tình trạng này khiến các mảng da trở nên dày, có vảy, ngứa ngáy hoặc gây khó chịu.
Các triệu chứng chính của bệnh vẩy nến là việc hình thành các mảng da đỏ, bong tróc, giòn và có thể dễ dàng bong tróc ra bên ngoài. Ngoài ra, bệnh có thể gây nóng rát hoặc ngứa dữ dội vào ban đêm.
Vẩy nến là bệnh lý nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Việc điều trị thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và phòng ngừa các tổn thương ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể.
5. Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu xảy ra khi khi nồng độ huyết sắc tố trong các tế bào hồng cầu giảm xuống. Các huyết sắc tố có nhiệm vụ mang oxy đến các mô trong cơ thể.
Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắc. Khi không có đủ chất sắt trong máu, cơ thể không thể nhận được lượng oxy cần thiết.
Mắc dù không phổ biến nhung những người thiếu máu thiếu sắt có thể bị ngứa ngáy trên bề mặt da. Cơn ngứa thường có xu hướng nghiêm trọng hơn khi lưu lượng máu thường tập trung dưới da. Điều này có thể gây cảm giác châm chích và ngứa ngáy.
Thiếu máu thiếu sắt có thể gây ra một số biến chứng, bao gồm nhịp tim không đều, ảnh hưởng đến thai kỳ và sự phát triển của trẻ em. Do đó, nếu được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt, người bệnh cần tiến hành điều trị phù hợp.
6. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một tình trạng làm suy yếu khả năng xử lý đường huyết của cơ thể. Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến sự tích tụ đường trong máu, làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm, bao gồm đột quỵ và bệnh tim.
Bệnh tiểu đường có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và gây ngứa da, đặc biệt là vào ban đêm.
7. Các nguyên nhân khác gây ngứa da vào ban đêm
Các nguyên nhân khác có thể gây ngứa da vào ban đêm, bao gồm:
- Mang thai
- Côn trùng cắn
- Da khô
- Cháy nắng hoặc bỏng
- Thủy đậu
- Đổ quá nhiều mồ hôi
- Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc giảm đau Opioid (gây nghiện)
Trong một số trường hợp ngứa da vào ban đêm có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn và cần được điều trị y tế. Các nguyên bao gồm:
- Ung thư da
- Ung thư hạch và bệnh bạch cầu
- HIV
- Suy thận hoặc suy gan
- Trầm cảm và lo lắng quá độ
Biện pháp điều trị khi bị ngứa da vào ban đêm
Việc điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa da. Các biện pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:
1. Biện pháp tại nhà cho tình trạng bị ngứa vào ban đêm
Trong trường hợp tình trạng ngứa da không nghiêm trọng, người bệnh có thể tự điều trị bệnh tại nhà mà không cần dùng thuốc. Những cách phổ biến thường bao gồm:
- Tắm nước mát hoặc nước ấm trước khi đi ngủ. Có thể sử dụng các loại xà phòng dưỡng ẩm, không có mùi hương, baking soda hoặc bột yến mạch để cải thiện tình trạng ngứa.
- Áp dụng các sản phẩm dưỡng ẩm có chứa Glycerine, không chứa dầu khoáng và cồn trước khi đi ngủ. Một số sản phẩm phổ biến thường bao gồm CeraVe, Eucerin và Cetaphil.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để làm ẩm không khí.
- Đeo găng tay khi làm việc để tránh gây trầy xước, tổn thương.
- Áp dụng các kỹ năng thiền định, yoga, nghe nhạc hoặc đọc sách trước khi đi ngủ.
- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái để tránh kích ứng da.
- Thường xuyên kiểm tra phòng ngủ, giường chăn để tránh các loại côn trùng, rận gây ngứa da.
- Uống một loại trà không chứa caffeine như trà hoa cúc hoặc trà bạc hà trước khi đi ngủ.
- Sử dụng 2 – 3 giọt tinh dầu lên gối ngủ để thư giãn. Loại tinh dầu thường được khuyến khích bao gồm tinh dầu hoa oải hương.
2. Thuốc điều trị tình trạng ngứa da vào ban đêm
Nếu tình trạng ngứa da vào ban đêm nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng các loại thuốc điều trị.
Các loại thuốc phổ biến thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc kháng Histamine có thể làm giảm ngứa và giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Các loại thuốc phổ biến bao gồm: Chlorpheniramine, Diphenhydramine, Hydroxyzine, Promethazine.
- Các loại kem Steroid để cải thiện tình trạng ngứa da tại chỗ.
- Các loại kem Corticosteroid như kem Hydrocortison, có thể giúp giảm viêm và giảm ngứa.
- Thuốc chống trầm cảm như Mirtazapine hoặc Doxepin để chống ngứa và hỗ trợ an thần.
- Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch áp dụng tại chỗ như Calcineurin có thể giảm viêm và cải thiện ngứa.
- Melatonin để hỗ trợ giấc ngủ. Đây là hormone tự nhiên có thể điều chỉnh giấc ngủ. Sử dụng Melatonin mỗi đêm có tác dụng an thần nhẹ và giúp người bệnh tránh khỏi các cơn ngứa.
- Các loại thuốc điều trị mất ngủ như Gabapentin, Pregabalin.
Trong các trường hợp ngứa da vào ban đêm kéo dài, không được cải thiện dù đã được điều trị y tế, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.
Phòng ngừa ngứa da vào ban đêm
Nếu thường xuyên bị ngứa vào ban đêm, người bệnh nên tham khảo một số biện pháp phòng ngừa bao gồm:
- Dưỡng ẩm trước khi đi ngủ có thể tránh tình trạng khô da, kích ứng và hạn chế ngứa.
- Tránh các loại vải thô, gây kích ứng và làm tổn thương da. Không sử dụng khăn trải giường hoặc quần áo làm bằng vải len hoặc polyester.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng trước khi đi ngủ. Điều này có thể làm cho tình trạng bệnh chàm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh các chất kích thích như caffeine, rượu và các chất kích thích khác vào ban đêm, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Các chất này có thể hỗ trợ làm giãn mạch máu, làm da nóng lên và gây ra các con ngứa.
- Không sử dụng các loại mỹ phẩm, xà phòng thơm hoặc các loại sản phẩm khác có thể gây kích ứng da.
- Không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Không nên gãi để tránh gây kích ứng da. Giữ móng tay luôn ngắn để tránh gây tổn thương da.
Bị ngứa vào ban đêm khi nào cần đi khám bác sĩ?
Trong các trường hợp mạn tính hoặc ngứa da kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán tình trạng sức khỏe và có biện pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, đến bệnh viện hoặc gọi cho bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu:
- Ngứa đột ngột, không rõ lý do, kéo dài hơn 2 tuần.
- Da khô vào ban đêm không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp trị tại nhà hoặc thuốc không kê đơn.
- Bị ngứa vào ban đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Da khô kèm theo cảm giác ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
- Da khô kèm theo các triệu chứng khác như thay đổi sắc tố da, sốt, mệt mỏi hoặc sụt cân không rõ lý do.
Bị ngứa vào ban đêm thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng nhiều biện pháp tại nhà và thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu cho các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc tình trạng này kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!