Bị Nổi Mề Đay Liên Tục Có Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục Là Gì?
Bị nổi mề đay liên tục thường xảy ra với người mắc bệnh mãn tính hoặc thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh. Các triệu chứng ngứa da, nổi mẩn đỏ, phát ban… tái phát thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là cách khắc phục tình trạng này hiệu quả lâu dài? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tại sao bị nổi mề đay liên tục?
Nổi mề đay liên tục, thường xuyên thường xảy ra do bệnh mề đay mẩn ngứa mãn tính. Ngoài ra, có nhiều người bệnh gặp phải tình trạng này mà không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Lúc này, các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa da thường xuất hiện đột ngột, có thể biến mất sau một vài giờ, một vài ngày. Tuy nhiên, bệnh tái phát lại nhiều lần khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
Đây là thể bệnh có diễn biến phức tạp, xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Muốn khắc phục bệnh hiệu quả, cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên gia.
Dưới đây là các nguyên nhân gây nổi mề đay liên tục được các chuyên gia y tế chỉ ra:
- Do thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh: Nhiệt độ nóng hoặc lạnh, khói bụi, hóa chất,… được xem là những nguyên nhân gây nổi mề đay. Nếu bạn sống, làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố này thì các triệu chứng bệnh sẽ rất dễ tái phát.
- Mề đay do áp lực tâm lý, stress: Nếu bạn thường xuyên bị stress, mệt mỏi, căng thẳng thì cũng có khả năng gặp phải tình trạng nổi mề đay liên tục. Nguyên nhân vì các yếu tố tâm lý thường dẫn tới hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch. Từ đó, các phản ứng dị nguyên được thúc đẩy, gây kích thích, nổi mẩn đỏ.
- Do tác động từ các bệnh mãn tính: Trong nhiều trường hợp, hiện tưởng nổi mẩn đỏ, ngứa da thường xuyên do các bệnh mãn tính như suy giảm chức năng gan, nhiễm ký sinh trùng, giun sán, nhiễm xoắn khuẩn Helicobacter pylori hoặc các bệnh tự miễn, bệnh lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp…
- Mề đay vô căn: Rất nhiều người bệnh dù đã thực hiện các loại xét nghiệm chuyên sâu nhưng không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Lúc này, bạn được xem là mắc mề đay vô căn, việc điều trị bệnh thường phức tạp, khó khăn hơn rất nhiều.
Bị nổi mề đay liên tục có nguy hiểm không?
Đa phần, các bệnh lý mãn tính đều có nguy cơ gây ra một số biến chứng nguy hiểm, trong đó bao gồm bệnh mề đay. Nếu các triệu chứng bệnh thường xuyên tái phát, ngoài việc cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, bệnh còn ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Cụ thể gồm:
- Dễ gây tâm lý tự ti về ngoại hình do da thường nổi mẩn đỏ, sưng tấy.
- Chàm hóa vùng da nổi mề đay là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu da thường xuyên bị nổi mẩn đỏ.
- Có thể gây sốt, khó thở, sưng môi, sưng cổ họng,… Nếu gặp biểu hiện này, người bệnh cần sớm thăm khám để được bác sĩ điều trị kịp thời. Bởi bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây hạ huyết áp, suy hô hấp thậm chí sốc phản vệ rất nguy hiểm.
Cách khắc phục tình trạng bị nổi mề đay liên tục, kéo dài
Mề đay mạn tính rất dai dẳng và hay phát bệnh theo chu kỳ, do đó bạn phải thật sự kiên nhẫn đi theo liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Hãy cố gắng thuộc lòng những phương pháp chữa bệnh mà chúng tôi gợi ý bên dưới để khắc phục tình trạng nổi mề đay thường xuyên.
Áp dụng các mẹo dân gian tại nhà
Đây là cách sử dụng những loại cây lá quanh nhà để làm giảm tình trạng ngứa da, nổi mẩn đỏ tạm thời. Cách này khá đơn giản và chi phí tương thấp. Tuy nhiên chúng chỉ giúp kiềm chế được cơn bùng phát của mề đay trong thời gian ngắn.
- Tắm lạnh: Tắm với nước có độ lạnh vừa phải từ 20 – 30 phút sẽ giúp tình trạng mẩn ngứa thuyên giảm. Nhưng nếu bạn có làn da nhạy cảm thì không nên dùng mẹo này, vì sẽ làm đám mề đay lan rộng hơn.
- Tắm hoặc đắp lá tía tô: Tía tô thuộc họ bạc hà, có tính ôn và vị cay, chứa các thành phần flavonoid, khoáng chất, carbonhydrate, vitamin C. Công dụng của tía tô là chống nhiễm trùng, ức chế và kiểm soát triệu chứng dị ứng, cải thiện hiệu quả các vấn đề về da. Do đó, để giảm bớt triệu chứng ngứa da, mẩn đỏ, bạn có thể tắm bằng nước lá tía tô hoặc giã dập lá này, đắp lên vùng da bị mẩn đỏ.
- Tắm bằng lá khế: Mẹo chữa nổi mề đay bằng lá khế rất phổ biến trong dân gian. Nhờ tính kháng viêm, làm mát của lá khế mà tình trạng nổi mề đay sẽ thuyên giảm đáng kể.
Trị mề đay thường xuyên bằng Tây y
Các loại thuốc chuyên dùng để trị mề đay mãn tính chủ yếu là các nhóm thuốc sau:
- Kháng histamin H1 thế hệ 2: Loratadin, Desloratadin, Fexofenadin.. Nhóm này có thể kiểm soát được các triệu chứng của mề đay thường xuyên gây ra, đạt hiệu quả điều trị từ 80 – 90% ở liều thông thường.
- Thuốc kháng Leukotrien: Các thuốc có tác dụng ức chế Leukotrien chất trung gian hóa học như Montelukast hoặc Zafirlukast, dùng phối hợp với thuốc kháng histamin sẽ cho kết quả mong muốn hơn dùng kháng histamin đơn thuần trong trị mề đay mạn tính.
- Nhóm Corticoid: Dexamethason, Prednisolon… Là thuốc được sử dụng rất phổ biến chuyên trị bệnh nổi mề đay liên tục khi bệnh nhân không đáp ứng với nhóm histamin.
- Ngoài ra, nếu bạn bị kháng trị tức không còn kiểm soát được mề đay nữa thì thay huyết tương hay Immunoglobuline truyền tĩnh mạch sẽ được cân nhắc chữa trị.
Tất cả các nhóm thuốc trên đều giúp đẩy lùi được triệu chứng hiệu quả và kịp thời. Nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài, sẽ dẫn đến kháng thuốc và nhiều tác dụng phụ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc mà hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Chữa mề đay theo Đông y
Trong trường hợp bị nổi mề đay liên tục, Đông y chuyên trị theo phương pháp chống ngứa, dưỡng máu và trừ phong. Nghĩa là kết hợp giữa việc làm giảm các triệu chứng ngứa với việc đẩy lùi tác nhân gây bệnh từ bên trong cơ thể ra ngoài, thanh nhiệt, giải độc, cải thiện chức năng gan. Vì vậy, phương pháp sử dụng thảo dược Đông y thường mang lại hiệu quả lâu dài, phù hợp với những người mề đay mãn tính.
Một số bài thuốc trị mề đay mạn tính như sau:
- Bài số 1: Thành phần gồm sinh địa hoàng 15g, hà thủ ô chế, đan sâm, bạch thược, huyền sâm, đan bì mỗi loại 10g, cam thảo, xuyên khung, thuyền y, đương quy mỗi vị 6g. Sắc tất cả các vị thuốc trên với 1 lít nước đến khi nước còn lại 450ml, chia thuốc ra làm 3 phần, sáng, trưa, chiều và uống khi bụng đang đói.
- Bài số 2: Với bài thuốc này cần những thành phần sau: Đương quy, bạch thược mối vị 10g, kinh giới 6g. Bạn hãy uống bài thuốc đơn giản này như uống trà hằng ngày sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Bài sô 3: Tương tự như cách số 2, bài thuốc này cũng dùng để uống thay trà. Cách thực hiện như sau: Thục địa 12g, hạ liên thảo, dây kim ngân 10g cho mỗi loại, đem sắc chung với nước là bạn có thể dùng khi cần.
Bên cạnh việc áp dụng những giải pháp chữa trị nêu trên, người bệnh bị nổi mề đay liên tục cần hạn chế hoặc tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn thực phẩm cay nóng, chất kích thích, sử dụng nhiều thực phẩm có tính thanh nhiệt, giải độc.
Chữa bệnh nổi mề đay thường xuyên là việc hết sức gian nan cho người mắc phải. Nhưng nếu không điều trị, bệnh sẽ đem lại những hậu quả nặng nề trên da và chính sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, ngay khi nhận thấy tình trạng bị nổi mề đay liên tục, người bệnh nên thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chỉ định giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Ngày Cập nhật 19/06/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!