Bị rong kinh uống thuốc gì để hết?
Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt không đều ở người phụ nữ. Đây là một hiện tượng phụ khoa không mấy nguy hiểm mà đa phần chị em đều đã từng gặp phải. Thế nhưng, nó mang đến nhiều nguy cơ gây viêm nhiễm và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Vậy bị rong kinh uống thuốc gì để hết? Thuốc chữa rong kinh nào mang lại hiệu quả, an toàn khi sử dụng?
Đa số chúng ta đều từng mắc phải rong kinh và thông thường, chị em sử dụng thuốc Tây, các loại thuốc có tác dụng nhanh chóng để cải thiện tình hình. Một số lại sử dụng các loại lá, thuốc Nam hay các bài thuốc Đông y để điều trị. Vậy, đâu mới là phương pháp an toàn, hiệu quả lâu dài mà chị em nên lựa chọn?
Thuốc Tây y chữa rong kinh
Thuốc Tây y là sự lựa chọn đầu tiên của chị em khi điều trị rong kinh. Hiện có nhiều loại thuốc đang được ứng dụng trong điều trị bệnh này, trong đó tiêu biểu phải kể đến một số loại như sau:
Dùng thuốc tránh thai chữa rong kinh
Tây y sử dụng một số loại thuốc giúp cầm máu, tăng cường nội tiết tố và điều chỉnh vòng kinh cho người bệnh, trong đó, thuốc tránh thai được dùng khá phổ biến.
Các loại thuốc tránh thai có chứa hormone Estrogen và Progesteron giúp ngăn quá trình rụng trứng, cản trở việc tăng sinh nội mạc tử cung, điều chỉnh vòng kinh ổn định hơn.
Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời trong một chu kỳ. Nếu sang chu kỳ tiếp theo, rong kinh vẫn diễn ra thì bạn vẫn cần sử dụng đến thuốc.
Bạn nên lưu ý, uống thuốc tránh thai để cải thiện hiện tượng rong kinh cần theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý uống bừa bởi thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bạn sau này.
Bị rong kinh uống thuốc kháng viêm không Steroid
Loại thuốc này làm hạn chế quá trình tổng hợp Prostaglandin. Đây là một chất khiến tử cung co thắt và xuất huyết, gây rong kinh. Người ta thường sử dụng hai loại là Mefenamic acid (dẫn xuất của Anthranilic) và Naproxen (dẫn xuất của Propionic acid) để cải thiện tình trạng rong kinh nhanh chóng.
Tuy nhiên, thuốc này được khuyến cáo không nên sử dụng cho các tính trạng rong kinh thực thể (do bệnh lý). Bạn nên sử dụng thuốc từ lúc chu kỳ bắt đầu cho đến khi hết rong kinh.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến những tác dụng phụ có thể xảy đến như: phù nề, suy tĩnh mạch; trầm cảm, đau nửa đầu; nám da, phát ban; kinh nguyệt thay đổi, vô kinh, xuất huyết bất thường; đầy hơi, buồn nôn, dạ dày, thay đổi trọng lượng cơ thể; giảm folate, rối loạn chuyển hóa porphyrin; nấm candida âm đạo; viêm mũi; lupus ban đỏ; tắc động mạch, xuất huyết não, nghẽn mạch máu não; thậm chí ảnh hưởng đến gan, mật, võng mạc và phổi…
Bị rong kinh uống thuốc cầm máu
Thuốc cầm máu có cơ chế hủy Fibrin và Desmopressin (DDAVP), ức chế các tác nhân đông máu, giảm hóa lỏng máu vón cục từ các tiểu động mạch nội mạc tử cung, giảm chảy máu kinh, điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, thuốc này lại không hiệu quả bằng thuốc tránh thai để ngăn chặn rong kinh.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc như:
- Đau đầu, mệt mỏi.
- Đau bụng.
- Đau lưng, đau cơ, đau khớp.
- Sổ mũi.
- Thiếu máu.
- Ngoài ra, những người có bệnh đường tiết niệu hoặc đông máu nội mạch, suy thận,…
Chữa rong kinh bằng thuốc Danazol
Đây là một loại hormone gốc Steroid có tác dụng ức chế sản xuất và hoạt động của estrogen và progestogen, chống tăng sinh nội mạc tử cung, ức chế tuyến yên gây rụng trứng.
Loại thuốc này có khả năng giảm rong kinh hiệu quả nhưng lại gây ra khá nhiều tác dụng phụ nên ít người lựa chọn để điều trị, ví dụ như:
- Tăng huyết áp, phù nề.
- Trầm cảm, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ.
- Mụn trứng cá, rụng tóc, lông rậm và mọc nhiều hơn, phát ban.
- Vô kinh, rối loạn kinh nguyệt, giảm kích thước vú, phì đại âm vật, tăng LDL.
- Buồn nôn, tăng cân, táo bón.
- Âm đạo khô rát, đau; đau vùng chậu.
- Tăng hoặc giảm bạch cầu.
- Ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng như gan, thận, mật,..
Thuốc dân gian chữa rong kinh
Bởi các loại thuốc Tây thường gây ra nhiều tác dụng phụ và hạn chế đối tượng sử dụng nên nhiều chị em cũng đã áp dụng một số mẹo dân gian để điều trị rong kinh an toàn từ một vài loại cây cỏ vườn nhà như.
- Ngải cứu: là loại lá thường được sử dụng, dễ mua, dễ kiếm, có tính ấm, vị cay, kháng viêm, điều kinh, trừ hàn thấp hiệu quả. Thông thường, người ta sử dụng ngải cứu khô sắc với nước rồi uống. Tuy nhiên, cũng có một vài bài thuốc kết hợp ngải cứu với một số vị thuốc để tăng hiệu quả cải thiện rong kinh.
Dùng 16g ngải cứu, 12g cỏ hôi, 12g ích mẫu, 12g hy thiêm, 10g hương phụ chế, đun sắc với 600ml nước và để cạn dần đến khoảng 100ml là được. Uống làm 2 lần trong ngày.
Hoặc cũng có thể đun 12g ngải cứu, 12g cao ban long, 12g bạch thược; 16g thục địa; 8g xuyên khung, 8g xuyên quy, 8g a giao, 8g hắc phụ chế; 6g thán khương với 5 chén nước, để cạn còn 1 chén; uống 2 lần trong ngày.
- Cây nhọ nồi: là loại lá được các bà, các mẹ sử dụng rất nhiều với các vấn đề về kinh nguyệt. Nhọ nồi vị chua, tính mát, cầm máu tốt nên giúp người bệnh thanh nhiệt, hóa ứ, điều kinh.
Bạn hái một nắm lá nhọ nồi, rửa sạch, để ráo nước rồi đem xay nhuyễn hoặc giã nhỏ lấy nước, uống hai lần sáng và tối trong ngày. Trong khoảng 1 tuần sẽ thấy rõ hiệu quả.
Lưu ý với những người rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, chậm tiêu hóa, đại tiện phân loãng… không được dùng nhọ nồi.
- Cây huyết dụ: Huyết dụ có tính mát, vị nhạt, hơi đắng, có tác dụng bổ huyết, cầm máu, hóa ứ, hoạt huyết nên được sử dụng nhiều trong điều trị rong kinh. Sử dụng cây huyết dụ chữa rong kinh như sau:
Lấy 20 – 25g lá cây huyết dụ tươi, rửa sạch, cắt nhỏ sau đó sắc với 200ml nước, đun cạn chỉ còn 100ml nước rồi uống làm 2 ngày 1 lần.
Thuốc Đông y an toàn, hiệu quả cho người rong huyết
Điều trị rong kinh bằng Y học cổ truyền là kết hợp các vị thuốc, các loại thảo dược từ thiên nhiên có tính hoạt huyết, hóa ứ, thanh nhiệt, bổ thận, mát gan, điều kinh, cải thiện mệt mỏi và nâng cao sức khỏe.
Trong các sách cổ, các tài liệu cổ về Đông y cho thấy có rất nhiều bài thuốc, rất nhiều vị thuốc được kết hợp để cải thiện tình trạng rong huyết kéo dài. Vấn đề sẽ được xử lý dựa vào trên cơ sở đánh vào các nguyên nhân gây bệnh như huyết nhiệt, huyết ứ, thấp nhiệt, khí uất.
Thông thường, để giải quyết rong kinh, việc đầu tiên là cầm máu, cải thiện mạch trầm nhược, giúp người bệnh không còn mệt mỏi do thiếu máu. Việc cầm máu được giải quyết nhanh chóng, khoảng một tháng. Một số vị thuốc được sử dụng giai đoạn này có thể kể đến như: hoàng bá, xuyên khung, sài hồ, ích mẫu, đương quy, bạch truật, trần bì,…
Sau khi cầm máu cho người bệnh, các bác sĩ, thầy thuốc sẽ tiếp tục dựa vào nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn gia giảm, kết hợp các vị thuốc nhằm điều kinh, ổn định vòng kinh cho bệnh nhân. Việc này có thể nhanh chóng hoặc phức tạp tùy vào nguyên nhân gây bệnh.
Nếu rong kinh xuất phát từ bệnh lý phụ khoa, các bác sĩ sẽ phải tìm hiểu về bệnh, mức độ bệnh sau đó cho thuốc. Giải quyết được bệnh, rong kinh ắt sẽ được cải thiện.
Nếu rong kinh thông thường, do rối loạn, thay đổi nội tiết, thầy thuốc sẽ kết hợp thêm các vị thuốc để cân bằng lại nội tiết tố, vòng kinh, từ đó giải quyết tình trạng rong kinh về lâu dài cho chị em.
Ngoài ra, việc bổ sung các vị tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, kích thích sản sinh nội tiết tố tự nhiên cũng vô cùng cần thiết. Sử dụng một số vị thuốc như: chi tử sao, thục địa, sơn thù, thỏ ty tử,…giúp ích rất nhiều trong vấn đề thanh lọc cơ thể, bổ thận, mát gan, giải độc.
Rong kinh là một căn bệnh phổ biến nhưng cũng không nên vì vậy mà chúng ta chủ quan, xem thường. Bất cứ một biểu hiện, thay đổi nào cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, việc chữa trị là vô cùng cần thiết. Bạn không nên tự ý sử dụng những phương pháp, loại thuốc trên mà cần phải thăm khám cụ thể và có chỉ định điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa.
Chúc các bạn sớm khỏi bệnh!
Ngày Cập nhật 06/09/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!