Bị nổi cục ở mu bàn chân và các bệnh lý liên quan

Người bệnh có thể bị nổi cục ở mu bàn chân do áp xe da, u nang, mụn nhọt hoặc một số tình trạng da thường gặp khác. Tuy nhiên ở nhiều trường hợp, nguyên nhân gây nổi cục ở mu bàn chân có liên quan đến những bệnh lý, vấn đề về xương khớp như bệnh gout, u hạch, gai xương, viêm khớp… Để đảm bảo an toàn và điều trị đúng cách, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám, chẩn đoán xác định và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Bị nổi cục ở mu bàn chân và các bệnh lý liên quan
Tìm hiểu nguyên nhân khiến bệnh nhân bị nổi cục ở mu bàn chân và các bệnh lý liên quan

Bị nổi cục ở mu bàn chân và các bệnh lý liên quan

Người bệnh có thể bị nổi cục ở mu bàn chân do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có các bệnh xương khớp và những bệnh lý nguy hiểm khác gồm:

1. Bệnh gout

Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Truyền nhân thứ 5 dòng họ Đỗ Minh) lý giải, Bệnh gout chính là nguyên nhân hàng đầu khiến mu bàn chân bị nổi cục bất thường. Bệnh lý này còn có tên gọi khác là thống phong, là một bệnh xương khớp xảy ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin diễn ra trong thận. Điều này khiến quá trình lọc axit uric từ trong máu của thận bị suy giảm hoặc không thể hoạt động.

Tình trạng tích tụ axit uric có thể dẫn đến sưng và viêm ở bàn chân. Đặc biệt người bệnh sẽ nhận thấy quanh gốc ngón chân cái có dấu hiệu sưng to và nổi cục. Tình trạng này kèm theo cảm giác đau đớn nghiêm trọng.

Theo các nghiên cứu, nguyên nhân khiến bệnh gout hình thành và phát triển có liên quan đến các rối loạn về gen (di truyền), suy thận, bệnh bạch cầu cấp, chế độ ăn uống chứa nhiều thực phẩm giàu purin, bệnh nhân dùng thuốc kháng lao, thuốc lợi tiểu hoặc các thuốc ức chế tế bào để chữa những bệnh ác tính.

Để nhận biết bệnh gout là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị nổi cục ở mu bàn chân, người bệnh có thể dựa vào những triệu chứng sau:

  • Khớp sưng đỏ
  • Xuất hiện những cơn đau đột ngột ở các khớp, đau nhức dữ dội và sưng tấy
  • Mức độ đau nhức sẽ tăng lên khi đụng vào
  • Khớp sưng đỏ
  • Khi sờ nhận thấy vùng quanh khớp ấm hơn so với những vùng da xung quanh.

Đối với những trường hợp nặng, không dùng thuốc điều trị, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

  • U cục tophi
  • Tổn thương khớp
  • Sỏi thận.
Bệnh gout
Bệnh gout là nguyên nhân hàng đầu khiến mu bàn chân bị nổi cục bất thường, kèm theo viêm sưng và đau nhức nghiêm trọng

2. Gai xương

Đôi khi một hoặc hai gai xương có thể hình thành từ khớp trên đỉnh mu bàn chân. Tình trạng này khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau nhức âm ỉ.

Gai xương mu bàn chân chính là sự phát triển thêm của những mô xương . Theo kết quả nghiên cứu, gai xương thường có xu hướng hình thành để lắp vào những khoảng trống giữa xương và cơ do chấn thương lâu dài nhưng không được chữa khỏi hoàn.

Ngoài ra gai xương cũng có thể hình thành khi cơ thể đang trong giai đoạn phát triển thêm xương để làm giảm những tổn thương do chân chịu áp lực trong một thời gian dài. Gai xương thường xuất hiện ở các khớp. Tuy nhiên chúng có thể xuất hiện và làm ảnh hưởng đến mu bàn chân.

Nguyên nhân khiến các gai xương xuất hiện thường liên quan đến các bệnh ở khớp, quá trình lão hóa như thoái hóa khớp hoặc khớp tổn thương do chấn thương.

Người bệnh có thể dựa vào những triệu chứng dưới đây để nhận biết một gai xương đang hình thành ở mu bàn chân:

  • Bị nổi cục ở mu bàn chân
  • Có cảm giác đau nhức nghiêm trọng khi di chuyển, ở trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị đau nhức ngay cả khi nghỉ ngơi 
  •  Cơn đau lan rộng từ mu bàn chân xuống các ngón chân
  • Những triệu chứng đi kèm có thể bao gồm cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, cơ bắp yếu..

3. Nang hạch ở chân

Nang hạch ở chân là một khối u mô tròn xuất hiện dọc theo các khớp hoặc gân, bên trong khối u có chứa mủ. Thông thường nang hạch sẽ xuất hiện ở bàn tay và cổ tay. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động các nang hạch cũng có thể xuất hiện ở mắt cá chân và mu bàn chân khiến bệnh nhân bị nổi cục ở mu bàn chân.

Ở trên cùng một mu bàn chân, người bệnh có thể bị nổi một hoặc nhiều u hạch. Chúng xuất hiện với kích thước khác nhau và thường khiến bệnh nhân khó chịu và đau đớn.

Bên cạnh đó khi u hạch hình thành ở mắt cá chân hay mu bàn chân, người bệnh còn gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận động, đau nhiều khi mang giày, không thể chơi những môn thể thao cần dùng lực từ bàn chân.

Trong trường hợp u hạch hình thành với kích thước lớn và chèn ép vào gân hoặc dây thần kinh ở chân, những triệu chứng nghiêm trọng khác sẽ xuất hiện, bao gồm:

  • Tê cứng
  • Đau nhức nghiêm trọng
  • Mất khả năng vận động chân
  • Xuất hiện cảm giác ngứa ran ở lòng bàn chân và ở mu bàn chân.

Những u hạch thường lành tính. Chúng có thể thuyên giảm và tự khỏi theo thời gian mà không cần phải áp dụng các phương pháp điều trị. Tuy nhiên nếu u hạch xuất hiện với kích thước lớn kèm theo cảm giác đau đớn nghiêm trọng, người bệnh cần đến bệnh viện và nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Nang hạch ở chân
Nang hạch ở chân được xác định là một khối u mô tròn xuất hiện dọc theo các khớp hoặc gân, bên trong khối u có chứa mủ

4. Bệnh sừng da

Bệnh sừng da là một dạng tổn thương tăng trường xảy ra và phát triển trên bề mặt da. Lớp sừng do bệnh lý này hình thành từ keratin – protein trên cùng của da. Lâu ngày sự tăng trưởng bất thường của lớp sừng sẽ hình thành một lớp da có hình nón hoặc sừng dày cộm nổi lên bề mặt do với nhiều kích thước khác nhau.

Ngoài mu bàn chân, sừng da có thể gây nổi cục ở cẳng chân, tay, vai, cổ, mặt và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Sừng da và những biểu hiện của bệnh thường lành tính. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, bệnh lý này có thể là dấu hiệu của ung thư hoặc tiền ung thư.

Vì thế để xác định chính xác nguyên nhân gây sừng da, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

5. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch thực chất là những túi nhỏ, bên trong chứa đầy các chất dịch bôi trơn với mục đích làm giảm những kích thích, sự ma sát và những tác động xấu lên các khớp xương, cơ, dây chằng và gân.

Bao hoạt dịch thường nằm ở những vị trí xung quanh hông, xung quanh vai, đầu gối, khuỷu tay và bàn chân. Chúng đóng vai trò tương tự như một lớp đệm bảo vệ nằm giữa xương, khớp và những bộ phận xung quanh như da, gân và cơ bắp, giúp bảo vệ và đảm bảo các hoạt động được diễn ra dễ dàng hơn.

Viêm bao hoạt dịch là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bao hoạt dịch. Tình trạng này xảy ra khi có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, bao hoạt dịch chịu áp lực trong một thời gian dài hoặc bị tổn thương. 

Khi bị viêm bao hoạt dịch ở chân, người bệnh sẽ bị nổi cục ở mu bàn chân, kèm theo cảm giác đau đớn, khó chịu, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển. 

Những triệu chứng cảnh báo viêm bao hoạt dịch gồm:

  • Các khớp có dấu hiệu tấy đỏ và sưng to
  • Người bệnh thường xuyên có cảm giác cứng khớp, đau nhức
  • Mức độ đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn khi người bệnh dùng tay ấn vào hoặc di chuyển
  • Có thể xuất tiết dịch nhiều dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp hoặc ứ dịch trong bao hoạt dịch.
Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch ở chân khiến mu bàn chân bị nổi cục, kèm theo cảm giác đau đớn, khó chịu

6. Cứng khớp ngón chân cái

Cứng khớp ngón chân cái là tình trạng các khớp ở gốc ngón chân cái có dấu hiệu bị viêm do sụn bị vỡ hoặc bị tổn thương hoặc bị thoái hóa. Từ đó hình thành nên những cục ở mu bàn chân. Bệnh lý này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên những người trong độ tuổi 30 đến 60 sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Khi bị cứng khớp ngón chân cái, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau nhói hoặc đau âm ỉ kéo dài, cứng khớp khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển hoặc thực hiện những động tác cơ bản ở các ngón chân.

Người bệnh có thể dựa vào những dấu hiệu được liệt kê cụ thể dưới đây để nhận biết tình trạng cứng khớp ngón chân cái:

  • Viêm và sưng to ở khớp
  • Cứng khớp ngón chân cái, kèm theo cảm giác đau nhức, đặc biệt là khi chuyển động các ngón chân hoặc khi sờ
  • Cứng khớp và đau nhiều khi thời tiết lạnh.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, những triệu chứng có thể có mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng. Ngoài ra do khó khăn trong việc di chuyển và phải thay đổi dáng đi nên người bệnh có thể bị đau ở lưng, ở hông và ở đầu gối.

7. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị nổi cục ở mu bàn chân. Bệnh lý này có thể kích thích sự hình thành và phát triển của một hoặc nhiều khối u cứng dưới da. Những khối u cứng này được gọi là các nốt thấp khớp.

Những nốt thấp khớp xuất hiện với kích thước khác nhau, có thể nhỏ hoặc lớn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp cụ thể. Những nốt thấp khớp thường hình thành xung quanh các khớp bị viêm.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp gồm:

  • Viêm màng trên khớp dẫn đến tình trạng đau khớp và sưng khớp
  • Số lượng tế bào tăng cao trong dịch khớp do những tế bào miễn dịch nhanh chóng di chuyển đến vùng viêm khi mắc bệnh
  •  Xơ cứng khớp và đau khớp, nghiêm trọng nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi bệnh nhân ngồi yên một trong khoảng thời gian dài
  • Khi cử động nhiều lần biểu hiện xơ cứng khớp sẽ đỡ hơn
  • Biến dạng khớp, khớp mềm, nóng, sưng tấy và đỏ
  • Triệu chứng khác: Mệt mỏi, ngứa mắt hoặc có cảm giác bỏng, nổi nhọt ở chân, ngứa ran và tê, chán ăn, nhịp thở ngắn, sốt cao, yếu, nốt da sần…
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có khả năng kích thích sự hình thành và phát triển của một hoặc nhiều khối u cứng dưới da

8. U nang bã nhờn

U nang bã nhờn cũng là một loại u nang lành tính và thường không gây ung thư. Chúng xuất hiện dưới da khi những nang lông bị tắc nghẽn hoặc khi các tuyến bị chặn. Những u nang bã nhờn thường xuất hiện ở vùng mặt và cổ. Tuy nhiên chúng cũng có thể xuất hiện ở mu bàn chân khiến vị trí này bị nổi cục.

U nang bã nhờn không nghiêm trọng và tương đối lành tính nên thường được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên để làm giảm nguy cơ tái phát, người bệnh có thể được chỉ định dẫn lưu u nang hoặc phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối u.

9. U mềm lành tính ở mu bàn chân

Bệnh nhân bị nổi cục ở mu bàn chân có thể là do sự hình thành của những u mềm lành tính. Sự tăng trưởng các chất béo giữa phần da phía trên và lớp cơ được xác định là nguyên nhân khiến các u mềm hình thành. Những khối u này thường lành tính và không phát triển thành ung thư.

U mềm lành tính ở mu bàn chân có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao ở những người có một số rối loạn bất thường đang diễn ra trong cơ thể hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh (di truyền). Ngoài ra u mềm cũng thường xuất hiện ở những người có độ tuổi trên 30.

U mềm lành tính ở mu bàn chân thường kèm theo những triệu chứng gồm:

  • Bị nổi cục ở mu bàn chân
  • Đường kính của khối u khoảng 2,4cm
  • Người bệnh có thể nhận thấy cơn đau xuất hiện và lan rộng. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, u lành không gây đau.
U mềm lành tính ở mu bàn chân
U mềm lành tính ở mu bàn chân có thể khiến bệnh nhân bị đau nhức như thường không phát triển thành ung thư

Bị nổi cục ở mu bàn chân có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ?

Một cục u cứng hình thành và phát triển ở mu bàn chân có thể kèm theo cảm giác đau đớn, khó chịu, viêm, sưng tấy. Điều này làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân hoặc ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, cử động bàn chân.

Bên cạnh đó, không phải tất cả trường hợp bị nổi cục ở mu bàn chân đều phát sinh do những nguyên nhân lành tính, có độ nguy hiểm thấp như u nang bã nhờn, u mềm lành tính ở mu bàn chân. Trong nhiều trường hợp, bị nổi cục ở mu bàn chân là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm, mãn tính và khó điều trị như gout, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch…

Chính vì thế để nhanh chóng xác định nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của bệnh lý và đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi bị nổi cục ở mu bàn chân. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp nhất, giúp khắc phục nguyên nhân và phòng ngừa phát sinh những rủi ro không mong muốn.

Ngoài ra, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây xuất hiện:

  • Cục u có kích thước to, sưng tấy và viêm nặng
  • Ngón chân cái có dấu hiệu sưng đỏ
  • Có cảm giác đau đớn nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại
  • Nứt nẻ da, đóng vảy, khô da
  • Có cảm giác ngứa ngáy ngay tại vị trí bị viêm
  • Chảy máu.
Nên khám bác sĩ khi bị nổi cục ở mu bàn chân
Nên khám bác sĩ khi bị nổi cục ở mu bàn chân kèm theo tình trạng sưng đỏ ngón chân cái, viêm, đau đớn nghiêm trọng

Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân bị nổi cục ở mu bàn chân, trong đó có các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng, như bệnh gout, gai xương, viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này gây đau, xơ cứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đi lại của người bệnh và gây ra nhiều vấn đề không mong muốn khác.

Vì thế người bệnh nên đến chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán xác định và điều trị với các phương pháp thích hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tránh để bệnh diễn tiến lâu ngày hoặc tự ý dùng thuốc.

Bài viết liên quan:

Ngày Cập nhật 03/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *