Búi trĩ bị sưng to và đau phải làm sao? 

Trĩ là căn bệnh thường gặp, theo thống kê có đến 55% dân số Việt Nam mắc phải căn bệnh này. Nếu không kịp thời điều trị, theo thời gian, các búi trĩ nhanh chóng bị sưng to, gây đau đớn và nhiều nguy hiểm cho người mắc bệnh. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn có cách xử lý phù hợp khi gặp phải tình trạng búi trĩ bị sưng to và đau.

Nguyên nhân khiến búi trĩ nhanh chóng sưng to và đau

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trĩ là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ nhỏ đến người già. Ban đầu, bệnh trĩ tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, chỉ có cảm giác đau rát, khó chịu ở hậu môn kèm theo chứng táo bón kéo dài. 

Nếu người bệnh không kịp thời phát hiện, bệnh sẽ tiến triển sang độ 2, độ 3 với các biểu hiện như búi trĩ bị sưng to và đau, máu chảy thành tia, búi trĩ có màu đỏ, tím sẫm hoặc đen. 

Các nguyên nhân khiến búi trĩ nhanh chóng sưng to gây đau rát khó chịu cho người bệnh thường là:

  • Hệ thống tĩnh mạch trĩ bị căn phồng quá mức, cơ vòng hậu môn bị tắt nghẹt khiến máu dồn vào búi trĩ khiến búi trĩ sưng to và sa ra ngoài hậu môn gây đau, chảy máu búi trĩ
  • Búi trĩ phát triển nhanh gây tắc nghẽn khiến việc tống phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn, nhất là khi người bệnh thường xuyên mắc táo bón khiến niêm mạch hậu môn tổn thương gây ra cảm giác đau rát khó chịu.
  • Búi trĩ sa ra ngoài khi đi vệ sinh dễ bị viêm nhiễm do tiếp xúc với các loại vi khuẩn gây bệnh làm búi trĩ nhanh chóng bị sưng to và gây đau đớn nhiều hơn.
  • Búi trĩ sa ra ngoài dễ bị nghẹt ở ống hậu môn nên dễ bị sưng to và đau hơn do quá trình lưu thông máu bị cản trở. 
Bệnh trĩ khiến người bệnh gặp nhiều đau đớn và khó chịu
Bệnh trĩ khiến người bệnh gặp nhiều đau đớn và khó chịu

Các biện pháp giảm sưng đau cho búi trĩ

 Khi búi trĩ bị sưng to và đau có rất nhiều biện pháp cải thiện tình trạng này an toàn hiệu quả mà không gây tác động xấu đến sức khỏe. Các biện pháp này bao gồm:

Ngâm hoặc tắm nước ấm

Nước ấm sẽ giúp tăng cường lưu thông máu ở vùng hậu môn nhằm giảm đau, sưng phồng và sa búi trĩ. Khi ngâm hậu môn bằng nước ấm, để tăng hiệu quả đồng thời sát trùng và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, tốt nhất nên thêm ít muối vào nước ngâm. 

Cách thực hiện như sau:

  • Cho một ít muối vào nước ấm, khuấy đều cho tan, đổ nước ra chậu 
  • Ngâm hậu môn trong chậu khoảng 15 phút, tốt nhất nên đặt hậu môn ngập hẳn trong nước
  • Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày đều đặn trong thời gian dài sẽ thấy búi trĩ bớt sưng đau.

Bên cạnh việc ngâm hậu môn, người bệnh có thể thay thế bằng cách ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm trong khoảng 15 – 20 phút. Tuy nhiên, không nên ngâm người quá lâu vì dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh giúp làm giảm nhanh cơn đau do bệnh trĩ gây ra hiệu quả
Chườm đá lạnh giúp làm giảm nhanh cơn đau do bệnh trĩ gây ra hiệu quả

Chườm đá lạnh giúp làm giảm nhanh cơn đau do bệnh trĩ gây ra hiệu quả

Chườm đá lạnh cũng là một trong những phương pháp giảm sưng đau do bệnh trĩ gây ra một cách an toàn, nhanh chóng.Với biện pháp này, bạn có thể áp dụng ngay khi cơn đau xuất hiện để không phải gánh chịu cảm giác đau rát, nhức nhối do bệnh gây ra.

Cách thực hiện:

  • Lấy vài cục đá nhỏ bọc vào một chiếc khăn sạch
  • Chườm nhẹ nhàng vào khu vực hậu môn
  • Thực hiện trong 10 phút sau đó thấm khô hậu môn bằng khăn bông mềm để tránh viêm nhiễm

Sử dụng đá lạnh sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng do hơi lạnh có thể tạm thời làm các dây thần kinh cảm giác tê liệt. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, không nên áp dụng thường xuyên. 

Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau, các loại kem bôi ngoài da cũng là giải pháp giảm đau được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn. Nếu tự ý dùng thuốc, dùng không đúng liều lượng sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Các loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc giảm đau Acetaminophen (Tylenol, Panadol), Aspirin, Ibuprofen(Advil, Motrin, Medipren)…
  • Kem bôi ngoài da chứa chất giảm đau, kháng viêm như Hemorrhostop, Proctosedyl, Titanoreine…
Bệnh nhân trĩ có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài để giảm đau
Bệnh nhân trĩ có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài để giảm đau

Giảm sưng đau bằng phương pháp dân gian

Các phương pháp dân gian cũng được nhiều người áp dụng để cải thiện tình trạng búi trĩ sưng to và đau. Một số cách giảm sưng búi trĩ thường được áp dụng là:

  • Dùng dầu hạnh nhân, dầu ô liêu: Lấy 1 miếng bông sạch, thâm các loại dầu này rồi bôi lên vùng bị trĩ. Đợi dầu thấm thì rửa sạch lại hậu môn, dùng khăn bông thấm khô nước để hậu môn được khô thoáng.
  • Dùng gel lô hội: Lấy 2 củ khoai tây đã gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, cho vào máy xay chung với 1 thìa gel nha đam. Bôi hỗn hợp này lên búi trĩ trong 10 phút rồi rửa sạch bằng nước và lau khô bằng khăn bông mềm. 
  • Dùng quả sung: Ăn sống 1 – 2 quả sung mỗi ngày kết hợp với việc bôi nhựa quả sung vùng bị trĩ. Ngoài ra, có thể dùng lá sung nấu nước, ngâm rửa hậu môn hàng ngày, cần lau khô để tránh viêm nhiễm.

Làm gì khi búi trĩ sưng to và đau?

Thực tế, các biện pháp đã đề cập chỉ có tác dụng tức thời, tức là chỉ có thể làm thuyên giảm triệu chứng trong một thời gian nhất định. Đây mới là những điều người bệnh cần làm khi búi trĩ bị sưng to và đau. Cụ thể:

1. Thăm khám bác sĩ

Khi mắc bệnh trĩ, nhiều người thường có tâm lý e ngại trông chờ bệnh sẽ tự khỏi nên không thăm khám bác sĩ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trĩ không thể tự khỏi, các búi trĩ sẽ ngày một sưng to và gây đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh. 

Do đó, ngay khi có các triệu chứng của bệnh trĩ, bệnh nhân nên nhanh chóng thăm khám để được kịp thời điều trị. Thông thường, với trường hợp nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt. Với trường hợp mắc trĩ độ 3, độ 4 phải có các biện pháp can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật để điều trị. 

Khi có các triệu chứng của bệnh trĩ, việc đầu tiên bệnh nhân cần làm là thăm khám bác sĩ
Khi có các triệu chứng của bệnh trĩ, việc đầu tiên bệnh nhân cần làm là thăm khám bác sĩ

Tuy nhiên, nếu người bệnh điều trị bằng y học cổ truyền thì những trường hợp bị nặng như độ 3, độ 4 vẫn có thể chữa được bằng thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang. Chỉ khi đã gặp phải biến chứng nghiêm trọng kèm theo như áp xe, viêm nhiễm thì mới phải lựa chọn phương pháp đường cùng là cắt trĩ.

2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh. Song song với việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, để búi trĩ bớt đau và ít sưng hơn, nên thay đổi chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Tăng cường ăn nhiều chất xơ để phân dễ di chuyển trong ruột nhằm hạn chế táo bón. Các thực phẩm này bao gồm bí ngô, bắp cải, cải xanh, đậu phụ, đu đủ, cam, chuối, táo, ngô, lê…
  • Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu sắt để tránh thiểu máu qua các thực phẩm như cá ngừ, nho khô, mơ khô, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen, gan, cua hấp, gà, hạt vừng, hạt điều, hạt hướng dương… 
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm nhuận tràng để hỗ trợ tiêu hóa. Các thực phẩm này là khoai lang luộc, cam, quýt, bưởi, mùng tơi, rau dền, rau đay, rau lang… 
  • Hạn chế ăn mặn đặc biệt là các món nhiều muối, các gia vị cay nóng như tiêu ớt để tránh làm các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. 
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường như đồ chiên, cơm tấm, bánh ngọt, kẹo, socola vì dễ gây kích ứng và ngứa hậu môn.

3. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, khi búi trĩ bị sưng to và đau hơn, người bệnh còn phải thay đổi thói quen sinh hoạt của mình cho phù hợp. Để cải thiện triệu chứng của căn bệnh này, cần:

  • Tránh các hoạt động gây tác động xấu lên tĩnh mạch hậu môn như mang vác nặng nhọc, đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài, rặn mạnh khi đi ngoài…
  • Rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh thay vì dùng giấy vệ sinh mỗi lần đi đại tiện xong. Việc dùng nước rửa hậu môn sẽ giúp làm sạch và hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào búi trĩ tốt hơn nhiều so với việc dùng giấy vệ sinh.
  • Tăng cường vận động cơ thể bằng các bài tập nhẹ nhàng, có thể lựa chọn các bài tập như đi bộ nhanh, tập yoga, bơi lội… 
  • Nếu phải ngồi nhiều, tốt nhất nên chuẩn bị riêng cho mình một tấm đệm lót mông vừa vặn. Việc bạn thường xuyên ngồi trên các vật cứng như sàn nhà, ghế gỗ chính là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của búi trĩ. 

4. Thực hiện các bài tập tại nhà

Để gia tăng hiệu quả cho việc điều trị, các bài tập tại nhà sẽ hỗ trợ đắc lực để bạn giảm thiểu các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra. Một số bài tập mà người bệnh trĩ không thể bỏ qua là:

  • Bài tập 1: Nằm thẳng người, thả lỏng toàn thân, bắt đầu thực hiện co thót hậu môn. Khi hít vào thì co vùng cơ hậu môn lại rồi thả lỏng khi thở ra. Thực hiện kiên trì 2 lần/ngày, mỗi lần 20 nhịp. 
  • Bài tập 2:  Hít sâu, ép chặt môn, đùi, lưỡi áp vào hàm trên, tiến hành co thắt, thóp hậu môn lại đồng thời nín thở. Giữ tư thế này trong vài giây rồi thở ra, buông lỏng hậu môn và đưa lưỡi về trạng thái bình thường. Có thể thực hiện ở mọi tư thế như ngồi, đứng, nằm. Kiên trì thực hiện 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 40 nhịp để thấy hiệu quả. 

Những lưu ý khi búi trĩ sưng to và đau

búi trĩ bị sưng to và đau phải làm sao
Tránh xa thuốc lá nếu không muốn tình trạng bệnh của mình thêm nghiêm trọng hơn

Khi búi trĩ sưng to gây nhiều đau đớn, để không khiến tình trạng này thêm nghiêm trọng hơn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia khi mắc trĩ, chúng sẽ chỉ khiến các mạch máu trương căng và làm các triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng hơn mà thôi.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, tốt nhất là từ 1,5 – 2 lít nước tùy vào trọng lượng và cường độ vận động của cơ thể.
  • Hạn chế các bài tập vận động nặng như đẩy tạ, gym để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
  • Hạn chế sinh hoạt tình dục khi búi trĩ sưng to và đau, đặc biệt, tuyệt đối không quan hệ qua đường hậu môn trong thời gian điều trị.
  • Cần tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất nên đi cầu 1 lần/ngày vào buổi sáng. 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc búi trĩ bị sưng to và đau phải làm sao. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được kịp thời điều trị. Tuyệt đối không nên vì chướng ngại tâm lý mà chủ quan thờ ơ trước tình trạng bệnh của mình.

=> Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 07/06/2024

Bình luận (30)

  1. Danh says: Trả lời


    Ai từng chữa trĩ bên trung tâm thuốc dân tộc chưa? Cho tôi xin ý kiến đánh giá. Tôi đang định chữa bên này

    1. Tùng Lâm says: Trả lời


      nhân viên nhiệt tình, bác sĩ chu đáo, thuốc tốt, đã chữa khỏi bệnh nha

    2. Phan says: Trả lời


      Bên này thuốc dùng chất lượng yên tâm mà hiệu quả bạn ạ. Cơ bản họ là đơn vị nghiên cứu chứ kp bốc thuốc như mấy ông thầy lang :)) Mình dùng 2 tháng thấy gần khỏi hoàn toàn rồi, đang dùng nốt liệu trình

  2. Ly Hương says: Trả lời


    Cho mình hỏi Thăng trĩ Dưỡng huyết thang có phải là thuốc thang xong phải đun sắc không?

    1. Song Anh says: Trả lời


      Nó vốn là thuốc thang nhưng nếu bạn bận không có thời gian, hoặc lười sắc thuốc (như mình) thì bảo hộ bào chế thành dạng bột cho. Đấy là thuốc uống. Còn thuốc ngâm thì nó có trong túi lọc chỉ cần bỏ ra cho nước nóng vào là được

      1. Ly Hương says:


        Cảm ơn bạn. Vậy để mình tham khảo xem sao

  3. Kiên Lê says: Trả lời


    Mình đang dùng thuốc thăng trĩ dưỡng huyết thang, thây có đỡ nhưng hơi lỉnh kỉnh vì phải dùng cả thuốc uống lẫn thuốc ngâm. Giá như bên trung tâm thuốc dân tộc tối giản đi các bước được thì tốt.

    1. Mạnh says: Trả lời


      Sở dĩ phân ra 2 loại là có chủ đích cả mà bạn. Kp không tối giản được mà bỏ đi 1 trong 2 thì mất luôn ý nghĩa của phương pháp ấy. Mình bớt lười là được thôi chứ mình dùng thấy k có gì phức tạp cả

    2. Nguyễn Ngọc Toàn says: Trả lời


      dùng cũng đơn giản mà bạn. thuốc ngta còn bào chế sang dạng tiện lợi hơn rồi còn chả phải đun sắc ấy. có mỗi việc lấy ra pha rồi dùng thôi mà cũng lười thì chịu

  4. Hoàng Minh Hiếu says: Trả lời


    Búi trĩ của mình giờ không chỉ sưng to mà lúc đi đại tiện hậu môn còn chảy rất nhiều máu nữa, đỏ lòm cả nước bồn cầu luôn ấy. tình hình vậy có còn chữa bằng thuốc được không ạ hay phải cắt trĩ? hic mình chủ quan quá trước k chữa trị gì nên giờ thành vậy…

    1. Ngọc Hải says: Trả lời


      phải đi khám thì mới rõ được. nếu chưa bị viêm nhiễm hay biến chứng nào khác thì vẫn dùng thuốc được, nhưng chỉ dùng đông y điều trị dần dần mới khỏi. còn chỗ búi trĩ bị lsao rồi thì khả năng cao là bạn phải cắt đấy.

      1. Hoàng Minh Hiếu says:


        Thuốc Đông y cụ thể là thuốc gì bạn ơi với mua ở đâu vậy???

      2. Ngọc Hải says:


        trong bài có đấy bạn đọc kỹ đi rồi hẵng hỏi. khám với cắt thuốc thì ra Trung tâm Thuốc dân tộc.

  5. Hoàng Thanh Huyền says: Trả lời


    Ôi vừa sinh xong em bé cũng bị trĩ đây, bé nhà em cũng được 3 tháng rồi nhưng vẫn đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ tưởng không có thuốc điều trị sợ ảnh hưởng đến con nên em phải cố chịu đựng, chứ thấy trĩ lòi ra, đi vệ sinh thì đau rát. Thử ngâm mấy cái nước thuốc là rồi mà cũng không đỡ. Khổ tâm thực sự.

    1. Ánh Tuyết says: Trả lời


      mình cũng đang bị trĩ sau sinh đây. trông con đã mệt rồi mà cơ thể còn khó chịu. mà cũng chả dám uống gì. không biết dùng thuốc đông y thì có được không.

    2. Kiều Trinh says: Trả lời


      Thế thử dùng bài thăng trĩ dưỡng huyết thang đi mom. thuốc đông y an toàn mà cũng k lo ảnh hưởng tới sữa hay mất sữa đâu.

      1. Hoàng Thanh Huyền says:


        Thôi vẫn sợ lắm ạ em chả dám uống gì vào người đâu ý.

      2. Kiều Trinh says:


        bài thuốc kia có cả thuốc ngâm mà. bé mới 3 tháng thì bác sĩ cũng chỉ cho mom dùng thuốc ngâm thôi ý. từ 6 tháng trở lên mới kết hợp cả thuốc uống. với cả thuốc này là ở trung tâm thuốc dân tộc, mom đến bác sĩ Lan là nguyên trưởng khoa ở bv y học cổ truyền khám đàng hoàng rồi mới kê đơn nên cứ yên tâm.

      3. Hoàng Thanh Huyền says:


        Địa chỉ bên trung tâm thuốc dân tộc ở đâu vậy ạ?

      4. Kiều Trinh says:


        Trong bài có kìa bạn ơi
        Tại Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan – Phường 2 – Phú Nhuận | (028) 7109 3399 | 096 1825 886
        Tại Hà Nội: B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định – Thanh Xuân | (024) 7109 7799 | 0962 448 569
        Tại Quảng Ninh: 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long, Quảng Ninh | (0203) 657 0128 | 097 2606 773

  6. Vânn Anhh says: Trả lời


    xin hoi chua bang thang tri duong huyet thang mot thang het bao tien va toi muon mua thi lam ntn nhi?

    1. Thu Trang says: Trả lời


      bác muốn biết hết bao nhiêu phải đến khám mới biết được chứ, tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc ngâm, thuốc uóng phù hợp với cơ địa nữa.

  7. Lanh says: Trả lời


    toi thay co cuc thit thua o hau mon, moi khi di ve sinh thuong thay dau rat, phai an vao thi thit moi thut vao. Cho hoi day co phai tri khong

    1. Ninh Linh says: Trả lời


      sa búi trĩ chắc rồi. đi vệ sinh có ra máu không?

      1. Lanh says:


        co di ngoai ra mau. ban dau minh tuong la bi tao bon lau xog ran manh nen moi bi nut hau mon thoi

    2. Hoàng Nga says: Trả lời


      Bạn đi khám đi. Nếu có cục lồi ra như thế thì là trĩ rồi. Chữa sớm đi bạn ạ không sau nó nặng lên là phức tạp lắm

      1. Lanh says:


        minh ngai di kham lam ay. 🙁 mot lan kham tri thi gom nhung gi ha ban?

      2. Hoàng Nga says:


        Có khám lâm sàng (bác sĩ hỏi han một số vấn đề) với kiểm tra qua tình trạng hậu môn của mình. Sau đấy thì đi xét nghiệm nội soi với siêu âm bạn ạ. Cũng đáng sợ thật nhưng mà có bệnh thì phải cố mà chữa thôi bạn ạ. 🙂

      3. Lành says:


        ban kham o dau? bac si nam hay nu vay?

      4. Hoàng Nga says:


        Tôi khám bên Bạch Mai, bác sĩ nữ. Nhưng mà tùy phòng bạn ơi, với các bác sĩ cũng xoay ca mà có phải lúc nào cũng là bác sĩ đó khám đâu. Thôi cố vượt qua bạn ạ, tôi ban đầu cũng đấu tranh tư tưởng mãi vì ngại vs sợ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *