Các bệnh về da đầu thường gặp – Cách nhận biết và điều trị
Các bệnh về da đầu thường gặp như á sừng, nấm da đầu, gàu, viêm chân tóc… có nhiều biểu hiện tương tự như nhau, nếu không phân biệt kỹ rất dễ gặp phải sai lầm trong điều trị. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết về những dấu hiệu hiệu nhận biết và phương hướng điều trị hiệu quả với mỗi vấn đề khác nhau ở da đầu.
Da đầu là một trong những vùng da dễ mắc phải các vấn đề da liễu khó điều trị nhất. Phần lớn bệnh ở da đầu đều dẫn đến các hậu quả chung là rụng tóc, ngứa, tổn thương bề mặt da… Chính vì thế việc điều trị chậm trễ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến người bệnh kém tự tin do kém thẩm mỹ.
Các bệnh về da đầu thường gặp nhất
Tình trạng bong da, ngứa ngáy, rụng tóc, da đầu tiết bã nhờ là những dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh về da đầu. Trong đó ở mỗi triệu chứng bệnh lý sẽ có những đặc trưng riêng mà người bệnh cần chủ động theo dõi. Theo thống kê của Viện Da liễu, những vấn về da đầu được thăm khám nhiều nhất gồm có:
Bệnh vẩy nến da đầu đặc biệt khó điều trị
Vảy nến là triệu chứng da liễu xảy ra do các rối loạn trong hệ thống miễn dịch. Điều này làm các tế bài thượng bì phát triển quá nhanh, tạo ra những mảng da dư thừa và cơ thể không đào thải kịp những tế bào cũ, khiến các lớp thượng bì nằm chồng chất lên nhau. Vảy nến là căn bệnh ám ảnh nhiều bệnh nhân do đặc tính khó trị và dễ tái phát của nó.
Bệnh có biểu hiện dễ nhận biết là các mảng vảy màu trắng bạc bong tróc trên nền da đỏ và khô. Người bệnh vảy nếu có các vùng da nhẵn bóng không có tóc, kém theo tình trạng ngứa, nóng rát da đầu dữ dội. Tổn thương có nguy cơ lan rộng ra toàn bộ da đầu và các khu vực lân cận khi không được điều trị khắc phục sớm.
Các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến nhằm mục đích ngăn chặn sự phát triển quá mức các tế bào da. Từ đó làm giảm sự hình thành mảng bám, vùng viêm sau khi bong vảy. Các loại thuốc dùng điều trị vảy nến như corticoid bôi, Liệu pháp vitamin D,, axit salicylic, Anthralin hay etinoids bôi có thể loại bỏ các mô da phát triển dư thừa, làm cho da mượt mà hơn.
Với những trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả, phương pháp điều trị khác như: Liệu pháp ánh sáng (đèn chiếu),Liệu pháp Goeckerman, Photochemotherapy hoặc psoralen kết hợp với tia cực tím A (PUVA)…
Những phương án điều trị vảy nến mãn tính được chỉ định sau phân loại, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và các vùng da ảnh hưởng. Bắt đầu bằng phương thức điều trị đơn giản như dùng kem bôi, kết hợp song song với liệu pháp ánh sáng tia cực tím (đèn chiếu). Nếu vẫn không có cải thiện, người bệnh được áp dụng các phương pháp điều trị tác dụng mạnh hơn.
Bệnh á sừng da đầu gây bong tróc, ngứa ngáy
Trong số những bệnh lý về da đầu, á sừng là bệnh lý dễ bị nhầm lẫn với vảy nến. Bệnh xảy ra khi người bệnh thường xuyên để da đầu tiếp xúc với các hóa chất độc hại từ môi trường, do da tiết bã nhờn, hoặc do yếu tố di truyền thúc đẩy bệnh phát triển.
Điểm đặc trưng của bệnh á sừng là những lớp da dày sừng đóng vảy màu trắng, nghiêm trọng hơn khi triệu chứng gây ra tình trạng nứt da, đỏ da khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu. Thực chất đây là những biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa dị ứng tại vùng da đầu.
Á sừng không nguy hiểm, nhưng nguy cơ bệnh lan rộng ra các vùng da khác và ảnh hưởng đến khuôn mặt có tiến triển rất nhanh. Vì thế người bệnh cần thăm khám sớm nếu nhận thấy vùng da đầu xuất hiện nhiều vẩy trắng xếp lớp, tình trạng da đầu khô khiến các vẩy trắng bong tróc thành các lớp sừng non, màu đỏ,…
Điều trị: Để điều trị khắc phục bệnh á sừng, các bác sĩ điều trị sẽ dựa vào tình hình để kể đơn thuốc bôi chữa bạt sừng, kết hợp với dùng kháng sinh, thuốc kháng nấm khi vùng da đầu có nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
Những loại thuốc điều trị á sừng có tác dụng tốt bao gồm: Acid Salicylic, thuốc kháng nấm tại chỗ như Clotrimazol, Miconazole hay Nystatin. Hoặc sử dụng Calcipotriol 0,005% ( dẫn xuất vitamin D3 tổng hợp) giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào da gây bong tróc.
Da đầu bị gàu mạn tính
Gàu có thể xem là tình trạng phổ biến nhất trong số các bệnh về da đầu, vì thế người bệnh thường chủ quan trong điều trị triệu chứng này. Khi không chữa sớm, gàu có thể phát triển thành bệnh mạn tính với triệu chứng bong tróc nghiêm trọng. Tình trạng này có thể từ mức độ nhẹ đến nặng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng rụng tóc kéo dài do lớp sừng ở da đầu bị khô và suy yếu.
Mặc dù gàu không ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng triệu chứng khó điều trị và khiến người bệnh ngại giao tiếp. Những tác nhân thúc đẩy gàu phát triển là nấm hoặc do kích ứng khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc, dầu gội đầu, thuốc tạo kiểu tóc…
Điều trị: Người bệnh thường có xu hướng nhầm lẫn bệnh gàu với nấm da đầu, viêm da tiết bã. Phương pháp điều trị đúng cách là kết hợp chăm sóc da đầu và loại trừ tác nhân gây gàu. Người bệnh cần gội đầu thường xuyên với dầu gội đầu để trị gàu. Trường hợp gàu nặng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng kem steroid hoặc kem chống nấm như ketoconazole hay zinc pyrithione.
Bệnh nấm da đầu (do nấm Candida)
Nấm da đầu là bệnh về da đầu xảy ra phổ biến ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Những tác nhân thúc đẩy sự phát triển của bệnh là môi trường ẩm ướt, do khói bụi ô nhiễm, thói quen ít gội đầu… Tình trạng vệ sinh kém sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm – phổ biến là nấm Candida tấn công gây ra chứng viêm da đặc trưng. Người bệnh nhận biết nấm da đầu thông qua những biểu hiện sau:
- Ngứa và rụng tóc kéo dài.
- Da đầu có gàu, có nhiều vùng vảy màu trắng
- Vùng da đầu có các đốm đỏ nổi li ti.
- Da đầu trong tình trạng nhờ rít và ẩm ướt.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng sau khi gãi ngứa.
Các trường hợp nấm da đầu nhẹ không gây ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt của người bệnh. Điều trị nấm da đầu đơn giản bằng các loại kem chống nấm kết hợp với dầu gội đặc trị nấm da đầu. Mục đích điều trị nấm da đầu là ngăn ngừa nấm xâm nhập vào các sợi tóc và tế bào da đầu. Người bệnh có thể tái phát bệnh khi không tiêu diệt bào tử nấm triệt để.
Điều trị: Phương pháp điều trị kết hợp thuốc bôi và thuốc uống mang lại hiệu quả kháng nấm cao hơn. Trong đó các loại thuốc bôi trị nấm da đầu được sử dụng gồm có: Clotrimazol, Ketoconazole, Miconazol, Fluconazole, Naftifine. Đối với nhóm thuốc uống, có hiệu quả tốt nhất là Griseofulvin, Terbinafine .
Bệnh viêm da tiết bã nhờn ở đầu
Viêm da tiết bã là bệnh về da đầu xảy ra do mất cân bằng sinh lý là chủ yếu. Tình trạng viêm da tiết bã có thể phát triển ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, chủ yếu là những vị trí tập trung nhiều bã nhờn như mặt, da đầu, lưng, nách, bẹn.
Nguyên nhân gây bệnh do vệ sinh kém, vùng da ẩm ướt tạo điều kiện cho khuẩn Malassezia ovale (Malassezia furfur) và P. acne xâm nhập. Những dấu hiệu ban đầu người bệnh nhận diện gồm: da đầu nhờn và ẩm ướt, chân tóc có nhiều dầu, bóng nhờn, xen lẫn với những vùng da khô. Sau khi gội đầu, vùng da có thể đóng vảy, bong tróc, ngứa nghiêm trọng và rụng tóc.
Bệnh có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh với đặc trưng là những vảy màu vàng trên da đầu, bệnh còn được gọi là cứt trâu ở trẻ nhỏ. Những triệu chứng của bệnh có bùng phát mạnh mẽ vào mùa đông. Phương pháp điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc kháng chứa corticoid giúp giảm triệu chứng
Điều trị: Ngoài ra nhóm thuốc có Isotretinoin cũng có tác dụng hoạt động bài tiết chất bã. Tuy nhiên các nhóm thuốc bôi ngoài da có thể gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt khi tác dụng với làn da trẻ em. Để thử phản ứng thuốc, người bệnh nên sử dụng thử nghiệm lượng thuốc nhỏ lên vùng da tay. Sử dụng kết hợp viên bổ sung kẽm hoặc vitamin sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
Bệnh chàm da đầu (Chàm eczema)
Chàm eczema là bệnh xảy ra ở mọi vị trí trên cơ thể, bệnh đặc biệt có điều trị khi xảy ra ở da đầu. Chàm da đầu thường xảy ra khi người bệnh giảm tiết bã nhờn ở da đầu khiến vùng da bị khô, nhạy cảm, dễ bị kích ứng và nhiễm trùng.
Chàm da đầu thường xuất hiện kèm theo triệu chứng bong da và ngứa ngáy khó chịu. Những biểu hiện đặc trưng khác của bệnh là:
- Mảng da xuất hiện các mảng đỏ, tiết nhiều chất nhờn.
- Da đầu tiết dịch màu vàng
- Rụng tóc, vùng da bị sưng nề đỏ.
- Cảm giác bỏng rát, ngứa ngáy.
- Phát triển các mảng da nhờn trên da.
Điều trị: Nguyên tắc điều trị bệnh chàm da đầu bằng thuốc bôi giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ bùng phát triệu chứng. Trong đó nhóm thuốc bôi chứa Corticosteroid giúp chống viêm có steroid, giúp giảm ngứa và khó chịu trên da. Để tránh những kích ứng không mong muốn trên da đầu, người bệnh chỉ nên sử dụng Corticosteroid có nồng độ dưới 1%.
Các loại Corticosteroid đường bôi dùng điều trị chàm da đầu là: Mometasone, Fluocinolone acetonide, Betamethasone,…Các loại thuốc uống kháng sinh, kháng nấm sẽ được chỉ định nếu vùng da bị bệnh có biểu hiện bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần kết hợp chăm sóc và cách ly vùng da bị bệnh để tránh lây lan.
Bệnh viêm chân tóc gây rụng tóc nhiều
Viêm chân tóc gây ra tình trạng rụng tóc nghiêm trọng, bệnh xảy ra khi phần nang tóc bị viêm. Những người có làn da nhiều dầu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân gây viêm chủ yếu là do vi khuẩn staphylococcus aureus gây ra, những tác nhân phụ như vi khuẩn gram âm, nấm trichophyton….
Bệnh bùng phát mạnh mẽ khi gặp các điều kiện thúc đẩy như: bụi bẩn, độ ẩm, khí hậu nóng, thói quen bịt kín da đầu, thường xuyên đổ mồ hôi. Ngoài ra đối tượng thường xuyên sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (corticoid), người dùng kháng sinh trong thời gian dài, bệnh nhân đái tháo đường,… đều là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm chân tóc là tình trạng chân tóc có nốt sẩn nhỏ, xùng quanh chân tóc có vẩy và ngứa dữ dội, người bệnh rụng tóc nhiều, nghiêm trọng hơn là chứng lở loét da đầu. Viêm chân tóc có thể phát triển thành bệnh mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Các biến chứng của bệnh là tình trạng hói từng mảng da đầu, suy nhược thần kinh, giảm sút trí nhớ…
Điều trị: Điều trị viêm chân tóc cần có sự kết hợp giữa sử dụng thuốc và chăm sóc da đầu. Bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng khuẩn tại chỗ, kết hợp với thuốc uống kháng histamin (loratadin, fexofenadin, chlopheniramin…)
Để tránh bệnh tái phát, người bệnh cần có chế độ gội đầu, chăm sóc da đầu hợp lý. Sử dụng các dầu gội đặc trị gàu 2 – 3 lần/tuần, tránh gội đầu nhiều lần trong một ngày. Song song đó giữ da đầu luôn khô ráo, không ủ mồ hôi sẽ giúp bệnh có chuyển biến tích cực hơn.
Những bệnh da đầu thường gặp kể trên đều gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt người bệnh. Hầu hết các triệu chứng đều có khả năng tái phát và chuyển sang mạn tính khi không được điều trị sớm. Vì thế người bệnh cần trang bị kiến thức để có biện pháp dự phòng từ sớm.
Trường hợp có biểu hiện nghi ngờ các triệu chứng kể trên, người bệnh nên tìm đến các chuyên khoa Da liễu để nhận được tư vấn và hướng dẫn điều trị đúng hướng để kiểm soát bệnh.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!