Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá?

Chườm đá là phương pháp giảm đau hiệu quả đối với một số chấn thương. Phương pháp này cũng được áp dụng để giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức xương khớp nói chung. Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá hay không, câu hỏi này sẽ được giải đáp trong thông tin bài viết sau.

Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá?
Chườm đá được sử dụng như phương pháp giảm đau phổ biến

Tràn dịch khớp gối là triệu chứng xảy ra sau chất thương, những biểu hiện chủ yếu là tình trạng đau nhức xương khớp, đầu gối sưng đỏ, gối bị sưng có kích thước lớn hơn đầu gối còn lại. Có rất nhiều phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối, tuy nhiên phương pháp chườm lạnh được sử dụng phổ biến để cải thiện các cơn đau cấp tính

Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá?

Chườm đá được xem là phương pháp hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm khớp gối và sưng khớp nói chung và tràn dịch khớp gối nói riêng. Khi chườm đá có thể giảm đau nhưng không thể sử dụng để điều trị các nguyên nhân cơ bản. Hiệu quả của giải pháp này là giảm tình trạng viêm và đau xảy ra sau chấn thương, hoặc giảm đau sau vận động nặng.

Cần lưu ý, thời gian chườm lạnh không kéo dài hơn 20 phút tại một thời điểm. Tác dụng của đá lạnh có thể làm tê liệt các tế bào thần kinh, từ đó giúp người bện giảm đau tại chỗ. Tuy nhiên đối với những tổn thương sâu, các mô bị tổn thương trở nên sưng tấy nghiêm trọng thì phương pháp này không mang đến hiệu quả đáng kể.

Vì thế khi người bệnh nhận thấy vùng gối cón biểu hiện đau, sưng, hoặc đỏ tím thì không nên chườm đá.  Một số trường hợp được ghi nhận giảm lưu lượng máu và co thắt mạch máu khi lạm dụng chườm lạnh liên tục để giảm đau.

Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm lạnh
Bị tràn dịch khớp gối do vận động nặng, chơi thể thao gặp chấn thương có thể chườm đá

Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá hay không, các bác sĩ cho rằng người bệnh chỉ nên áp dụng cách giảm đau này cho những cơn đau cấp tính. Chườm lạnh cũng có tác dụng tốt để giảm nhẹ triệu chứng tràn dịch do chấn thương. Không khuyến khích chườm lạnh trong điều trị các vấn đề xương khớp mãn tính. Có thể chườm lạnh theo hướng dẫn sau:

Có thể sử dụng một trong những vật dụng sau để chườm lạnh:

  • Một túi nước đá.
  • Một khăn ẩm được làm lạnh trong tủ lạnh 15 phút.
  • Một gói gel lạnh.
  • Một túi rau quả đông lạnh.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh thực hiện chườm đá mỗi lần khoảng 20 – 30 phút, mỗi lần chườm cách nhau 2 – 3 giờ. 
  • Khi chườm lạnh nên đặt đá lạnh trong khăn ẩm, không chườm đá trực tiếp lên vùng tổn thương.
  • Khi chườm lạnh, người bệnh nên kê cao chân sẽ giúp cho hệ tuần hoàn máu lưu thông tốt, tránh tình trạng sưng nề.

Sau khi chườm lạnh giảm đau, nếu tình trạng sưng nề vẫn không cải thiện thì bệnh nhân nên đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ để được đánh giá chính xác tình trạng tràn dịch ở khớp gối. Từ đó mới có thể đưa ra những giải pháp điều trị thích hợp ngăn ngừa biến chứng phát sinh.

Bị tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi?

Tùy vào nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối mà thời gian điều trị bệnh có thể lâu hoặc nhanh, nhưng bệnh không thể tự khỏi nếu không được điều trị. Việc chậm trễ trong điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: cứng khớp, teo khớp, nguy hiểm nhất có thể khiến khớp bị phá hủy. Vì thế mà người bệnh nên điều trị càng sớm càng có hi vọng hồi phục nhanh.

người bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá?
Bị tràn dịch khớp gối có thể cải thiện nhanh khi người bệnh nghỉ ngơi điều độ

Đối với những trường hợp tràn dịch khớp gối cơ bản, có thể không cần dùng thuốc mà chỉ cần dùng  dụng cụ nẹp đầu gối để cố định khớp gối. Kết hợp với việc nghỉ ngơi và ăn uống đủ đủ dinh dưỡng sẽ giúp triệu chứng biến mất sau vài tuần.

Đối với những trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, người bệnh cần nhận được hướng dẫn điều trị cụ thể từ bác sĩ. Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn bao gồm các loại thuốc đặc trị chuyên chữa tràn dịch khớp gối, hoặc chỉ định hút dịch khớp gối nếu lượng dịch quá lớn. Đồng thời bệnh nhân cần phải cố định khớp gối trong khoảng thời gian dài.

Thời gian điều trị với đối tượng này có thể kéo dài hơn 1 tháng hoặc thậm chí là nhiều hơn phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người.

Lời khuyên khi điều trị tràn dịch khớp gối

Triệu chứng tràn dịch khớp gối không đến mức lo ngại trong giai đoạn khởi phát. Tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phụ nếu người bệnh tuân thủ lịch sinh hoạt và điều trị theo hướng dẫn. Những lưu ý cần quan tâm khi điều trị tràn dịch khớp gối là:

Đối với chế độ sinh hoạt

  • Tập luyện thể thao vừa sức: Luyện tập thể dục, thể thao sẽ giúp khớp gối bệnh nhân trở nên khỏe mạnh, khí đó máu huyết lưu thông tốt thì khả năng hồi phục nhanh chóng hơn. Khi khớp gối được rèn luyện sẽ chịu được trọng lượng chèn ép lên khớp xương, giúp người bệnh không bị té ngã khi vận động
  • Chọn bài tập phù hợp: Người bị tràn dịch khớp gối nên ưu tiên những bài tập giúp tăng cường sức khỏe cơ đùi. Đặc biệt là  người thừa cân, béo phì nên chú ý tập luyện để điều chỉnh mức cân nặng hợp lý, giảm tải các áp lực đè nặng khớp gối.
  • Giữ cơ thể được cân bằng: Nên tránh các tư thế làm việc, học tập hay vận động mất cân bằng, dễ té ngã. Duy trì thói quen này sẽ tạo ra sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp xung quanh khớp và hạn chế được những áp lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.
 bị tràn dịch khớp gối có nên chườm nước đá
Cần giảm tải các áp lực lên khớp gối khi bị tràn dịch khớp gối

Đối với chế độ ăn uống

  • Người tràn dịch khớp gối nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu đạm như thịt lợn, thịt gia cầm, tôm, cua, các loại cá hồi, cá ngừ nên được ưu tiên vì chúng có thể bổ sung acid béo omega-3 cải thiện cấu trúc khớp xương.
  • Ngoài ra để tăng cường chức năng sụn khớp, người bệnh nên bổ sung nước hầm xương ống hoặc xương sườn để cơ thể tiếp nạp thêm glucosamine và chondroitin – đây là những hợp chất hỗ trợ sụn chắc khỏe tự nhiên.
  • Việc ăn các món hản sản có vỏ, uống sữa và thực phẩm chế biến từ đậu nành cũng giúp cho người bệnh có thể bổ sung được lượng canxi cần thiết cho xương chắc khỏe.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp người bệnh sáng tỏ thắc mắc “Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá?” và những lưu ý khi điều trị bệnh. Tuân thủ những nguyên tắc khi điều trị sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ tái phát và biến chứng có thể xảy ra. Sau điều trị, bệnh nhân vẫn phải thực hiện lịch tái khám 6 tháng 1 lần để tâm soát các biến chứng và bệnh mạn tính như thoái hóa khớp, gút, viêm khớp nói chung.

Ngày Cập nhật 04/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *